
Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Khu bảo tồn này nằm ở phía Đông Bắc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Được đưa vào khai thác du lịch từ năm 1998 và hiện là một trọng điểm du lịch của Quốc gia Việt Nam.
Từ năm 1960, một tuyến đê dài hơn 30 km được đắp bên phía tả ngạn để trị thủy sông Đáy, biến Vân Long thành một vùng đất ngập nước rộng 3.500 ha, kéo những loài chim di trú dừng chân kiếm ăn trên đường tránh rét. Những quả núi bị cô lập thành những đảo đá giữa thung nước mênh mông đã “tình cờ” trở thành cứu cánh cho nhiều loài động, thực vật thoát khỏi bàn tay triệt phá của con người.

Năm 1999, Vân Long trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, được ghi trong danh sách các khu bảo vệ đất ngập nước và danh mục hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Hiện tại, Vân Long được chính phủ Hà Lan, Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng quý hiếm Cúc Phương hỗ trợ việc bảo tồn các loài thú quý hiếm.
Khu Vân Long có nhiều hang động đẹp, hang động lớn có giá trị phát triển du lịch như: Hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh. Hang Cá là một hang nửa chìm nửa nổi là hang xuyên thủng dài 250 m, cao 8 m, rộng 10 m là một hang lớn rất đẹp.
Với diện tích gần 3.500 ha, Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long hiện đang có hàng ngàn động, thực vật, thủy sinh lưu trú.

Hệ động thực vật của Vân Long rất đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá vôi và đất ngập nước của châu thổ sông Hồng.

Hệ sinh thái thực vật tại Vân Long có 722 loài, trong đó 687 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 451 chi, 144 họ và 35 loài thực vật thủy sinh.

Đặc biệt, có 8 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996) là kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổ, sắng bách bộ, mã tiền, hoa tán, sưa Bắc bộ.

Khu bảo tồn Vân Long với đa dạng sinh học gồm 100 loài, 39 họ, 13 bộ chim và hiện nay có hàng vạn con cò bợ, cò ruồi, cò trắng thường xuyên kiếm ăn ở bãi sình lầy. Vùng đất ngập nước nơi đây chính là chỗ trú ngụ của các loài chim nước di cư hàng năm. Bên cạnh đó Vân Long còn là khu vực sinh sống của quần thể voọc quần đùi (Trachypithecus delacouri) lớn nhất ở Việt Nam với khoảng trên 100 cá thể. Voọc quần đùi trắng là loài quý hiếm đã được sách đỏ thế giới ghi danh.

Bình minh ở đầm Vân Long hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên, vắng vẻ và tĩnh lặng. Đây là một chốn dừng chân đầy lý thú đối với những ai ưa khám phá thiên nhiên và muốn hòa mình vào núi non, sông nước.
Vân Long là nơi sở hữu 2 kỷ lục của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam năm 2010: “Nơi có số lượng cá thể voọc mông trắng nhiều nhất” và “Nơi có bức tranh tự nhiên lớn nhất”.
Minh Đức
-
Thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch xanh
-
Lễ hội Hoa Ban ở Điện Biên chào đón du khách
-
Cảng khách Ao Tiên, Vân Đồn miễn phí vé qua cảng cho người dân 5 xã đảo
-
Lên Mẫu Sơn ngắm hoa đào sau Tết
- Hoa Sơn Tra huyện Mù Cang Chải nở trắng rừng thu hút du khách
- Thung Nham điểm du Xuân thú vị khi tới Ninh Bình
- Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội Cua Cà Mau
- Du khách Việt được miễn phí vé tham quan di tích cố đô Huế ngày Quốc khánh 2/9
- Thúc đẩy du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát hỗ trợ xây dựng Nông thôn mới tại địa phương
- TechFest 2022 với chuỗi 20 sự kiện tại Nha Trang
- Nghệ An: Hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ chính sách phát triển du lịch cộng đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai thúc đẩy thị trường bất động sảnThủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
-
PVFCCo long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lậpChiều ngày 27/3, tại TP.HCM, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (28/3/2003 – 28/3/2023) với chủ đề “Hành trình 20 năm cho mùa bội thu”.
-
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại lên hòn núi cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Thấm nhuần lời dạy đó, các thanh niên dân tộc Thái ở xã Mường Mô (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã tập hợp, đoàn kết lại với nhau để phát triển mô hình nuôi cá kết hợp với du lịch, bước đầu mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khá.
-
“Xốc” lại công tác quảng bá, sáng tác văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu sốViệc đầu tư phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nam Bộ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa phát triển đúng tầm vì thiếu sức người sức của; các tác phẩm chưa được phổ biến rộng rãi vào đời sống đồng bào, nhất là lớp trẻ.
-
Ngành tài chính đã nỗ lực khơi thông huyết mạch, thúc đẩy phát triển kinh tếCông tác tài chính - ngân sách nhà nước và quản lý nợ công đã có những đóng góp quan trọng, quyết định đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
-
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Mỹ giảm 2 con sốTrong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ đạt 784,6 triệu USD, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Góp ý sửa đổi về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau hơn 8 năm áp dụng, Luật Đất đai năm 2013 đã có đóng góp tích cực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định tình hình quản lý đất đai của nhà nước cũng như tạo được hành lang pháp lý an toàn giúp cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất, các quyền tài sản khác gắn liền với đất. Bên cạnh những đóng góp tích cực thì vẫn còn một số quy định chưa phù hợp với thời kỳ đổi mới, chưa đáp ứng được nhu cầu của cơ quan quản lý...
-
Chủ tịch nước: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột pháSáng 27/3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao - cơ quan xét xử cao nhất của nước ta. Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
-
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để hoàn thành các mục tiêu phát triểnThủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ việc xây dựng pháp luật phải tạo hành lang pháp lý, tháo gỡ được các điểm nghẽn phục vụ cho phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đi đôi với kiểm tra, giám sát.
-
Thay đổi thói quen của nông dân để bảo vệ môi trường và sức khoẻ(Tapchinongthonmoi.vn) - Một số thói quen của nông dân hiện nay như: Lạm dụng phân bón hóa học, đốt rơm rạ sau thu hoạch, vứt rác thải ngoài đồng ruộng, đốt than sưởi ấm, vứt rác thải sinh hoạt hàng ngày… rất có hại cho môi trường sống và sức khỏe của người dân. Điều đó đặt ra yêu cầu phải thay đổi một số thói quen của người nông dân để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn và phát huy vai trò của Hội Nông dân Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu đó.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh