70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não
Cách đây 70 năm, tại lòng chảo Điện Biên, quân và dân ta đã bước vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với thực dân Pháp. Trải qua 3 đợt tiến công với biết bao gian nan, thử thách, trải qua 56 ngày đêm với biết bao mất mát hy sinh, quân và dân ta đã đánh bại quân xâm lược, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng đúng đắn, sinh động cho đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Đảng ta. Đồng thời, cũng là một cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng, khốc liệt, thử thách lòng quả cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc Việt Nam trước đội quân xâm lược hùng mạnh.
Cuộc đấu trí cân não
Cho đến năm 1953, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi quan trọng. Từ chiến dịch phản công Việt Bắc Thu – Đông năm 1947, đến chiến dịch Biên giới 1950, chiến dịch Hoà Bình 1951 và chiến dịch Tây Bắc 1952, quân và dân ta đã cơ bản giành được quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. Trong khi đó, thực dân Pháp đã 6 lần phải thay tổng chỉ huy quân đội Pháp ở chiến trường Đông Dương mà vẫn không đạt được ý định, mục tiêu đề ra.
Liên tiếp thất bại trên chiến trường, Chính phủ Pháp đã chán nản, nhân dân Pháp biểu tình phản đối, binh lính mệt mỏi buộc những người cầm quân của nước Pháp không thể bình tĩnh được nữa, buộc họ phải gấp rút đưa ra một chiến lược mới, kết thúc sớm cuộc chiến tranh. Nava được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương thay cho tướng Salan.
Sau một tháng nhận chức, Nava đã thiết kế lại toàn bộ chiến lược trên chiến trường Đông Dương với một bản Kế hoạch mới mang tên Kế hoạch Nava. Nava tin tưởng và hy vọng rằng, sẽ giải quyết xong vấn đề Đông Dương trong 18 tháng, tìm một lối thoát danh dự cho nước Pháp. Nava công khai thừa nhận rằng, Việt Minh có thế chủ động chiến dịch. Theo bản kế hoạch này, Nava sẽ mở chiến dịch để làm chủ đồng bằng Bắc Bộ.
Lúc này ta và địch bước vào cuộc đấu trí cân não để giành quyền chủ động trên chiến trường. Trong khi Nava tập trung lực lượng để đánh chiếm đồng bằng Bắc Bộ, thì Bộ Chính trị đã ban hành kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953 – 1954. Theo đó, một mặt chúng ta đẩy mạnh chiến tranh du kích buộc chúng phải dồn sức đối phó ở đồng bằng. Mặt khác, ta mở các chiến dịch đánh vào những nơi địch sơ hở, tương đối yếu buộc chúng phải phân tán lực lượng ra đối phó.
Tiến sĩ Sử học Hoàng Thị Hồng Nga (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, thực dân Pháp lâm vào mâu thuẫn giữa tập trung vào phân tán lực lượng. Do vậy sẽ dẫn tới sơ hở ở một số địa bàn như Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào hay Bắc Tây Nguyên. Quân ta lựa chọn những hướng tiến công đó nên sẽ mở các cuộc tấn công vào các hướng đó, buộc Pháp phải phân tán lực lượng.
Để phân tán lực lượng địch, ta đã mở các cuộc tiến công trên 5 hướng: Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào – Đông Bắc Campuchia và Bắc Tây Nguyên. Như vậy, thực dân Pháp không thể tập trung lực lượng ở Đồng bằng Bắc Bộ mà phải chia nhỏ lực lượng, phân tán binh lực ra để đối phó với ta. Đây là một chủ trương rất sáng suốt, một đòn cân não với người Pháp.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Đông (Học viện Quốc phòng) phân tích, về so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch trên toàn chiến trường Đông Dương, quân Pháp lúc bấy giờ đã phải huy động một lực lượng tới 465.000 quân. Trong khi đó, tổng lực lượng của ta thì có gần 252.000 quân, nghĩa là so sánh lực lượng địch gấp ta gần 2 lần. Do vậy ta mở các chiến dịch để phân tán lực lượng của địch, sau đó tập trung lực lượng sức mạnh hơn địch cho nhiệm vụ chủ yếu, mục tiêu chiến lược chủ yếu đó là Điện Biên Phủ để giành thắng lợi.
Như vậy, Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. Từ thế chủ động tập trung lực lượng, Nava đã phải chia nhỏ lực lượng ra nhiều nơi. Từ việc chủ động để tiến hành một trận tổng giao chiến mà được quyền lựa chọn chiến trường, giờ đây, Nava đã nằm trong mớ bòng bong, chưa có được lời giải.
Hơn nữa, theo Đại tá Nguyễn Danh Phương, nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Nghệ thuật quân sự (Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng), bằng một loạt các hoạt động nghi binh của ta, những người cầm quân của nước Pháp đã liên tiếp dẫn đến những sai lầm, chệch hướng trên bàn cờ chiến lược.
"Về mặt chiến lược, ta đã buộc địch phải căng kéo lực lượng ra khắp Đông Dương. Về chiến dịch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 308 cấp tốc mở cuộc tiến công vào phòng tuyến Nậm Hu. Đây là đòn nghi binh buộc địch phải tiếp tục phân tán lực lượng một lần nữa. Về chiến thuật, Đại đoàn 308 đã cố tình phát sóng để lộ thông tin trong quá trình cơ động từ Điện Biên Phủ sang Thượng Lào, để thu hút quân Pháp, nghi binh, đánh lừa chúng về một hướng. Nhờ vận dụng linh hoạt các hoạt động nghi binh, ta đã làm Bộ Chỉ huy quân Pháp có những phán đoán sai lầm, buộc họ phải điều động phân tán lực lượng ra đối phó với ta ở khắp mọi nơi", Đại tá Nguyễn Danh Phương cho biết.
Dự báo trước về một thất bại với người Pháp
Trong khi đã điều địch theo được đúng ý định của ta, thì một vấn đề mới phát sinh mà cả ta và địch đều không có trong dự tính, mà chính điều này, sau này đã trở thành cuộc đối đầu, chạm chán tổng lực giữa hai bên. Đó là vào giữa tháng 11/1953, Đại đoàn 316 tiến quân lên Tây Bắc, sợ mất địa bàn trọng điểm này, quân Pháp mở cuộc hành quân Caxto, đưa 6 tiểu đoàn tinh nhuệ đánh chiếm Điện Biên Phủ.
Tiếp đó, Pháp đã bỏ hẳn Lai Châu để dồn hết quân số về cho Điện Biên Phủ. Và như vậy Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm, mấu chốt của Kế hoạch Nava, mặc dù trước đó, nó không hề có trong kế hoạch của người Pháp.Về phía ta, trước diễn biến mau lẹ của tình thế trên chiến trường, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị nhận định đánh giá tình hình và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ.
Đại tá Lê Thanh Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự cho rằng, Kế hoạch Nava là sản phẩm của thế bị động, nóng vội nên nó đã bị phá sản và dự báo trước về một thất bại với người Pháp.
"Trong thế bị động, Nava muốn tấn công Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ để giành lấy thế chủ động chiến lược. Sau đó, địch tập trung vào một nơi để làm một trận quyết định. Và trong thế bị động, Nava quyết định xây Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm", Đại tá Lê Thanh Bài cho biết.
Tiến sĩ Sử học Phạm Minh Thế cũng cho rằng, đây là sự lựa chọn bị động. Bởi theo kế hoạch 18 tháng của Nava thì Điện Biên Phủ không phải là nơi được lựa chọn ngay từ đầu, mà là Đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy, chính chúng ta đã buộc Pháp chọn địa bàn Điện Biên Phủ, địa bàn vùng Tây Bắc để thực hiện trận quyết chiến chiến lược.
Như vậy trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, ta và địch vừa trong thế thăm dò vừa trong thế nhận định, đánh giá ý đồ chiến lược của đối phương, nhưng đều có chung mục đích là giành quyền chủ động trên chiến trường. Và trong thực tế, sự tính toán của người Pháp đã thua những bộ óc quân sự thiên tài của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong cuộc đấu trí này, thực dân Pháp đã đi những nước cờ ngoài ý định, và tất yếu ngày càng lún sâu vào sai lầm, bị động. Đây cũng chính là sự phá sản ngay từ đầu của Kế hoạch Nava. Và chính sự sai lầm này cũng dẫn đến cuộc hẹn gặp lịch sử của hai bên tại lòng chảo Điện Biên, không phải để bắt tay với nhau mà để tiếp tục đấu trí với nhau bằng thực tế quân sự.
Theo VOV
-
"Chiến thắng 7/1 đã khắc sâu vào tâm khảm của nhân dân Campuchia" -
“Thực là một đội quân kỳ lạ” -
Kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam: Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí đón du khách -
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào
- Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP
- Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
- Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
- Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc
-
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIIITrung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
-
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH TW Đảng khóa XIIIChiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
-
Sóc Trăng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu sốLà tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số với chiếm hơn 35% dân số, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm chỉ đạo các ngành các cấp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
-
3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng caoNgày 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định công nhận 3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao năm 2024.
-
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ASEAN cần bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn,” lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm động lực tạo đột phá.
-
Công điện bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025Ngày 22/1/2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào XuânCứ mỗi độ Xuân về, Tết đến, người dân ở làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) lại nhộn nhịp hẳn lên. Nhiều hộ dân nơi đây đã “giữ lửa” cho nghề truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa và góp phần làm đẹp cho mùa Xuân.
-
Việt Nam mất vị trí dẫn đầu xuất khẩu gạo vào SingaporeSau 2 quý đầu năm giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore, Việt Nam đã để mất thị phần cho Ấn Độ và Thái Lan.
-
Phát huy vai trò của đảng viên cao niên trong xây dựng nông thôn mớiTỉnh Tiền Giang có 11/11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với 2/8 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo) năm 2024.
-
Viện Lúa ĐBSCL lai tạo hàng trăm giống lúa chất lượng cao cho khu vựcNgày 20/1, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
3 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
4 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
5 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa