Bà Rịa – Vũng Tàu: Ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025
Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có hơn 3.407 hộ/cơ sở với hơn 11.600 lao động trong đó số lao động thường xuyên chiếm 75%, lao động thời vụ chiếm 25% tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, được chia thành các nhóm: Chế biến, bảo quản nông thủy sản; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; xử lý chế biến nguyên vật liệu; sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; sản xuất muối; các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống cư dân nông thôn. Thu nhập bình quân của lao động đạt 5 triệu đồng/người/tháng.
Tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn đạt hơn 3.698 tỷ đồng; trong đó, nhóm ngành chế biến, bảo quản, nông lâm thủy sản có giá trị sản lượng lớn nhất đạt trên 1.580 tỷ đồng, chiếm 42,7%. Hiện nay, có 5 nghề truyền thống và 01 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã công nhận gồm nghề làm bún Long Kiên thuộc phường Phước Nguyên, thành phố Bà Rịa; nghề sản xuất rượu Hoà Long, xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa; nghề làm bánh hỏi An Nhứt huyện Long Điền, nghề sản xuất muối An Ngãi huyện Long Điền; nghề sò ốc mỹ nghệ, thành phố Vũng Tàu và 01 làng nghề truyền thống bánh tráng An Ngãi, huyện Long Điền.
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Trung ương và tỉnh về phát triển ngành nghề nông thôn nhằm tạo điều kiện cho các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển bền vững tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập người dân góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; đồng thời bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm OCOP, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành, các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện. UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về vai trò, tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống; Tổ chức xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh năm 2025 đảm bảo các tiêu chí theo quy định; Rà soát, kiểm tra, lập danh sách đề nghị thu hồi Bằng công nhận các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận trước đó không đảm bảo các tiêu chí theo quy định; Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại;
Đồng thời, hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia hội thi, hội chợ trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ; Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); hỗ trợ các sản phẩm ngành nghề nông thôn tham gia chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và các hội chợ xúc tiến thương mại; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý; xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, các tuyến, điểm du lịch.
Triển khai có hiệu quả Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án phát triển nghề truyền thống nhằm hỗ trợ một phần kinh phí về nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất cho các cơ sở ngành nghề nông thôn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tạo sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bao gồm các Dự án phát triển nghề truyền thống nấu rượu Hòa Long; Dự án phát triển làng nghề truyền thống bánh tráng An Ngãi; Dự án phát triển nghề truyền thống sản xuất muối huyện Long Điền; Dự án phát triển nghề chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; Dự án phát triển nghề dệt lưới; Dự án phát triển sinh vật cảnh.
Trong năm 2023, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp UBND các địa phương khảo sát, bàn giao hỗ trợ vật tư, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất cho 26 hộ là các cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: 15 hộ thuộc nghề truyền thống rượu Hoà Long, Thành phố Bà Rịa; 10 hộ thuộc nghề truyền thống bánh tráng An Ngãi, huyện Long Điền; 01 cơ sở thuộc nghề truyền thống sò ốc mỹ nghệ là Cơ sở sản xuất Thanh Thêm, thành phố Vũng Tàu.
Việc hỗ trợ phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh đã giúp các cơ sở tích cực đầu tư phát triển sản xuất, tăng cường hỗ trợ và thúc đẩy ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông nhàn; cải thiện và nâng cao đời sống nông thôn; bên cạnh đó thực hiện Chương trình OCOP đã thúc đẩy một số sản phẩm ngành nghề nông thôn nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ của địa phương tạo ra hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
-
An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
Chỉ có 1 loại thuế GTGT 5% mới được hoàn thuế: Cần thay đổi để tạo công bằng giữa các doanh nghiệp -
Cà Mau: Chủ động xây dựng, hình thành các liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp -
Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
- Đồng Tháp: Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
- Huyện Châu Đức: Xây dựng được 12 mã số vùng trồng xuất khẩu cho cây chuối, sầu riêng, thanh long
- Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể
- Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng
- Lâm Đồng: Ngành Nông nghiệp vượt 04 chỉ tiêu kế hoạch đề ra
- TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại các trường đào tạo của Hội Nông dân Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 20/11, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Dự buổi lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024Với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, sáng 20/11 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 20 -23/11/2024.
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa“Tăng cường nhận thức, thúc đẩy hợp tác và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý an toàn hồ đập”, ngày 19/11 tại Hà Nội, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh