

Gia đình gương mẫu đề bà con noi theo
Nhiều năm liền gia đình ông Lộc Văn Quỳnh luôn được nhận danh hiệu là gia đình về bảo vệ an ninh trật tự và đạt danh hiệu xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
Kể lại câu chuyện của mình, ông Quỳnh cho hay, bản Táo, xã Trung Lý vốn có địa hình rộng, dân cư thưa thớt, đồi núi dốc, phức tạp, vì vậy đây là mảnh đất màu mỡ của nhiều loại tội phạm buôn bán bất hợp pháp trong đó có tệ nạn ma túy. Bản Táo của ông cũng không thoát khỏi “nàng tiên nâu” này, đã có nhiều gia đình tan nát. Bản thân ông Quỳnh giữ được mình không nghiện cũng đã là một “kỳ tích”.
Để vươn lên thoát khỏi đói nghèo, ông Quỳnh đã vạch ra hướng đi cho mình, chăm chỉ vun trồng trên mảnh vườn đồi của gia đình để có thu nhập cho cuộc sống hàng ngày, vừa tìm cách tránh xa ma túy. Khi kinh tế ổn định ông mở rộng diện tích đồi rừng, nhận thầu thêm. Cũng từ đây, nhiều thanh niên địa phương đã được gia đình ông tạo việc làm.
Chia sẻ về những gì mình đã làm, ông Quỳnh cho biết: Do tình hình an ninh khu vực xã Trung Lý là địa bàn biên giới nên ông thường xuyên phối hợp với các lực lượng như Bộ độ Biên phòng, công an địa phương vận động người dân không vượt biên trái phép mà lo ổn định cuộc sống bằng cách tìm việc làm cho họ. Tìm cách để họ có cái ăn, cái mặc và gắn bó với công việc gia đình. Nhận thấy những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn là hay vướng vào các tệ nạn nên ông nhận lao động là các hộ nghèo làm việc tại vườn đồi gia đình. Qua năm tháng, đến nay ông đã giúp đỡ được 15 hộ thoát nghèo. Những hộ này hiện đều có việc làm cho thu nhập ổn định với hướng thoát nghèo bền vững.
Bằng sự nỗ lực của mình, hiện nay ông đang đem về cho gia đình nguồn thu trên 500 triệu đồng đã trừ chi phí, tạo việc làm cho 30 lao động với thu nhập 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Ông Lộc Văn Quỳnh nhiều năm liền được Công an tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Mường Lát tặng giấy khen vì có thành tích trong đảm bảo an ninh trật tự, trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy trên địa bàn và là hội viên nông dân sản xuất giỏi.
Cánh tay phải đắc lực cho chính quyền địa phương
Là địa bàn giáp ranh, tiếp giáp với nước bạn Lào, nên tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ở xã Trung Lý diễn biến phức tạp như buôn bán, tàng trữ các chất ma túy, hoạt động tôn giáo trái pháp luật vẫn còn tiềm ẩn phức tạp, khó lường.
Trước tình hình này, ông Quỳnh đã luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để giữ vững được tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế ở địa phương. Do đó, ông Quỳnh tham gia các hoạt động mà chính quyền địa phương tổ chức, ông thường xuyên cùng với lực lượng chức năng như công an, bộ đội biên phòng, quân sự, dân quân tự vệ đến các gia đình lắng nghe ý kiến phản ánh của đồng bào để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, nắm chắc địa bàn, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm để đảm bảo tốt an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
Bản thân ông Quỳnh đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến, đề ra nhiều biện pháp có hiệu quả, tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư gắn với xây dựng đời sống văn hóa; tham gia công tác cảm hóa, giáo dục đối tượng tại cộng đồng dân cư, tổ nông dân tự quản.
Để hạn chế người dân vướng mắc các tệ nạn và vi phạm trong việc sử dụng súng tự chế, vật liệu nổ, ông đã đến từng nhà vận động họ giao nộp cho cơ quan chức năng. Nhiều thanh thiếu niên tại địa phương vì thấy cái lợi trước mắt quên đi rằng mình đang tiếp tay cho tội phạm vận chuyển ma túy, ông đã tìm cách tiếp cận khuyên giải, thậm chí có vụ ông còn tìm cách ngăn chặn. Đến nay ông đã phối hợp với các lực lượng ngăn chặn, khuyên nhủ và cả xử lý 31 đối tượng buôn bán ma túy.
Trước tình trạng các chất ma túy mới thâm nhập hướng vào giới trẻ, ông đã đến gặp từng già làng, trưởng bản, trưởng tộc để bàn biện pháp người người tham gia giám sát, nhà nhà tham gia giám sát, cả bản cùng giám sát. Cùng với đó là thường xuyên cung cấp thông tin về các đối tượng nghiện cho cơ quan chức năng như biên phòng, công an… Vì vậy cuộc sống tại bản Táo đã bình yên trở lại, số người nghiện giảm, các đối tượng liên quan đến buôn bán heroin cũng hạn chế rất nhiều.
Đặc biệt, hội viên nông dân Lộc Văn Quỳnh còn tham gia giải quyết tốt các tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) là hội viên nông dân, không để xảy ra phức tạp, khiếu kiện kéo dài, góp phần cùng lực lượng chức năng đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Là người tham gia tổ nông dân tự quản, có nhiệm vụ nắm chắc số người, số hộ, số tạm trú, tạm vắng, tham gia sinh hoạt tổ hàng tháng, hàng quý. Nhờ đó, ông nắm chắc thông tin về tình hình trật tự của tỉnh, huyện, xã và những thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm để tuyên truyền, vận động hội viên, đồng bào các DTTS đề cao cảnh giác, thường xuyên cung cấp thông tin tình hình tội phạm cho công an xã và tham gia với các tổ hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong tổ…
Từ những thực tế trong quá trình tham gia phong trào phòng, chống tội phạm ông Quỳnh đã đúc rút được một số bài học kinh nghiệm và theo chia sẻ của ông thì để làm tốt được cần phải phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng. Họ sẽ là người tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng đồng bào các dân tộc. Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong đồng bào thông qua họp thôn, bản và các hoạt động văn hóa cộng đồng, để đồng bào nhận thức sâu sắc hơn nữa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các nội quy, quy chế ở khu vực biên giới.
-
Nam Định: Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
-
Tạo sinh kế giúp hội viên nông dân thoát nghèo
-
Tăng cường kiểm tra, giám sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên
-
Hà Nam: “Hạt nhân” sản xuất giỏi có sức lan toả mạnh mẽ
- Hoạt động thiết thực, ý nghĩa dành cho nữ đoàn viên Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
- Ấm áp “Nghĩa tình nông dân”
- Hạt điều Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trên kệ hàng các hệ thống phân phối thế giới
- Tiềm năng ngành nuôi yến còn rất lớn
- Nông dân Thủ đô nhận được nhiều hỗ trợ từ Hội
- Mong muốn được tiếp cận chính sách vốn vay ưu đãi
- CLB “Nông dân triệu phú, tỷ phú” chia sẻ kinh nghiệm, liên kết sản xuất, giúp đỡ hộ nghèo
-
Nông dân tỉnh Long An chuẩn bị phương án bảo vệ vườn cây ăn trái trong mùa khôTỉnh Long An hiện có trên 28.000ha cây ăn trái, trong đó, có trên 22.000ha đang trong giai đoạn cho trái, chủ yếu là cây lâu năm, nhiều loại có khả năng chống chịu cao với khô hạn và nắng nóng. Song, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân không nên chủ quan mà cần thường xuyên chăm sóc vườn cây nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra trong mùa khô năm nay.
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh