Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Nông dân Thái Nguyên vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Hoàng Tính - 07:51 02/02/2025 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Xuân Ất Tỵ đã về trên quê hương cách mạng Thái Nguyên, mùa Xuân mới đang mở ra với bao niềm tin và khát vọng... Nông dân Thái Nguyên sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, sau 1 năm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân (ND) Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) và Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên lần thứ IX (nhiệm kỳ 2023-2028).
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên tham quan các sản phẩm OCOP tại Chương trình tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu xuất sắc năm 2024 do Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức.

Sắc Xuân sớm đã về trên những miền quê

Mùa Xuân mới Ất Tỵ đang tràn về trên mỗi nương chè, những vườn cây ăn trái, những cánh đồng… từ thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công đến các huyện Phú Lương, Định Hóa hay Đồng Hỷ, Võ Nhai đều đang được bao trùm bởi mầm xanh của những búp chè; những cánh hoa đào, hoa mận khoe sắc; những hương thơm dịu ngọt của những vườn hoa trái; nhiều vườn cam, vườn bưởi cũng đang cùng đan xen với ánh nắng ban mai của sắc Xuân, tạo nên một cảnh sắc vô cùng đẹp mắt. Đó là những thành quả sau một năm cần cù, chịu khó lao động của người nông dân cùng với sự hỗ trợ kịp thời, luôn sát cánh, đồng hành của các cấp Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên.

Ông Ngô Thế Hoàn - Chủ tịch Hội ND tỉnh Thái Nguyên cho hay: Trong năm 2024 dưới sự lãnh đạo của T.Ư Hội NDVN, Tỉnh ủy Thái Nguyên và cụ thể là thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu của Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội NDVN lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2028) và Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên lần thứ IX (nhiệm kỳ 2023-2028), Hội ND tỉnh Thái Nguyên đã luôn phát huy tốt tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Để thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Hội ND tỉnh Thái Nguyên đã kịp thời tham mưu với UBND tỉnh Thái Nguyên để cụ thể bằng các chương trình, đề án... Cùng với đó Hội ND tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp và ký chương trình hợp tác với các sở, ngành; các đơn vị, doanh nghiệp liên quan để cùng triển khai và thực hiện.

Theo đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Hội ND tỉnh Thái Nguyên cũng đã có nhiều đổi mới, bám sát tình hình thực tế ở cơ sở. Công tác xây dựng tổ chức Hội được chú trọng, củng cố và phát triển. Nội dung hoạt động đã từng bước được đổi mới; chất lượng sinh hoạt của các chi, tổ Hội ngày càng được nâng lên; Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường.

Các cấp Hội ND tỉnh Thái Nguyên cũng đã tổ chức tốt các hoạt động từ tư vấn, dạy nghề, vay vốn… từ đó đã góp phần nâng cao đời sống của hội viên nông dân và thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Nông dân Thái Nguyên còn chủ động, tích cực tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, từ đó đã góp phần “kiến tạo” nên nhiều miền quê ngày một hiện đại hơn.

Ông Ngô Thế Hoàn – Chủ tịch Hội ND tỉnh Thái Nguyên (bên trái) bàn giao “Nhà nghĩa tình nông dân” cho gia đình bà Dương Thị Cầu, xóm Ba Luồng - Khe Khoang, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Liên kết sản xuất để vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, Hội ND tỉnh đã tham mưu, phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên để xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Đây được coi là “chìa khóa” để nông dân Thái Nguyên tự tin phát triển sản xuất, kinh doanh và khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.

Ông Ma Doãn Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Thái Nguyên cho biết thêm: Theo đó, cùng với công nghiệp, kinh tế nông nghiệp Thái Nguyên đã phát triển mạnh mẽ; từ kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, các hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp, hợp tác, xây dựng, thành lập các Tổ hợp tác để liên kết sản xuất và tạo ra nhiều chuỗi sản xuất, vùng sản xuất chuyên canh, đặc biệt là cây chè với 100.000 hộ gia đình đang sản xuất. Đến nay trên toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 29 chi hội nông dân nghề nghiệp (NDNN) với 850 thành viên tham gia và 204 tổ hội NDNN với 2.200 thành viên tham gia.

Các chi, tổ hội NDNN đã phát huy hiệu quả hoạt động, tạo được kết quả thiết thực, từ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi đơn lẻ khi thành lập chi, tổ hội đã cùng nhau mở rộng quy mô sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, vật nuôi, đồng thời tiếp cận được quá trình cung ứng vật tư, phân bón, giống… tiêu biểu như: Chi hội nông dân nghề nghiệp chăn nuôi trang trại - xã Bá Xuyên (TP. Sông Công) có giá trị sản xuất trung bình đạt gần 2 tỷ đồng/hộ/năm; Chi hội NDNN Sinh vật cảnh - xã Bình Sơn (TP. Sông Công) với 37 thành viên, doanh thu đạt từ 200 - 300 triệu đồng/hộ/năm; Tổ hội nghề nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp tại xã Tức Tranh (huyện Phú Lương) bình quân mỗi thành viên có thu nhập từ 6,5 - 7,5 triệu đồng/hội viên/tháng; Tổ hội chăn nuôi gà xã Yên Đổ (huyện Phú Lương) bình quân mỗi thành viên có thu nhập từ 6,5 - 7 triệu đồng/tháng… Đây là những tiền đề quan trọng để thành lập các hợp tác xã trong thời gian tới, từ đó sẽ mở rộng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, hội viên nông dân.

Để nhân rộng các gương điển hình trong sản xuất, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thành công: Chương trình Tôn vinh nông dân Thái Nguyên xuất sắc lần thứ I, năm 2025 - tại Chương trình đã có 09 nông dân tiêu biểu xuất sắc được tôn vinh trong các phong trào thi đua, có những sáng kiến, phát minh được ứng dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao trong cộng đồng; Tổ chức Chương trình tôn vinh “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên lần thứ VII, năm 2024” - đã có 22 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu được tôn vinh, đó là các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đạt chứng nhận OCOP, VietGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ; Tổng kết trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên lần thứ XII, năm 2023 - 2024 cho 10 tác giả có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật hiệu quả góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội...

Trong năm 2024, Hội ND tỉnh Thái Nguyên cũng đã tổ chức hướng dẫn cán bộ, hội viên nông dân cài đặt, kích hoạt và sử dụng Nền tảng số “Nông dân Việt Nam”, đến nay đã cài đặt được 109.609 tài khoản, đạt 226% kế hoạch T.Ư Hội NDVN giao (xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố về tỷ lệ % cài đặt App).
Nổi bật trong công tác của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong năm 2024 là “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Từ đó đã xuất hiện nhiều gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi; các mô hình sản xuất, kinh doanh không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo thêm nhiều công ăn, việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn.

Kết quả từ thực tiễn ở Thái Nguyên cho thấy việc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, chỉ tiêu của các Nghị quyết, trong thời gian qua đã khẳng định các Nghị quyết của Đảng đều được lan tỏa và thực sự đi vào cuộc sống đối với người nông dân Thái Nguyên. Từ đó, tạo động lực cho mỗi cán bộ, nông dân và hội viên nông dân trên quê hương cách mạng Thái Nguyên vững vàng bước tiếp trong công cuộc đổi mới, cùng với Nhân dân, nông dân cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 
 

Thái Nguyên: Hơn 590 hợp tác xã nông nghiệp khẳng định sức mạnh của kinh tế tập thể
(Tapchinongthonmoi.vn) - Với hơn 590 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, tỉnh Thái Nguyên khẳng định sức mạnh của kinh tế tập thể trong phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương.
  • Nông dân Thái Nguyên vững tin bước vào kỷ nguyên mới
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Xuân Ất Tỵ đã về trên quê hương cách mạng Thái Nguyên, mùa Xuân mới đang mở ra với bao niềm tin và khát vọng... Nông dân Thái Nguyên sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, sau 1 năm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân (ND) Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) và Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên lần thứ IX (nhiệm kỳ 2023-2028).
  • Một số nhiệm vụ và giải pháp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nông nghiệp là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên. Ngày 19/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) đối với một số nhóm sản phẩm, hàng hóa trong nước”; trong đó có nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, thuốc chữa bệnh.
  • Nuôi bò sữa, chi hội trưởng nông dân thu tiền tỷ
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Chị Tạ Thị Năm - Chi hội trưởng nông dân thôn Mồ Đồi, xã Vân Hoà, huyện Ba Vì (Hà Nội) là người đầu tiên ở xã Vân Hòa khởi xướng mô hình nuôi bò sữa. Hiện tại, chị đang chăn nuôi đàn bò sữa lớn nhất xã với tổng số 62 con cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Chị cũng là nữ nông dân duy nhất của Thủ đô được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.
  • Đại Lộc nỗ lực về đích huyện nông thôn mới năm 2025
    Huyện Đại Lộc (Quảng Nam) gồm 17 xã và 1 thị trấn. Huyện đã và đang thực hiện quyết liệt các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của mình, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2025, trong đó có 8 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và thị trấn Ái Nghĩa đạt 6/9 tiêu chí chuẩn đô thị văn minh.
  • Chăm chút từng hạt cà phê đặc sản
    Cà phê đặc sản được trồng ở những nơi có khí hậu rất đặc biệt, sau đó từng hạt cà phê chín được lựa chọn kỹ càng để hái, rửa, phơi, chọn lọc, rồi đến các công đoạn ủ lên men… Đó là cả sự kỳ công khi làm cà phê đặc sản.
  • Đình làng Mai Động rộn ràng tiếng trống vật mùa Xuân
    Đã thành truyền thống từ hàng ngàn năm nay, Lễ hội vật truyền thống làng Mai Động được tổ chức từ ngày mùng 4 đến mùng 7 tháng Giêng. Được xem là đất tổ của vật, nên mỗi dịp diễn ra, Lễ hội vật làng Mai Động luôn thu hút nhiều đô vật đến từ nhiều lò vật nổi tiếng của Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc về tranh tài. Không chỉ tôn vinh tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam, Hội vật làng Mai Động còn là một ngày hội lớn của nhân dân cửa ngõ phía Nam Thủ đô Hà Nội.