Nghệ An:
Nông dân Nghi Long tất bật chăm rau phục vụ Tết
Xuống giống đúng thời điểm
Nghi Long là xã có vị trí địa lý khá thuận lợi trong giao thương nhờ gần tuyến đường huyết mạch Quốc lộ 1A, cận kề với thành phố Vinh và trung tâm huyện kết hợp với truyền thống trồng rau của người dân. Hơn nữa, đây là vùng trồng rau đã được chứng nhận VietGAP nên được biết đến là vùng sản xuất rau an toàn cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Với xu thế lựa chọn sản phẩm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng hiện nay, Nghi Long đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất rau màu áp dụng quy trình an toàn, chất lượng cao.
Hiện nay, toàn xã Nghi Long có tới 15ha trồng rau màu, quả… được chứng nhận VietGAP, riêng diện tích trồng rau phục vụ Tết cổ truyền khoảng 5ha với đa dạng các loại rau củ như: Su hào, cải, súp lơ... Để sản phẩm cho thu hoạch đúng thời điểm, xuất bán được giá và đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng, việc lựa chọn thời điểm xuống giống của từng loại rau được nhà nông tính toán kỹ lưỡng.
Cần mẫn trên từng luống rau súp lơ, chị Đặng Thị Thảo xóm Kim Nghĩa cho hay: Nói trồng rau dịp Tết có vẻ nhẹ nhàng, dễ nhưng để cây rau có lớn và kịp thu hoạch hay không mới là điều quan trọng. Thời điểm này, các hộ trồng rau đang trên đà dốc lực chăm sóc tốt để kịp bán ra thị trường Tết vừa đạt chất lượng rau vừa mẫu mã bắt mắt.
“Thông thường, cứ đầu tháng 11 dương lịch là bắt đầu trồng và người dân ở đây lựa chọn trồng những loại rau dễ thu hoạch và được thị trường tết ưa chuộng. Chẳng hạn như: su hào, súp lơ, bắp cải thì mình phải chăm sóc cho kịp Tết mới dễ bán còn bình thường thời tiết nắng ấm ra Tết mới bán sẽ khó hơn. Những người trồng rau Tết trên địa bàn đều có kinh nghiệm lâu năm và đều cung cấp một lượng lớn rau vào dịp Tết. Mỗi hộ trồng rau Tết đều lựa chọn giống phù hợp, xuống giống đúng thời gian, căn từng ngày để thu hoạch đúng thời điểm Tết Nguyên đán”, chị Thảo cho biết thêm.
Với lợi thế diện tích đất màu lớn, người dân có kinh nghiệm thâm canh, những năm gần đây, xã Nghi Long đã quy hoạch đất đai, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất rau màu quanh năm. Trong đó, Tết Nguyên đán luôn được xem là dịp tiêu thụ quan trọng nhất, số lượng lớn, giá cao hơn so với ngày thường.
Qua trao đổi, ông Nguyễn Tứ Ngọc, Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Long cho biết: Nhìn chung, rau màu năm nay dễ làm hơn, rau ngắn ngày người dân trồng gối vụ nên chủ động được diện tích để trồng rau hàng hóa phục vụ Tết. Diện tích cơ bản ổn định đáp ứng nhu cầu đặt hàng của thương lái. Sản phẩm rau của xã Nghi Long so sánh với vùng khác có giá cao hơn nhờ người dân áp dụng phương thức canh tác an toàn sinh học.
Rau được mùa, người dùng tin tưởng
Với quan điểm trồng rau an toàn sinh học để “nói không” với thực phẩm bẩn, các hộ trồng rau trên địa bàn xã Nghi Long đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Nhờ đó, giá cả không còn là vấn đề cần phải lo lắng của người trồng rau. Như Phó Chủ tịch UBND xã tâm sự: Khi đã được tin tưởng thì giá cả không còn phải bàn, rau Nghi Long được lựa chọn và tin tưởng qua giá bán. Ví dụ như 1kg đậu cô ve sau thu hoạch có giá bán sỉ 20.000 đồng/kg, trong khi đó ở vùng khác chỉ bán được 15.000 đồng nhưng họ vẫn chọn đậu côve của Nghi Long. Hay như quả dưa chuột ở đây bán cho thương lái 15.000 đồng/kg, cao hơn 5.000 đồng/kg so với vùng khác. Nói như thế để rõ hơn rau màu ở Nghi Long làm ra chưa bao giờ ế và luôn là điểm đến bằng niềm tin của khách hàng.
Vừa thoăn thoắt đôi bàn tay nhổ từng cây cải bó xôi vừa buộc thành từng bó đều nhau để nhập cho thương lái, bà Trần Thị Nhung cho hay: “Gia đình tôi năm nay trồng khoảng 2 sào cải, với đặc tính dễ trồng, dễ thích nghi mà lại không tốn kém chi phí đầu tư nên rất phù hợp với người nông dân. Khi nào cây đến kì, mình thu hoạch rồi buộc thành bó, thương lái đến tận ruộng thu mua với giá 5.000 đồng/bó. Nhìn chung, năm nay dễ trồng, dễ bán, giá cả ổn định. Ngoài trồng cây cải, gia đình còn trồng thêm 4 sào xu hào, súp lơ, bắp cải để phục vụ Tết nhưng vừa rồi đã thu hoạch một khoảnh bắp cải bán được giá lắm, cứ bình quân 1kg bắp cải bán với giá 8.000-10.000 đồng.
Kim Nghĩa là xóm có diện tích trồng rau màu phục vụ dịp Tết lớn nhất xã, hầu hết bà con đều lựa chọn biện pháp trồng rau an toàn sinh học. Không trồng rau trên vùng đất ô nhiễm, không tưới nước bẩn, phân tươi cho rau, sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh. Loại phân bón đảm bảo an toàn sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển, có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, mức độ nhiễm sâu, bệnh hạn chế ở mức thấp.
Ông Trần Quốc Hùng, xóm trưởng Kim Nghĩa cho biết thêm, toàn xóm có 130 hộ thì có đến 80 hộ trồng rau bán Tết với đạ dạng các loại. Hiện tại, rau súp lơ đang nở rộ với diện tích trồng hơn 1ha, su hào cũng xấp xỉ 1ha. Bà con năm nay mừng vì thời tiết thuận lợi và rau cũng được giá hơn các năm. Rau màu ở đây hầu như cung cấp cho các vùng phụ cận như Vinh, Cửa Lò… Cứ 4 giờ sáng là thương lái đã đến thu mua tại vườn nên người dân rất chủ động trong việc trồng và xuất bán sản phẩm họ làm ra.
Hiện nay, thời tiết đang khá thuận lợi cho người dân chăm sóc rau. Tuy nhiên, người dân cũng không thể lơ là trong khâu chăm sóc để thu hoạch đúng thời điểm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Sức sống mới của nông dân thành phố trước thềm năm mới 2025 -
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta” -
Hội viên nông dân “hiến kế” cho phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc -
Bình Định: Sôi nổi Hội thi nông dân công tác giảm nghèo bền vững
- “Cần cán bộ Hội nhiều kinh nghiệm về xây dựng chi, tổ hội”
- Người làm “cầu nối” nông dân và doanh nghiệp
- Tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về sử dụng năng lượng tái tạo
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
- Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ Hội cơ sở
- “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội”
- “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”
-
Lúa Đông xuân rớt giá, nông dân lo lắng ngày cận Tết(Tapchinongthonmoi.vn) - Gần Tết Nguyên đán, niềm vui được mùa của bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bị che phủ bởi nỗi lo giá lúa đông xuân giảm mạnh. Mức giá thấp kỷ lục, giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái khiến người trồng lúa đứng ngồi không yên.
-
Tàu đường sắt đô thị Hà Nội sẽ chạy xuyên giao thừa Tết Ất Tỵ 2025Đại diện Hà Nội Metro cho biết, hai tuyến đường sắt đô thị (Cát Linh-Hà Đông, Nhổn-Ga Hà Nội) sẽ chạy xuyên giao thừa, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô và du khách đón Tết Ất Tỵ 2025 và trải nghiệm dịch vụ liên thông xanh – sạch – an toàn.
-
Kinh doanh online kê khai và nộp thuế như thế nào?Bán hàng online đã trở thành xu hướng không thể thiếu, mang lại cơ hội lớn cho cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn khách hàng đa dạng trên toàn quốc và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, bán hàng online cũng đặt ra trách nhiệm pháp lý, trong đó nổi bật là nghĩa vụ nộp thuế.
-
Sức sống mới của nông dân thành phố trước thềm năm mới 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2024, Hội Nông dân TP. Hồ Chí Minh đã tham mưu Ban Thường vụ Thành ủy ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị và UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị, qua đó tạo điều kiện để các cấp Hội đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
-
Những hành trình “từ trái tim đến trái tim”(Tapchinongthonmoi.vn) - Khi tôi ngồi viết những dòng chữ này thì những ngày tháng cuối cùng của năm 2024 đang vội vã đi qua và mùa Xuân Ất Tỵ đã đến bên cửa sổ. Năm Giáp Thìn 2024, một năm quá nhiều biến cố thời tiết. Bão,lũ lụt, sạt lở và nhiều thiên tai khác đã khiến nhiều vùng miền trên đất nước chìm trong đau thương và mất mát. Nhưng cũng từ đó, người dân cả nước đã thể hiện tinh thần đoàn kết lớn lao và mạnh mẽ, cùng nhau vượt qua khó khăn.
-
Thủ tướng: Loại bỏ người bàn lùi, xử lý người thiếu trách nhiệm trong dự án sân bay Long ThànhSáng 25/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp về tình hình thực hiện Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
-
Thu hút kiều hối: Điểm sáng nổi bật của kinh tế Việt NamKiều hối vẫn duy trì vị trí trong tốp 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
-
Ninh Bình: "Không gian chợ Tết xưa" tại Phố cổ Hoa LưNgày 25/1, "Không gian chợ Tết xưa" được khai mạc tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nhằm tái hiện nét đẹp văn hóa, quảng bá giá trị văn hóa của dân tộc tới đông đảo du khách.
-
Đào tạo nhân lực chất lượng cao để ngành Nông nghiệp “vươn mình”(Tapchinongthonmoi.vn) - Với mục đích đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, các cơ sở đào tạo thuộc Bộ NN&PTNT đang tích cực đẩy mạnh tự chủ, đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2025 - 2030 nhằm tiếp tục triển khai thực hiện chiến lược, chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
-
Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp TếtThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06/CĐ-TTg ngày 25/1/2025 về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Long An đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu nghị quyết năm 2024 -
3 Tạo nhiều dấu ấn mới để khẳng định vai trò của tổ chức Hội -
4 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa -
5 Cao Bằng: Phục hồi và tập huấn bài quyền thuật cổ Tày, Nùng cho đồng bào các dân tộc miền phên giậu Tổ quốc