Hội viên nông dân “hiến kế” cho phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc
Chiều 8/11, Bộ Công an và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp tổ chức hội nghị toàn quốc biểu dương hội viên nông dân tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Tại hội nghị đã tổ chức giao lưu với 6 hội viên, nông dân tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Theo đó, các đại biểu tham dự hội nghị đã chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất cho phong trào thời gian tới.
Ông Cao Niếng - Chi hội trưởng thôn Bầu Sang, xã Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa: “Giữ gìn tốt an ninh trật tự tại địa phương chính là giữ gìn hạnh phúc cho mỗi gia đình của hội viên nông dân"
Trên địa bàn thôn hiện có 3 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cho phép hoạt động là phật giáo, công giáo và tin lành; hội viên nông dân người đồng bào dân tộc thiểu số là 250 người. Bản thân ông là Chi hội trưởng, ông luôn bám sát kế hoạch chỉ đạo của các cấp Hội, Đảng ủy, Chi bộ thôn thường xuyên tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công tác tín ngưỡng, tôn giáo đến hội viên nông dân. Từ đó, đồng bào tín đồ công giáo tích cực hưởng ứng các cuộc vận động do địa phương phát động; tuân thủ tôn chỉ, mục đích, giáo lý, giáo luật của tổ chức tôn giáo đề ra; đoàn kết với tín đồ và cộng đồng dân cư tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Ông vận động đồng bào các tôn giáo áp dụng, tiếp nhận chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống... Do đó, ở địa phương, đồng bào Công giáo đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình phát triển kinh tế hiệu quả như: Mô hình chăn nuôi heo đen, chăn nuôi bò sinh sản, mô hình trồng mì cao sản. Các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Đồng bào dân tộc thiểu số chung tay xây dựng nông thôn mới”... được triển khai trong các tôn giáo và đồng bào tín đồ công giáo luôn được gắn với việc thực hiện đường hướng hành đạo “Sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”; “Người công giáo tốt phải là người công dân tốt”.... Đồng bào công giáo luôn nêu cao ý thức chấp hành pháp luật, xây dựng cuộc sống “Tốt đời - Đẹp đạo”, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, tham gia xây dựng nông thôn mới.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền pháp luật, giáo dục con em trong gia đình không mắc các tệ nạn xã hội về ma túy, cờ bạc, mại dâm, tụ tập đua xe trái phép; không học và truyền đạo trái phép; tích cực phòng ngừa, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, nhiều năm qua trên địa bàn thôn không xảy ra các tệ nạn xã hội, tình hình an ninh chính trị, an toàn xã hội luôn được giữ vững và ổn định.
Bản thân ông luôn tâm niệm rằng giữ gìn tốt an ninh trật tự tại địa phương chính là giữ gìn hạnh phúc cho mỗi gia đình của hội viên nông dân, bởi vì đây là môi trường bình yên tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm nghèo bền vững của địa phương. Những năm qua, bản thân tôi luôn tích cực tham gia các hoạt động của Hội cũng như của địa phương, luôn nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hội viên nông dân kịp thời phản ánh với lãnh đạo Chi bộ thôn và với các cấp Hội, chú trọng rà soát nắm bắt các thông tin thành viên trong hộ gia đình và nắm bắt kịp thời các đối tượng từ nơi khác vào làm ăn sinh sống trên địa bàn.
Ông Trần Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Minh, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh: “Tổ nông dân tự quản là những cánh tay nối dài, giúp đỡ cho các hoạt động của lực lượng công an”
Để phát huy vai trò của hội viên trong bảo đảm an ninh trật tự, duy trì hiệu quả các mô hình phong chống tội phạm, tệ nạn xã hội, Hội Nông dân xã Quảng Minh đã không ngừng sử dụng mọi hình thức, biện pháp tuyên truyền giáo dục để quần chúng nắm được các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ví dụ như: Cung cấp thông tin qua các tổ, nhóm zalo của từng thôn, xóm tuyên truyền tại các buổi sinh hoạt chi, tổ hội... từ đó, người dân có được đầy đủ thông tin, thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của tội phạm và những hậu quả, tác hại của nó.
Tiếp theo, ông luôn sâu sát với cơ sở, lắng nghe các ý kiến, đóng góp của hội viên nông dân, lấy ý kiến của hội viên về điều lệ, cách thức hoạt động của các mô hình, từ đó, phát huy được cách làm mới, cách làm hay cán bộ, hội viên nông dân được tham gia ý kiến vào quy chế hoạt động, đề xuất các ý kiến, cách làm hay tại các buổi sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt chi tổ hội hàng tháng, quý. Tại đây, các thành viên được phát biểu ý kiến, đưa ra những đánh giá, lựa chọn các hoạt động phù hợp với từng tổ, từng mô hình để đảm bảo các mô hình luôn hoạt động hiệu quả cao nhất.
Trong cách thức tổ chức, ông luôn có sự chủ động và phối hợp với lực lượng công an xã trong công tác tuần tra, giữ gìn an ninh trật tự. Các thành viên mô hình luôn tích cực cung cấp thông tin, tình hình cho lực lượng công an xã. Các mô hình, tổ nông dân tự quản của chúng tôi chính là những cánh tay nối dài, giúp đỡ cho các hoạt động của lực lượng công an.
Đến nay, trên địa bàn xã đã có 32 tổ nhân dân tự quản về An ninh trật tự, 11 tổ an ninh cơ sở, thành lập tổ tự quản về ANTT, tổ hòa giải, tổ dân phòng; trong đó vai trò của của Hội Nông dân xã đã thành lập 2 lập Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật với 33 thành viên tham gia, các mô hình đều có sự tham gia của cán bộ, hội viên nông dân lòng cốt, qua đó góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, đặc biệt trong chương trình xây dựng thôn nông thôn mới thông minh, cá nhân ông cũng đã tích cực vận động được 26 hộ dân trên địa bàn tham gia lắp đặt camera an ninh.
Ông Bùi Quang Hợp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Krông Buk, Krông Pắc, Đăk Lăk: “Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân”
Xã Krông Buk có diện tích tự nhiên là 5.541ha, 3.506 hộ với 16.777 khẩu; với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, xã có 04 tôn giáo chính đó là: Phật giáo, thiên chúa giáo, tin lành và cao đài. Hội Nông dân xã có 24 chi hội, với 1.520 hội viên; chiếm 90% so với số hộ nông nghiệp trên địa bàn; là địa bàn rộng, dân cư đông, giáp ranh giữa 2 huyện Krông Pắc và Ea Kar, chạy dài theo quốc lộ 26, xã Krông Buk là địa bàn phức tạp về an ninh trật tự.
Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Hội Nông dân huyện Krông Pắc, Đảng ủy xã Krông Buk, Hội Nông dân xã Krông Buk đã phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động hội viên nông dân và nhân dân chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực đấu tranh phòng chống các loại tội phạm góp phần giữ vững an chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
5 năm qua với tư cách là Chủ tịch Hội Nông dân xã bản thân xác định rõ vai trò trách nhiệm của bản thân và Hội Nông dân xã trong triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của huyện, xã để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Hội Nông dân xã xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm; chú trọng đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của hội viên nông dân.
Trên cơ sở đó thông qua các buổi họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân xã và việc thâm nhập cơ sở nắm bắt tình hình bản thân thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các đồng chí ủy viên BCH, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân xã, các đồng chí Chi hội trưởng nông dân, thường xuyên bám, nắm địa bàn, tổ chức sinh hoạt và duy trì hoạt động Hội; tích cực phối hợp với lực lượng công an, quân sự, Ban công tác Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Thông qua các buổi sinh hoạt hội; qua hệ thống đài truyền thanh pano, áp phích; qua các nhóm zalo tuyên truyền của Hội, các hội thi, hội thao và tuyên truyền gương người tốt việc tốt… với các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú Hội Nông dân xã đã tổ chức được 180 buổi tuyên truyền cho hơn 18.830 hội viên, nông dân về:
Luật An ninh mạng, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Đất đai, Luật Phòng chống ma tuý, Luật Giao thông đường bộ; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền chống phá công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân ta; về phòng chống các lọai tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn… phối hợp tổ chức 08 đợt phát động quần chúng tại các thôn, buôn trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự trên địa bàn như tại buôn E Óh, buôn Krai A, thôn 4, thôn 17, thôn Đồi Đá có 450 lượt hội viên tham gia.
Đồng thời tích cực xây dựng các mô hình tự quản về an ninh trật tự trong hội viên, nông dân, 5 năm qua Hội Nông dân đã đã xây dựng và ra mắt 1 câu lạc bộ nông dân với pháp luật với 58 hội viên nông dân tham gia. Xây dựng 4 mô hình Chi hội nông dân với pháp luật với 280 hội viên tham gia được duy trì hoạt động hiệu quả; vận động xây dựng được 06/24 chi hội lắp đặt Camera an ninh nông thôn với tổng kinh phí trên 90 triệu đồng; vận động 98 con em, hội viên tham gia nghĩa vụ quân sự đạt 100% chỉ tiêu giao quân hàng năm, tổ chức giao lưu, gặp mặt, động viên, tặng quà thanh niên trúng tuyển lên đường làm nghĩa vụ quân sự với 98 suất quà, trị giá 9.800.000 đồng. Hội đã cảm hóa và giúp đỡ 12 người vi phạm pháp luật sau khi cải tạo tái hòa nhập cộng đồng.
Thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an trên địa bàn triển khai kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội tại địa phương, tham gia hoà giải thành công được 75 vụ việc tranh chấp, mẫu thuẫn trong nội bộ nông dân. Vận động hội viên hội viên, nông dân thu nộp 5 khẩu súng côn tự chế, 12 mã tấu, 1 quả lựu đạn; tố giác được 12 tội phạm cho các cấp chính quyền xem xét xử lý.
Với những hoạt động tuyên truyền và kết quả đạt được như trên, Hội Nông dân xã đã góp phần đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, góp phần xây dựng xã Krông Buk đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới vào năm 2020. Hội Nông dân xã được xét công nhận là đơn vị "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên. Bên cạnh kết quả đạt được, thực hiện Phong trào toàn dân Bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn, bản thân ông Bùi Quang Hợp nhận thấy trong quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn đó là:
Nhiều người dân ở khu vực nông thôn nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí vẫn còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc tuyên truyền. Tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền vẫn còn thiếu, chưa kịp thời.
Một số thôn, buôn đường giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa. Địa điểm sinh hoạt, hội họp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền tại thôn, buôn.
Ông Hợp mong các cấp, các ngành tiếp tục phát động và triển khai phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
-
“Nông dân chính là tương lai của chúng ta” -
Bình Định: Sôi nổi Hội thi nông dân công tác giảm nghèo bền vững -
“Cần cán bộ Hội nhiều kinh nghiệm về xây dựng chi, tổ hội” -
Người làm “cầu nối” nông dân và doanh nghiệp
- Tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về sử dụng năng lượng tái tạo
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
- Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ Hội cơ sở
- “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội”
- “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”
- “Cán bộ Hội phải hiểu biết sâu rộng, đa dạng và linh hoạt”
- Vùng nông thôn sẽ là nhân tố thúc đẩy giai đoạn bùng nổ tiếp theo của nền kinh tế số
-
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”(Tapchinongthonmoi.vn) - Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội Nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
-
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đạiThủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực...
-
Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê khi cơ sở hạ tầng phát triển, các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các mô hình phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị đã được hình thành và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
-
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhân dân.
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn