Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

“Bí mật” đằng sau những gùi cam chín mọng ở Hà Giang

Trọng Hòa - Nam Phong - 17:00 21/03/2022 GMT+7
Điều gì góp phần giúp quả cam sành Hà Giang bóng, to, nhẵn, khi chín màu vỏ vàng thẫm rất hấp dẫn, năng suất cao, độ ngọt tăng, hương vị đậm đà và bảo quản được lâu hơn? Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, những phẩm chất trên tăng lên thấy rõ khi nhà nông Hà Giang chọn sử dụng phân bón Văn Điển và bón đúng kỹ thuật cho cây cam sành.
Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển rất phù hợp cho cây cam sành Hà Giang. Ảnh minh hoạ. DT

“Này cô gái Mán xinh ơi

Gùi cam chín mọng mặt trời trên lưng

Hương mùa Thu thoảng bay cùng

Bàn chân em bước rộn ràng mùa cam”.

Mấy câu thơ mộc mạc trong bài “Chờ mùa cam Hà Giang” của nhà thơ Vũ Đan Thành thật có sức gợi về một vùng quê, những cô gái và gùi cam căng tràn sự sống, như những mặt trời nhỏ trên đồi. Để góp phần làm nên hình ảnh đó, có nhiều công vun trồng, đóng góp của nhiều nguồn lực, trong đó có tác nhân âm thầm từ dưới mặt đất không phải ai cũng thấy được từ bên ngoài, ngoại trừ người trồng cam. Đó là phân bón NPK Văn Điển mà nhà nông Hà Giang đã tin dùng cho cây cam sành từ nhiều năm qua.

Cam  sành là cây đặc sản của Hà Giang và được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Cây cam sành thuộc loài thân gỗ, có bộ rễ ăn sâu, tán rộng nhưng bộ rễ cám (bộ rễ hút dinh dưỡng chủ yếu, phát triển ở độ sâu 0-50cm) chỉ phát triển tốt trên đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, thoát nước, có tính kiềm pH từ: 5,5 - 6,5. Đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng ở Hà Giang là tầng đất canh tác dầy hàng mét, thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, thấm nước cao, nhưng thoát nước nhanh. Mạch nước ngầm sâu rất thuận lợi cho bộ rễ cây ăn quả, cây lâu năm phát triển.

Mối lương duyên Cam sành - Phân Văn Điển

Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia hướng dẫn sử dụng phân bón có nhiều kinh nghiệm đối với cây có múi, do đặc điểm hình thành đất trồng cam ở đây là do đá phiến thạch phong hóa nên bản thân đất chua và nghèo dinh dưỡng, cộng với quá trình canh tac lạc hậu nên đất ngày càng bị rửa trôi xói mòn, độ pH thấp từ 3- 4,5, nghèo các chất dình dưỡng trung vi lượng. Khi độ chua của đất pH thấp hơn 5,5 thì bộ rễ cam sẽ bị sắt (Fe), nhôm (Al) gây độc hại, cây dễ bị thiếu các yếu tố dinh dưỡng như: canxi (Ca), magie (Mg), phốt pho (P) và molipden (Mo),…. hoạt tính của các vi sinh vật đất cũng bị giảm thấp. Do vậy, về phân bón, cây cam rất cần phân hữu cơ tạo chất mùn và phân khoáng tự nhiên giàu dinh dưỡng trung – vi lượng, ít thích hợp các loại phân hóa học, đặc biệt các loại phân bón tan nhanh, phân bón có phản ứng chua và gây chai cứng đất.

Trong các loại phân bón hiện nay, ngoài phân hữu cơ ra, chỉ có phân lân nung chảy Văn Điển đáp ứng được nhu cầu trên cho cây cam sành Hà Giang.

Dinh dưỡng dễ tiêu trong phân lân nung chảy Văn Điển có: Lân (P2O5) 15-19%, magie (MgO) 15-18%, silic (SiO2) 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng khác như Fe, mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), bo (B), Mo…

Do đặc tính không tan trong nước, phân chỉ tan trong môi trường axít yếu do rễ cây tiết ra nên cây cần dùng đến đâu thì phân tan đến đó, nếu bón nhiều quá thì vụ này cây dùng không hết vẫn để dành cho vụ sau mà không tạo hiện tương phú dưỡng cây hoặc đất, các chất dinh dưỡng cũng  không bị rửa trôi hoặc bị các kim loại trong đất cố định thành dạng khó tiêu cho cây trồng. Do vậy phân lân nung chảy Văn Điển thể hiện rất rõ tính ưu việt cho vùng thời tiết nóng, ẩm, đặc biệt trên địa hình đồi dốc hoặc chân đất chua phèn, phù hợp cho thâm canh mọi cây trồng, đăc biệt cho cây ăn quả lâu năm. 

Kết hợp với đạm, kali và một số dinh dưỡng vi lượng khác để sản xuất ra phân bón đa yếu tố NPK cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu sinh lý từng giai đoạn sinh trưởng của cây cam. Nó khác, với một số loại phân NPK thông thường là ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng rất cần thiết cho cây cam, giúp tăng năng suất, chất lượng, tăng sức chống chịu với các điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh, ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất.

Phân bón đa yếu tố NPK-13-3-13 dùng bón cho cam sành Hà Giang trước khi thu hoạch từ 1-1,5 tháng. Ảnh tư liệu

Kỹ thuật sử dụng phân bón Văn Điển cho cây cam sành Hà Giang

Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh khuyến cáo: Tại các vùng sản xuất chuyên canh cam sành Hà Giang, nhà nông nên sử dụng phân Văn Điển kết hợp phân hữu cơ như sau.

Đợt 1: Sau khi thu hoạch quả:

Đây là lần bón quan trọng nhất, giúp cam hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả cây đã bị suy kiệt nhiều dinh dưỡng. Sau thu quả, dọn vệ sinh, cắt cành vượt, cành khô, cành sâu bệnh. Các nghiên cứu về nông học cho thấy, cây cam càng nhiều năm tuổi, năng suất quả càng cao thì bộ rễ tơ càng nhanh cỗi và cần phải tạo lập rễ tơ mới, nếu để lưu lại rễ tơ cũ thì sản lượng quả năm sau sẽ thấp, cây hồi phục chậm, sinh trưởng yếu. Vì vậy, cần phá bỏ rễ tơ cũ ngay sau thu quả. Cùng với việc vệ sinh vùng gầm tán cây, khoảng 50 - 60cm tính từ gốc cây trở ra có thể cuốc xới cho bớt rễ tơ xung quanh tán cây, có thể tạo rãnh theo hình chiếu tán cây rồi tiến hành bón phân vùi sâu gồm:

- Lân nung chảy Văn Điển cho mỗi gốc 3-5kg

- Bón thêm 0,5 – 1kg phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển công thức 5.10.3 hoặc 10:7:3 cho mỗi gốc;

- Bóng thêm  10 - 15kg phân hữu cơ hoai mục; vùi phân lân và phân hữu cơ xuống dưới rãnh, đảo phân đa yếu tố NPK với đất rồi rải lên trên, lấp đất 2/3 rãnh. Nếu có cỏ, rác tủ rãnh càng tốt.

Đợt 2: Sau khi đậu quả  (quả bằng ngón tay) bón nuôi quả.

Đợt 3: Bón nuôi quả (bón phân vào tháng 5-6). Hai đợt 2 và 3 chủ yếu sử dụng phân ĐYT NPK công thức 12:5:10 hoặc 12:3:10, hoặc 12:8:12. Mỗi lần bón 0,3-0,5kg.

Đợt 4: Trước khi thu hoạch khoảng 1 - 1,5 tháng, giúp tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt. Đợt này chủ yếu dùng phân bón ĐYT NPK Văn Điển: 13:3:13 hoặc 12-12-17, lượng bón trung bình 0,5-0,7kg.

Cách bón phân thúc: Nhà nông có thể rải phân theo hình chiếu của tán cây trở vào, cách gốc khoảng 50-60cm, rải phân rồi lấp đất, nếu khô phải tưới nước; có thể ngâm phân cho tan rồi hòa nước để tưới. Nếu đầu vụ mà đã tạo rạch rồi bón phân lân nung chảy và phân hữu cơ ủ mục, thì nay bón phân thúc theo rạch cũ: Rải phân theo rạch rồi lấp đất, dùng lá cây, cỏ rác che kín phân.

Phân lân nung chảy Văn Điển dạng viên - mẫu vỏ bao mới. Ảnh tư liệu

Người trồng cam nên lưu ý:

- Không nên vứt các bao phân hữu cơ, phân gà chưa hoai mục vào gốc cây cam vì trong quá trình phân hủy và thẩm thấu đã vô tính làm thối lớp rễ tơ và hủy diệt vi sinh vật có ích trong lớp đất mặt,  tạo thuận lợi cho nấm khuẩn có hại phát triển gây thương tổn cho cây cam.

- Cây cam thường có 2 đợt rụng quả sinh lý.

- Đợt rụng quả lần đầu thường sảy ra sau đậu quả khoảng 15-30 ngày, lúc này quả non rụng xuống cùng với cuống còn tươi. Bản chất của hiện tượng này thường do “hữu sinh vô dưỡng” - nghĩa là rụng bớt quả non do thiếu dinh dưỡng. Thực tế cho thấy, nếu được bón đầy đủ phân hữu cơ ủ mục và phân lân nung chảy sau khi thu quả hay phân đa yếu tố NPK 5:10:3 trước khi phân hóa nụ hoa thi thấy bớt rụng quả non.

- Đợt rụng quả lần 2 thường xảy ra trước thu hoạch khoảng 1,5 - 2 tháng. Lần này chủ yếu do thiếu dinh dưỡng trung, vi lượng, đặc biệt thiếu một sô chất vi lượng cần thiết để hình thành hooc mon điều tiết sinh trưởng. Việc tăng lượng  lân nung chảy Văn Điển (trong đó chứa nhiều dinh dưỡng trung- vi lượng), bón vùi sâu ngay sau thu quả có thể hạn chế hiện tượng này.

Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh đánh giá: “Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ cân đối tất cả các loại chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của cây cam trong suốt cả niên vụ”.

Thực tiễn sản xuất cam sành của nông dân Hà Giang cho thấy: Bón phân Văn Điển giúp cây cam phát triển khoẻ, cân đối, lá màu xanh, sáng, bản lá dầy, phòng chống sâu bệnh hại, tỷ lệ đậu quả cao, quả lớn đồng đều, giảm hiện tượng rụng quả, giúp quả bóng, to, nhẵn, đặc biệt khi chín màu vỏ vàng thẫm rất hấp dẫn, năng suất cao, độ ngọt tăng, hương vị đậm đà hơn và bảo quản được lâu dài hơn.