Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiên
Mỗi ngày, lượng nước thải từ các cụm trang trại bò sữa với quy mô đàn tiệm cận 70.000 con của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn, Nghệ An sẽ được thu gom toàn bộ. Sau đó, trải qua 21 ngày xử lý với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới, nước thải sẽ đạt tới tiêu chuẩn cột B theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và được tuần hoàn đưa trở lại môi trường tự nhiên.
“Tôi thường giới thiệu một cách đơn giản rằng, hệ thống xử lý nước thải đắt đỏ và phức tạp này giống như một phép màu, dòng nước sau khi “tắm mình” trong công nghệ hiện đại, lại được nhẹ nhàng trả về với tự nhiên, tiếp tục hành trình tuần hoàn bất tận của sự sống. Đó không chỉ là quá trình xử lý nước thải, mà còn trách nhiệm của con người, của nhà sản xuất, là sự thực thi triết lý Trân quý Mẹ Thiên nhiên của chúng tôi”, ông Phạm Vinh Sơn - lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm xử lý chất thải và nước chăn nuôi của trang trại TH - chia sẻ.
Khu xử lý nước thải hiện đại và hoàn toàn không mùi
Nhà máy xử lý nước thải số 1 của Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH (THMF) – thuộc Tập đoàn TH, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK, được xây dựng trên diện tích 2,4 ha tại Nghĩa Đàn, Nghệ An. Đây là một trong 4 nhà máy xử lý nước thải của TH tại khu vực này. Với công suất 2.500 m3/ngày/đêm, vận hành liên tục, Nhà máy là bước cuối cùng khép kín toàn bộ quy trình xử lý nước thải thu gom từ riêng cụm trại 1 của Trang trại chăn nuôi bò sữa TH.
Là nơi tiếp nhận và xử lý nước thải chăn nuôi, nhưng nhà máy này gần như không phát sinh mùi khó chịu.
Dẫn chúng tôi đi tham quan, ông Phạm Vinh Sơn cho biết điểm đến đầu tiên của dòng nước thải là các mương oxy hóa. Đây là công nghệ nhập khẩu từ Hà Lan được THMF đầu tư ngay từ khi xây dựng. Tính đến nay, TH vẫn là doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam ứng dụng để xử lý nước thải tuần hoàn, bền vững.
Tại đây, nước thải được giữ lại trong thời gian 9,3 ngày. Mương oxy hóa đã có sẵn hệ sinh vật tự nhiên trực tiếp tham gia vào quá trình xử lý nước thải. Nước thải được xử lý bằng công nghệ sục khí, kết hợp đảo trộn để tạo thành dòng tuần hoàn vô hạn giữa pha hiếu khí và yếm khí. Khi được cung cấp không khí, hệ vi sinh vật sẽ sinh sôi, phát triển để bẻ gãy và phân hủy các chất hữu cơ, chuyển thành khí nitơ và khí gas. Trong đó, khí gas sẽ được thu hồi làm chất đốt sử dụng chế biến thức ăn cho bò sữa hoặc phát điện.
Nước thải sau thời gian xử lý ở mương oxy hóa, tiếp tục được bơm sang bể lắng và lưu lại ở đây 10 ngày để xử lý theo nguyên lý lắng trọng lực, những tạp chất nặng sẽ được lắng đọng xuống đáy thành bùn. Nước thải trong lại sau thời gian này tiếp tục được xử lý bằng hóa chất để diệt khuẩn. Đến đây hoàn tất quy trình, nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải. Phần bùn lắng có hàm lượng nitơ (đạm), photpho, kali rất cao, được đưa sang hệ thống máy ép bùn, là nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ.
"Với công nghệ THMF đang áp dụng thì từng giọt nước thải phải trải qua quy trình 21 ngày để xử lý. Điểm đặc biệt ở công nghệ này là mô phỏng hoàn toàn quy trình diễn ra trong tự nhiên, tức là dùng vi sinh vật để xử lý. Vì vậy ngay trong quá trình xử lý nước thải cũng không phát tán mùi hôi. Và nước thải không có cặn khi đưa trở lại môi trường.
Công nghệ xử lý này có chi phí thấp hơn và thân thiện với môi trường hơn so với các công nghệ xử lý hóa lý như sử dụng các chất hóa học, sốc điện, sục khí ozon đồng thời đảm bảo yếu tố phát triển bền vững", ông Sơn nói.
Tiết kiệm tài nguyên nước, cam kết sản xuất bền vững
Nhà máy xử lý nước thải của THMF có lắp đặt trạm quan trắc theo dõi quy trình xử lý nước thải, toàn bộ dữ liệu được truyền trực tiếp về máy tính của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An. Trong đó, thùng lấy mẫu nước thải cắm sẵn nhiều thiết bị cảm biến để đo đếm, giám sát toàn bộ các chỉ số theo quy định của pháp luật.
Ông Phạm Vinh Sơn cho biết, các nhà máy của THMF đang đang xả thải theo tiêu chuẩn quy định tại Cột B, QCVN 62 - quy chuẩn nước thải trong chăn nuôi, hệ số 0,72. Tuy nhiên, với công nghệ xử lý bằng vi sinh vật, thực tế nước thải của THMF đạt chất lượng cao hơn so với quy định.
Cụ thể, chỉ số COD theo quy chuẩn của pháp luật là 216 thì THMF đang xử lý ở mức 162, tương đương thấp hơn 30% so với yêu cầu. Ngoài ra với chỉ tiêu cặn solit, nước thải của THMF đang xả thải thấp hơn 40%. Chỉ tiêu Nitơ thấp hơn 40 lần so với luật; độ pH đạt được là 7,6, trong khi đó chỉ tiêu nước sinh hoạt đảm bảo sử dụng cho con người có độ pH từ 7 - 7.5.
Ông Phạm Vinh Sơn chia sẻ, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là vấn đề được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây. Nhưng với tư duy Trân quý Mẹ Thiên nhiên, TH đã triển khai các mô hình này từ nhiều năm nay như một phần của chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
-
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao -
Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL -
Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
- Quảng Nam muốn đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm chủ lực, thương hiệu quốc gia
- Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi
- Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững
-
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 10Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Trường Sa đã mạnh lên thành bão số 10 năm 2024 với tên quốc tế là PABUK.
-
Hỗ trợ nông dân Nghĩa An xử lý chất thải trong chăn nuôiVừa qua, Trung tâm Môi trường Nông thôn- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân xã Nghĩa An (TX. Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) tổng kết mô hình “Hội Nông dân ứng dung công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2024 – 2026”.
-
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiênTrong quy trình sản xuất tuần hoàn, khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch” tại trang trại bò sữa TH true MILK, khâu xử lý nước thải là mắt xích quan trọng, thể hiện rõ nhất những cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường và sản xuất sạch.
-
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai(Tapchinongthonmoi.vn) - Trước tình trạng một số công trình được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã nhiều năm chưa bị xử lý ở thị trấn Di Lăng (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi), lãnh đạo huyện Sơn Hà và thị trấn Di Lăng đều thừa nhận do vướng quy định mới của Luật Đất đai nên... chưa thể xử lý được!
-
Bình Thuận: Làm giàu từ mô hình trồng dâu nuôi tằm và nuôi chồn hương tại xã Đức TínTại xã Đức Tín, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều nông dân làm giàu từ các mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Tiêu biểu có thể kể đến các mô hình của ông Phạm Văn Quyết với nghề trồng dâu nuôi tằm và ông Phạm Ngọc Bồi với mô hình nuôi chồn hương. Hiệu quả của 2 mô hình này đã khiến cho nhiều người đến học hỏi và làm theo.
-
Tín dụng chính sách – Động lực cho đồng bào các dân tộc Kỳ Sơn phát triểnSau 22 năm triển khai các chương trình tín dụng chính sách, 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”. Với cách làm sáng tạo, phù hợp, phát huy sức người, lợi thế địa phương đã đem lại nhiều đổi mới cho huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).
-
4 chính sách hỗ trợ chuẩn hóa nông sản Việt(Tapchinongthonmoi.vn) - "Nghị định về xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam" sẽ giúp quản lý chặt chẽ chất lượng trong sản xuất, chế biến và chứng nhận sản phẩm đạt nhãn hiệu nông sản quốc gia giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng, đảm bảo sản phẩm an toàn, chất lượng, được chứng nhận và cam kết truy xuất được nguồn gốc, là cơ sở để phát triển thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm nông sản.
-
Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân: Đổi mới để phục vụ bệnh nhân tốt hơnVới mục tiêu “Tất cả hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên. Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, triển khai các kỹ thuật mới, phục vụ tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân.
-
Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệpĐể thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ngành Nông nghiệp Việt Nam phải đi đầu và có nhiều thay đổi. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy các giải pháp giảm phát thải thông qua các kế hoạch chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang kinh tế tuần hoàn.
-
Hành trình đến sản phẩm OCOP 4 sao, xuất khẩu của nước mắm Bà HaiNước mắm Bà Hai, cái tên gọi bình dị, thân thương gắn liền với bao người dân địa phương và du khách muôn nơi. Việc liên tiếp đạt được sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao đã giúp thương hiệu nước mắm Phan Thiết phát triển mạnh mẽ vươn mình trở thành thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận. Đến nay, nước mắm Bà Hai đã có trong các siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước. Đặc biệt, nước mắm Bà Hai đã xuất khẩu được ra nước ngoài là Mỹ, Canada.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Bài 2: Những quyết sách đúng đắn, kịp thời