
Chuyên gia khuyến cáo chọn phân bón Văn Điển cho lúa vụ Xuân 2025 ở phía Bắc
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh nguyên là cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình. Ông là một chuyên gia kỳ cựu về lĩnh vực hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây trồng nói chung, cho cây lúa nói riêng.

Nhận xét về diễn biến phức tạp của thời tiết năm nay, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh phân tích: Gần đây, biến đổi khí hậu gây thời tiết diễn biến rất phức tạp. Năm 2023 nắng nóng dữ dội, năm 2024 - Mậu Thìn, sau sự tàn phá cơn bão Yagi là đợt mưa lịch sử gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và mọi mặt đời sống xã hội. Năm Ất Tỵ 2025, thời tiết diễn biến còn nhiều phức tạp: Đầu xuân tiết trời thuận cho du xuân, nhưng không thuận cho nông nghiệp: Ngày tết Nguyên đán, trời tạnh nắng (thuận là “tuế tiêu mông hắc tứ biên thiên”, ngày 3/2 lập Xuân trời mưa nhỏ buổi sáng (Lập Xuân tạnh mới được mùa), hay ngày 15 tháng Giêng - tết Thượng nguyên “ngày nắng chang chang - tốt cho thóc lúa, hoa quả)… Theo Ngọc Hạp thì ngày mùng một Tết là ngày Mậu thì “túc, mễ quý, ngư diêm quý” - không chỉ lúa màu nhiều sâu bệnh mà nghề muối, nghề cá cũng khó khăn; ngày mùng 3 Tết là Canh Tý – loạn thiên địa, loạn âm dương, nhắc nhở thời tiết phức tạp khó lường.
Nền văn minh lúa nước hàng nghìn năm qua đã giúp “con người” trở thành nhân tố quyết định thành quả của 4 yếu tố: Nước - phân - cần- giống. Trong đó, phân bón có vai trò rất lớn đến sức khỏe cây lúa, đến khả năng thích ứng môi trường khắc nghiệt và sức chống chịu sâu bệnh cũng như đến năng suất, chất lượng cây trồng.
Trong số 16 -18 chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây lúa, các chất lân (P2O5), kali (K2O), silic (SiO2), canxi (CaO), magie (MgO)… có vai trò hết sức quan trọng. Lân giúp cây đẻ nhánh khỏe, rễ phát triển mạnh và tạo cho bông to, hạt mảy. Silic kết hợp với canxi tạo các phân tử pepcic giúp thành mạch tế bào cứng chắc, khắc phục ngộ độc đất, chống chịu tốt hơn với khô hạn, chua mặn…, giúp tăng sự hấp thụ các loại dinh dưỡng khác. Magie là thành phân cơ bản trong nhân tế bào diệp lục, giúp tăng hiệu suất quang hợp, Magie kết hợp canxi là thành phần cơ bản các loại men sinh học Co-enzyme tổng hợp vi chất tạo nên hương vị, chất lượng nông sản. Magie kết hợp với kali làm tăng sức chống chịu sâu bệnh và tăng vẻ đẹp mẫu mã, chất lượng nông sản.
Lựa chọn phân bón cho lúa Xuân
Theo nhận định của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, trên thị trường phân bón hiện nay, có nhiều loại phân bón của nhiều nhà sản xuất khác nhau. Trong đó, loại phân bón có nhiều ưu điểm nổi bật dùng cho lúa Xuân phía Bắc được nhiều nông dân tin dùng những năm qua là phân lân nung chảy Văn Điển. Đây là loại phân bón đa yếu tố, chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt: 4%, chất mangan: 0,4%; chất đồng: 0,02%; chất molipden: 0,001%; chất coban: 0,002%; chất bo: 0,008%; chất kẽm: 0,00014%. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong phân bón mang thương hiệu Văn Điển được cây trồng sử dụng hết trên 98% trên mọi chân đất, vừa đạt hiệu quả sử dụng cao mà không còn để lại tồn dư gây hại cho đất và môi trường.

Từ phân lân nung chảy Văn Điển, nhà sản xuất đã kết hợp với đạm urê, kali Canađa và một số dinh dưỡng vi lượng sản xuất phân đa yếu tố NPK các loại. Kh sử dụng cho lúa, nhà nông cần lưu ý: Phân bón NPK là loại phân tổng hợp với 3 thành phần dinh dưỡng là N, P, K. Phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK là loại phân bón đa dinh dưỡng, ngoài các loại dinh dưỡng NPK còn nhiều chất trung lượng, vi lượng khác rất cần thiết cho cây trồng mà nhiều loại phân bón khác không có được.
Phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau, ứng với từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, như:
Phân đa yếu tố NPK (16 :5 :17) có hàm lượng N =16%, P2O5 =5%. K2O=17% Mg=5%, SiO2=7%, CaO= 8%, S=2%… Hiện nay nhiều nơi bà con nông dân sử dụng phân đa yếu tố công thức NPK 13:3:10 hay “Lúa 2”. Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kali khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải; kali giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ; đồng thời kali vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu, giúp ruộng lúa thông thoáng nhưng khóm lúa gọn, nhiều bông. Ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai doạn đẻ nhánh, loại phân bón này còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.
Phân ĐYT NPK 5:12:3 , 10:10:5, 10:7:3 hoặc phân đa yếu tố “Lúa 1” chuyên bón lót cho lúa, có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPKvà các chất trung, vi lượng cần thiết cho cây lúa giai đoạn làm đòng, trỗ bông, giúp cây lúa tăng sức chống chịu, tăng năng suất, chất lượng nông sản.
Cách chăm bón lúa Xuân
Theo tư vấn của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, mỗi sào lúa Xuân ở các tỉnh phía Bắc cần chăm sóc cơ bản như sau:
Bón lót: Tùy thuộc chân ruộng, giống lúa và lượng phân hữu cơ mà nhà nông cần bón khoảng 15-20kg phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón lót lúa. Ruộng chân cao, cấy lúa ít thóc thì bón ít, ruộng thấp trũng, chua nhiều, cấy lúa nhiều thóc thì bón nhiều. Để phân bón lót được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông; phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bưà cuối cùng; nếu lo mất nước, mất phân thì có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng. Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng.

Bón thúc: Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà nhà nông chuẩn bị phân chuyên bón thúc cho lúa Xuân 2025 như sau:
- Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng thì bón khoảng 10-12kg/sào; ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15kg/sào.
- Riêng chân ruộng cao ghềnh, giống lúa cứng thân, phương thức gieo vãi hoặc thời tiết ấm nhiều thì bón thúc làm 2 lần: Với lúa cấy, cả với cấy thủ công hay cấy máy thì đều bón phân thúc đẻ sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng, bón 60-70% lượng phân bón thúc. Với lúa gieo sạ (gieo vãi), cần gieo rất thưa, khi cây lúa 2,5-3,0 lá thì nên bón nhử khoảng 1,5-2,0kg ure/sào. Nếu thời tiết thuận thì 1 tuần sau bón khoảng 60-70% lượng phân bón thúc. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, bón hết lượng phân còn lại…
Đồng thời với bón phân thúc, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh khuyên bà con nông dân cần điều tiết nước hợp lý theo phương châm Nông – Lộ - Phơi; đặc biệt giai đoạn lúa đẻ nhánh để phòng tránh và xử lý bệnh đạo ôn được hiệu quả.
Chỉ những ruộng lúa cao sản và sức chống chịu kém như giống lúa BC15, TBR225... khi đến cuối vụ được bón thêm 2-3kg kali/sào, còn lại tất cả đều không được bón phân đạm đơn và không bón muộn, bón nhôi nhai phòng rầy nâu và bệnh bạc lá có thể phát dịch giai đoạn cuối vụ.
Là người có kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón lâu năm, được sống cùng nông dân và chứng kiến thành quả của nhà nông trên nhiều miền đất nước, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh rút ra kết luận: Chăm bón cây lúa vụ xuân 2025 ở phía Bắc bằng phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa, cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc, thực hiện “Lót sâu”, “Thúc sớm”, không bón thêm phân đạm đơn, không bón nhôi nhai. Thực hiện đúng như vậy sẽ giúp lúa vụ Xuân 2025 phát triển cân đối, khỏe mạnh, ruộng lúa thông thoáng, màu sắc lá xanh sáng, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn, đảm bảo chất lượng lúa gạo, nâng cao giá trị nông sản, hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường.
Thu Hà – Nam Phong

-
Tuyên Quang: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, vượt chỉ tiêu năm 2024
-
Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch
-
21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH
-
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai
- Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
- Long An khởi động Đề án phát triển 125.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp
- Nghệ An: Kịp thời khoanh vùng, chỉ đạo sâu sát khi có dịch bệnh trên vật nuôi ở Nam Đàn
- Nông dân Đồng Tháp chuyển đổi sang sản xuất lúa hữu cơ
-
Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ quan Trung ương Hội Nông dân Việt NamBan Thường vụ Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương vừa ký Quyết định số 11/QĐĐUMTTQ.CĐTTW ngày 10/2/2025 quyết định chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025.
-
Chuyên gia khuyến cáo chọn phân bón Văn Điển cho lúa vụ Xuân 2025 ở phía BắcTheo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, năm 2005 tiềm ẩn nhiều diễn biến thời tiết phức tạp, bất thuận cho vụ lúa Xuân ở miền Bắc. Vì vậy, nhà nông cần chú ý chọn đúng loại phân bón nhiều ưu điểm như phân bón Văn Điển và công thức bón đã được nhà nông kiểm chứng hiệu quả nhiều năm qua.
-
Mavin lan tỏa yêu thương nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp sum họp gia đình mà còn là thời điểm để cộng đồng sẻ chia, mang đến niềm vui và hy vọng cho những người có hoàn cảnh khó khăn
-
Bỏ cấp huyện, sáp nhập cấp tỉnh: Mô hình tiến bộ được nhiều nước áp dụngTheo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nếu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ phát huy được các lợi thế, tạo ra không gian rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực cho phát triển.
-
Đồng thuận, ủng hộ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nướcHội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ ba, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029 đã hoàn thành toàn bộ các nội dung theo chương trình đề ra.
-
Sơn La: Thành lập một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cho phép hợp nhất tổ chức hội quần chúngChiều nay (20/2), UBND tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị Công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho phép hợp nhất tổ chức hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ và công tác cán bộ.
-
Thái Nguyên bầu Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Chiều ngày 19/02, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành kiện toàn chức danh Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Mavin được vinh danh tại Giải thưởng Saigon Times CSR 2024Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, tổ chức. Đây là lần đầu tiên Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội (CSR), đánh dấu sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực của Tập đoàn trong suốt 20 năm hoạt động.
-
Kết luận một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trịĐảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
-
Kỳ họp bất thường lần thứ 9 hoàn thành toàn bộ chương trìnhKỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành chương trình với 4 Luật, 5 Nghị quyết và các Nghị quyết thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
-
1 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025
-
2 Nhiều chương trình đặc sắc tại Tuần văn hóa, thể thao và du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025
-
3 Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025
-
4 Hoa Xuân trên những nẻo đường vùng cao Sơn La
-
5 Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào Xuân