Bình Thuận: Làm giàu từ mô hình trồng dâu nuôi tằm và nuôi chồn hương tại xã Đức Tín
Ông Phạm Ngọc Bồi tại xã Đức Tín, huyện Đức Linh đã thành công khi đầu tư vào nuôi chồn hương. Từ 2 cặp con giống nuôi ban đầu, hiện đàn chồn hương của ông Bồi đã gần 50 con. Với giá chồn thịt dao động từ 2 đến 2,3 triệu đồng/kg, chồn giống từ 10 đến 30 triệu đồng 1 cặp tùy trọng lượng, ông Bồi đã ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế dựa trên nuôi chồn hương.
Chồn hương là loài động vật hoang dã, được sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm vừa là món đặc sản thơm ngon, thịt ngọt và mềm nên rất được ưa chuộng trong các nhà hàng. Với chất lượng thịt thơm ngon, chồn hương đang được thực khách ưa chuộng và chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để tìm mua. Nắm bắt xu hướng này, ông Bồi đã tự hỏi kinh nghiệm những người nuôi ở ngoài tỉnh, nghiên cứu tài liệu, sách báo và hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương.
Ông Bồi cho biết: Nuôi chồn hương không khó, người nuôi có thể tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn tại nhà để nuôi. Từ đó, tiết kiệm được chi phí sản xuất, đãm bảo được kĩ thuật thức ăn. Chồn hương thuần dưỡng chủ yếu ăn chuối chín và cháo cá, cháo đầu gà. Chuối trồng sẵn ngoài vườn, cá nuôi dưới ao, thức ăn thừa ở quán được ông Bồi tận dụng làm nguồn thức ăn cho chồn.
Mỗi ngày ông cho chồn ăn một lần vào các buổi chiều, do tập tính hoang dã, ban ngày chúng thường ngủ, chỉ thức dậy vào tầm chiều và ban đêm để kiếm ăn. Chồn mẹ một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2 đến 4 con, mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 đến 7. Chồn sinh sản cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là canxi, để phòng bệnh chồn mẹ sau khi sinh thiếu chất sẽ ăn con non. Chồn con nuôi khoảng từ 10-12 tháng là có thể xuất bán thương phẩm hoặc giữ lại nuôi làm chồn sinh sản.
Để nuôi chồn hương, chủ nhà phải làm lồng sắt cao cách mặt đất khoảng 1,5m cho thông thoáng và tiện vệ sinh chuồng trại. Mỗi ô chuồng đều được bố trí rộng rãi giúp chồn có không gian vận động. Chồn hương có sức đề kháng tốt, dễ thích nghi, tuy nhiên khi nuôi cần đặc biệt lưu ý bệnh liên quan đến đường ruột. Để phòng bệnh cho chúng, người nuôi phải dọn vệ sinh hàng ngày, đảm bảo chuồng luôn sạch, khô, thoáng, tránh ẩm thấp. Nước uống cho chúng phải sạch và qua xử lý kỹ, ngoài ra cần bổ sung thêm canxi, men tiêu hóa vào thức ăn giúp chồn tăng sức đề kháng, khỏe mạnh.
Không giấu nghề, ông Bồi thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm nuôi cho các người dân ở địa phương và các tỉnh thành khác khi có nhu cầu nuôi chồn hương.
Một điển hình thành công khác tại xã này là ông Phạm Văn Quyết. Là người đầu tiên khởi xướng việc trồng dâu nuôi tằm ở xã Đức Tín, huyện Đức Linh, ông Phạm Văn Quyết đã vươn lên làm giàu nhờ trồng dâu nuôi tằm và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2000, ông Quyết đã chuyển đổi 7 sào đất trồng màu kém hiệu quả sang trồng dâu. Qua một thời gian, cây dâu thích hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở Đức Tín nên sinh trưởng và phát triển tốt. Từ hiệu quả mô hình trồng dâu nuôi tằm của gia đình ông Quyết, một số hộ nông dân trong thôn 10 đã tới học hỏi kinh nghiệm để làm theo. Hiện có 20 hộ tại đây đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm với tổng diện tích trồng dâu là 50ha.
Để có được thành công trong việc trồng dâu nuôi tằm, ông Quyết đã nhiều lần tự tìm hiểu và đi tham quan các mô hình trồng dâu nuôi tằm ở các tỉnh khác. Theo ông Quyết, với nhiều cách thức nuôi tằm mới cùng nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao, người trồng dâu nuôi tằm ở xã Đức Tín đã có thêm thu nhập, nâng cao đời sống của mình.
Hiện nay, ông Quyết đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất dâu tằm, mang lại hiệu quả cao. So với các loại cây trồng khác vốn có tại địa phương, trồng dâu nuôi tằm nhả tơ cho thu nhập cao hơn nhiều. Vì vậy, người dân địa phương đang rất phấn khởi trước hướng làm ăn này.
Với hiệu quả ban đầu của 2 mô hình nói trên tại xã Đức Tín, nhiều người dân ở địa phương và khu vực khác đã đến để học hỏi với mong muốn nhân rộng và làm theo trong thời gian tới./.
-
Huyện Đức Trọng: Phấn đấu thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt gấp 2,5 - 3 lần -
Cà Mau: GRDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước -
Bình Dương phấn đấu trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 -
Đến năm 2030, phấn đấu trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn trái áp dụng IPHM
- Vĩnh Long: Định hướng cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Vai trò của giai cấp Nông dân trong thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Luật Đất đai 2024 tạo môi trường đầu tư bất động sản minh bạch và ổn định hơn
- Đắk Lắk: Cần xây dựng và quản lý hiệu quả hệ thống mã vùng trồng nông sản đặc thù
- “Ước mơ” bán tín chỉ carbon dưới biển
- Những yếu tố phát triển thị trường Carbon tại Việt Nam
- Đề xuất quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất
-
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 10Áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Trường Sa đã mạnh lên thành bão số 10 năm 2024 với tên quốc tế là PABUK.
-
Hỗ trợ nông dân Nghĩa An xử lý chất thải trong chăn nuôiVừa qua, Trung tâm Môi trường Nông thôn- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân xã Nghĩa An (TX. Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) tổng kết mô hình “Hội Nông dân ứng dung công nghệ sinh học xử lý nước thải, chất thải trong chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2024 – 2026”.
-
Trang trại bò sữa TH trả về từng giọt nước lành cho Mẹ Thiên nhiênTrong quy trình sản xuất tuần hoàn, khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch” tại trang trại bò sữa TH true MILK, khâu xử lý nước thải là mắt xích quan trọng, thể hiện rõ nhất những cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường và sản xuất sạch.
-
Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai(Tapchinongthonmoi.vn) - Trước tình trạng một số công trình được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đã nhiều năm chưa bị xử lý ở thị trấn Di Lăng (huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi), lãnh đạo huyện Sơn Hà và thị trấn Di Lăng đều thừa nhận do vướng quy định mới của Luật Đất đai nên... chưa thể xử lý được!
-
Bình Thuận: Làm giàu từ mô hình trồng dâu nuôi tằm và nuôi chồn hương tại xã Đức TínTại xã Đức Tín, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều nông dân làm giàu từ các mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Tiêu biểu có thể kể đến các mô hình của ông Phạm Văn Quyết với nghề trồng dâu nuôi tằm và ông Phạm Ngọc Bồi với mô hình nuôi chồn hương. Hiệu quả của 2 mô hình này đã khiến cho nhiều người đến học hỏi và làm theo.
-
Tín dụng chính sách – Động lực cho đồng bào các dân tộc Kỳ Sơn phát triểnSau 22 năm triển khai các chương trình tín dụng chính sách, 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”. Với cách làm sáng tạo, phù hợp, phát huy sức người, lợi thế địa phương đã đem lại nhiều đổi mới cho huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).
-
4 chính sách hỗ trợ chuẩn hóa nông sản Việt(Tapchinongthonmoi.vn) - "Nghị định về xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam" sẽ giúp quản lý chặt chẽ chất lượng trong sản xuất, chế biến và chứng nhận sản phẩm đạt nhãn hiệu nông sản quốc gia giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng, đảm bảo sản phẩm an toàn, chất lượng, được chứng nhận và cam kết truy xuất được nguồn gốc, là cơ sở để phát triển thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm nông sản.
-
Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân: Đổi mới để phục vụ bệnh nhân tốt hơnVới mục tiêu “Tất cả hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên. Đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, triển khai các kỹ thuật mới, phục vụ tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân.
-
Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệpĐể thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ngành Nông nghiệp Việt Nam phải đi đầu và có nhiều thay đổi. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy các giải pháp giảm phát thải thông qua các kế hoạch chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang kinh tế tuần hoàn.
-
Hành trình đến sản phẩm OCOP 4 sao, xuất khẩu của nước mắm Bà HaiNước mắm Bà Hai, cái tên gọi bình dị, thân thương gắn liền với bao người dân địa phương và du khách muôn nơi. Việc liên tiếp đạt được sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao đã giúp thương hiệu nước mắm Phan Thiết phát triển mạnh mẽ vươn mình trở thành thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận. Đến nay, nước mắm Bà Hai đã có trong các siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước. Đặc biệt, nước mắm Bà Hai đã xuất khẩu được ra nước ngoài là Mỹ, Canada.
-
1 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
2 "Dấu ấn" của Cụm thi đua số 3: Nhiều mô hình kinh tế tiêu biểu do nông dân làm chủ -
3 Cụm thi đua số 4: Tăng cường kết nối giao thương quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động an sinh xã hội -
4 Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW -
5 Bài 2: Những quyết sách đúng đắn, kịp thời