Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Bón thúc lúa xuân miền Bắc bằng phân NPK Văn Điển

22:25 20/03/2019 GMT+7

Khác với nhiều năm,  mùa xuân năm nay ấm hơn, lúa  lúa cấy xuống nhanh bén rễ hồi xanh, sinh trưởng nhanh, nhưng thiếu nắng nên mềm yếu, dễ bị sâu bệnh phá hại. Nông dân tỉnh Thái Bình, cũng như nhiều vùng khác ở Đồng bằng Bắc bộ đang khẩn trương tiến hành bón thúc cho lúa.

Hơn ai hết, bà con nông dân đồng bằng Bắc Bộ chính là những chuyên gia trồng lúa, đã được tiếp nhận kinh nghiệm quý giá từ nghìn đời nay về làm lúa vụ xuân. Tuy nhiên, bên cạnh kinh nghiệm tích lũy, thì trước đây và cho đến nay, nông dân vẫn ít nhiều phải « trông trời trông đất trông mây, trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm» và vẫn mong cho « Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng », bởi yếu tố thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến quy trình sinh trưởng của lúa, cũng như liều lượng, mức độ, thời gian bón phân, điều tiết nước. Nếu không cập nhật kỹ thuật canh tác hiện đại, với những loại phân bón giàu dinh dưỡng cho cây và cho cả đất, thì chưa chắc đã « có ăn ». Chẳng thế mà các lão nông xưa nay đã đúc kết “Công cấy là công bỏ, công chăm sóc, làm cỏ là công ăn”. Cùng với tưới nước nông-lộ-phơi theo nhu cầu cây lúa thì việc cung cấp cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có ý nghĩa quyết định

Vai trò từng yếu tố dinh dưỡng đối với « 4 thì » của lúa

Quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa chia làm 4 giai đoạn chính, trong đó, giai đoạn cây con và đẻ nhánh có bộ rễ ăn nông theo chiều ngang; dinh dưỡng chính chủ yếu là đạm và kaly. Từ khi đứng cái, làm đòng thì bộ rễ phát triển theo chiều sâu, nhu cầu dinh dưỡng về Đạm giảm bớt mà tăng lân và kaly. Đồng thời đòi hỏi đầy đủ các chất dinh dưỡng trung, vi lượng để cân đối dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất, chất lượng cao. Như vậy, bên cạnh những tác động ngoại cảnh như  nhiệt độ, ánh sáng …, thì yếu tố nội lực của cây trồng, dinh dưỡng cho cây lúa có tác động quyết định đến năng suất thóc.

Đầy đủ chất đạm thì thân lá phát triển, đẻ nhánh nhiều làm cho khóm lúa to, ruộng lúa xanh tốt.

Phân lân giúp bộ rễ phát triển, cây lúa hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn giúp cây tốt và khỏe. Lân còn giúp cây lúa chống chịu môi trường bất thuận như chịu rét, chịu nóng thậm chí chịu chua mặn tốt hơn; tạo điều kiện cho quá trình phân hóa mầm hoa,, tạo cho bông to, hạt mẩy.

Trong phạm vi cân đối thì phân kaly kích thích cây lúa hút đạm nhiều hơn nên cây lúa sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Ka ly còn kích thích quá trình quang hợp, đặc biệt trong điều kiện thiếu ánh sáng, vận chuyển các dòng nhựa trong cây giúp cây cứng cáp, giúp các nhánh lúa mới đẻ dễ phát triển thành dảnh hữu hiệu.

Vôi (Ca) vừa hạ chua, khử độc đất vừa tạo cho cây cứng hơn, hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm gây hại cho cây

Dinh dưỡng Manhê (Mg) không chỉ khử chua, cải tạo đất mà khi được cây hấp thụ thì nhanh chóng tham gia cấu tạo tế bào diệp lục, là nhân tố cơ bản quyết định hiệu suất quang hợp, tạo ra năng suất chất xanh của cây trồng. Mg còn là hoạt chất của hệ enzim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic; thúc đẩy hấp thụ và vận chuyển lân của cây..

Cây lúa cần dinh dưỡng Silíc nhiều gấp trên 4 lần dinh dưỡng đạm. Khi được cây lúa hấp thụ, Si tạo thành lớp màng bảo vệ giúp cây lúa thân cứng, lá đứng , bản lá dày hơn, giúp cây lúa không chỉ quang hợp tốt hơn mà còn hạn chế sự xâm nhiễm gây hại của nhiều đối tượng sâu bệnh, đặc biệt nấm bệnh đạo ôn, nấm bênh đốm nâu…

Lựa chọn thông minh của nhà nông

Hà Nội (khu vực ngoại thành) là một trong những địa phương vẫn duy trì diện tích lúa xuân khá lớn. Và bà con nông dân ở đây nhiều năm qua vẫn trung thành với lựa chọn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển để bón thúc cho lúa xuân. Đó không phải là một điều ngẫu nhiên. Bởi theo phân tích của các chuyên gia phân bón, phân lân nung chảy Văn Điển chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và đầy đủ các chất vi lượng như: Chất sắt: 4% , Chất Mangan: 0,4%;  chất đồng: 0,02%;  Chất molipden: 0,001%; Chất Coban: 0,002; Chất Bo: 0,008%; Chất Kẽm: 0,00014%.  Phân nung chảy Văn Điển kết hợp với chất đạm và kaly để sản xuất ra phân Đa yếu tố (ĐYT) NPK là loại phân có chứa các chất đa lượng NPK, các chất trung lượng như Ca, Mg,   Si và nhiều chất vi lượng khác mà các loại phân bón thông thường không có. Hiện công ty phân lân nung chảy Văn Điển Hiện có trên 60 sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK,  thích hợp với từng loại cây, trên từng chân đất, với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng. trong

Phân bón ĐYT NPK chuyên bón thúc cho lúa có nhiều loại công thức khác nhau như: phân đa yếu tố NPK(16 :5 :17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO  8%, S 2%,…   ; loại NPK 12 :5 :10 có hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%,   Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%… Hiện nay nhiều nơi bà con sử dụng công thức NPK  14:6:8+TE hoặc  13:3:10 +TE.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển đồng thời cung cấp cho cây lúa đầy đủ và cân đối các dinh dưỡng, cả các chất đa lượng (N,P,K), các chất trung lượng (Ca, Mg, Si, S…) và các chất vi lượng (Cu, Mo, Bo. Zn….) không chỉ hạ chua, khử độc đất mà còn giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, phát triển mạnh, khóm lúa gọn, bộ lá dày, đứng tạo điều kiện quang hợp tốt hơn; chống chịu sâu bệnh tốt, bộ lá công năng bền đến cuối vụ, tạo nên ruộng lúa dày bông, bông to, nhiều hạt mảy.

Năm nay Lập Xuân (30/Chạp)  nhằm ngày Nhâm Thân, dự báo Mễ mạch tiện, đại đậu quý; ngày đó tạnh nắng cả ngày nên  có thể được mùa lúa.  Tết Nguyên đán nhằm ngày Quý Dậu, dự báo :  Hòa ương, Nhân dịch, đa vũ (Mưa nhiều, dịch bệnh gia súc, cây lúa “ẩm ương khó chiều”, đòi hỏi chăm sóc linh hoạt và đúng khoa học. Thực tế, các tỉnh Bắc bộ trời ấm, ẩm hơn, đầu vụ cây lúa sinh trưởng khá nhanh, nhưng thiếu nắng nên mềm yếu, dễ bị sâu bệnh phá hại; mặt khác có thể lúa trỗ sớm gặp thời tiết bất thuận trước tiết Lập hạ. Do vậy, việc bón phân thúc cho lúa cần phải linh hoạt và hài hòa 2 nguyên tắc : là “ấm bón rải, rét bón dồn” và “ Nhẹ đầu, nặng giữa, nhẹ cuối” trên cơ sở đày đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.

Lưu ý khoảng cách giữa 3 lần bón thúc  

Tùy theo giống lúa mà bà con nông dân gieo, tùy chân ruộng và lượng phân đã bón lót mà mỗi sào Bắc bộ cần bón thúc khoảng  12-15kg phân đa yếu  tố NPK 16:5:17 hoặc 15-20kg NPK 12:5:10.  hoặc 13:3:10+TE… Với những giống lúa lai, lúa năng suất cao thì bón nhiều hơn; giống lúa chất lượng, năng suất không cao thì có thể bón  ít hơn .

– Lần bón thúc đầu tiên khi lúa ra lá non, bón 20-30% lượng bón thúc. Có thể bớt phân ĐYT NPK bón thúc, thay bằng 1-2kg ure trộn với thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm để dễ rắc và rắc đều hơn; song chỉ nên giữ lớp nước nông 2-3cm. Sau đó ruộng tự cạn nước, nên duy trì đủ ẩm và lộ gốc lúa, tạo điều kiện cho lúa đẻ sớm và đẻ nhiều hơn.

-Thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 15-20 ngày, khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, bón khoảng 50-60% lượng phân thúc.

-Thúc lần 3 sau khi lúa đẻ nhánh tối đa, bón hết lượng phân còn lại. Đặc biệt với các giống lúa lai, lúa BC15, TBR225… khi xuất hiện lá lúa thắt eo, nên bón thêm 1-2kg kaly với 3-5kg phân ĐYT NPK bón thúc nhằm khai thác tối đa năng suất lúa và hạn chế thấp nhất sâu bệnh cuối vụ.

– Lưu ý:Tránh bón phân thuc khi mực nước lớn và trời đang nắng nóng; nên bón vào lúc chiều mát, khi lá lúa khô và ruộng cạn nước.

Lúa được bón phân Văn Điển không chỉ cho năng suất cao, hạn chế sâu bệnh mà còn giúp hạt gạo trong, sáng, chất lượng thơm ngon do được cung cấp đầy đủ các nguyên tố trung, vi lượng, rất phù hợp cho gạo chất lượng cao, gạo xuất khẩu cao cấp.

Tiến Chinh – Nam Phong