Cà Mau: Chủ động xây dựng, hình thành các liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp
Thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã quan tâm, khuyến khích và phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Các văn bản chỉ đạo đã được ban hành, với mong muốn tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia liên kết chuỗi giá trị. Trong đó, nổi bật là Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 của HĐND tỉnh Cà Mau về ban hành chính sách hỗ trợ liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 512/QĐ-UBND ngày 16/3/2021 của UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và phân cấp phê duyệt hỗ trợ liên kết trên địa bàn tỉnh.
Chuỗi liên kết phát huy hiệu quả khi tỉnh Cà Mau định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm ngành hàng. Các cây, con chủ lực đã được quy hoạch và hình thành rõ các vùng sản xuất tập trung, như vùng cây chuyên canh, sản phẩm có khả năng xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện tự nhiên của từng địa phương.
Trong đó, có thể kể đến sự thành công của hợp tác xã (HTX) lúa - tôm Trí Lực, xã Trí Lực, huyện Thới Bình là một ví dụ. Từ khi thực hiện mô hình liên kết sản xuất, đến nay đã hình thành nên một HTX Trí Lực lớn mạnh với nhiều sản phẩm chất lượng cao hướng đến xuất khẩu. Chuỗi liên kết sản xuất tôm - rừng, tôm - lúa gắn với các chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế uy tín, trên diện tích liên kết khoảng gần 25.000ha, được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế trên 19.000ha, với khoảng 4.000 hộ, sản lượng hàng năm đạt khoảng từ 8.000 - 10.000 tấn.
Ngoài ra, tại Cà Mau đã có những HTX mạnh dạn sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế tham gia chuỗi giá trị, điển hình như HTX Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Ðây là một trong những HTX đầu tiên trong cả nước được công nhận tiêu chuẩn ASC (Hội đồng Quản lý nuôi trồng thuỷ sản) và chuỗi sản xuất tôm sạch có trách nhiệm tại Việt Nam. HTX Cái Bát đã liên kết với các công ty thức ăn và giống, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Ðặc biệt, HTX đã đạt được 2 giấy chứng nhận ASC năm 2018, là thành viên của Liên minh tôm sạch và bền vững. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có hơn 20 chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ dân trong tỉnh thực hiện với các đối tác khác.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau xây dựng liên kết chuỗi giá trị và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào sản xuất là yêu cầu cần thiết cho phát triển nông nghiệp trong tình hình mới. Trong đó, vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã tham gia vào các chuỗi liên kết phải là nòng cốt. Không chỉ giúp HTX, tổ hợp tác (THT) hoạt động hiệu quả hơn, mà còn là cầu nối giữa người dân với doanh nghiệp, tạo nên “mắt xích” bền chặt trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, phát triển sản xuất nông nghiệp, đóng góp quan trọng trong nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao.
Tuy nhiên, để triển khai các chuỗi liên kết chặt chẽ, phát triển lâu dài và không bị đứt gãy, cần có cơ chế, chính sách quản lý, hỗ trợ cho cả hợp tác xã, người dân tham gia xây dựng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến nông sản theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững.
Trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã ban hành kế hoạch hỗ trợ các hợp tác xã một cách toàn diện. Từ nâng cao nhận thức, năng lực quản trị đến điều hành để tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa nông dân, THT, HTX và doanh nghiệp. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hợp tác xã như: năng lực quản trị, tiếp cận và áp dụng khoa học công nghệ, năng lực về thông tin, chuyển đổi số trong nông nghiệp; xúc tiến thương mại; tiếp cận và mở rộng thị trường,... Hướng dẫn hợp tác xã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
Trong đó, chú trọng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh liên kết theo chuỗi giá trị gồm: mở rộng quy mô thành viên hợp tác xã, quy mô sản xuất; hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng các dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc và xúc tiến thương mại.
Ngoài ra, tỉnh Cà Mau đã triển khai Ðề án "Phát triển kinh tế tập thể tỉnh Cà Mau giai đoạn 2024 - 2030”. Theo đó, trong giai đoạn 2024 - 2030, Cà Mau huy động hơn 726 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau để thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể một cách toàn diện, bền vững. Cà Mau sẽ thí điểm 18 mô hình HTX điểm (mỗi huyện 2 mô hình) và 2 liên hiệp HTX điểm; xây dựng thí điểm 54 mô hình HTX vệ tinh của các mô hình HTX điểm (mỗi HTX điểm có 3 HTX vệ tinh); tăng số lượng bình quân từ 15 thành viên/HTX (năm 2023) lên 70 thành viên/HTX năm 2030; tăng hỗ trợ hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lên 50% vào năm 2030…
-
An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
Chỉ có 1 loại thuế GTGT 5% mới được hoàn thuế: Cần thay đổi để tạo công bằng giữa các doanh nghiệp -
Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị -
Đồng Tháp: Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
- Huyện Châu Đức: Xây dựng được 12 mã số vùng trồng xuất khẩu cho cây chuối, sầu riêng, thanh long
- Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể
- Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng
- Lâm Đồng: Ngành Nông nghiệp vượt 04 chỉ tiêu kế hoạch đề ra
- TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại các trường đào tạo của Hội Nông dân Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 20/11, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Dự buổi lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024Với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, sáng 20/11 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 20 -23/11/2024.
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa“Tăng cường nhận thức, thúc đẩy hợp tác và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý an toàn hồ đập”, ngày 19/11 tại Hà Nội, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh