Các xưởng chế biến chè phải thực hiện thủ tục đất đai theo quy định
Trước đó, Tạp chí Nông thôn mới đã có bài viết Nghệ An: Nhiều xưởng chế biến chè không phép xây trên đất nông nghiệp vẫn hoạt động với công suất lớn và chưa có hướng tháo gỡ. Tuy nhiên, việc các cơ sở chế biến chè trên địa bàn xã Thanh Mai hoạt động chưa đúng với quy định của pháp luật nhưng để tháo dỡ là rất khó khăn. Sự ra đời của các xưởng này, nếu xét trên góc độ phát triển kinh tế xã hội là phù hợp với định hướng phát triển của địa phương.
Trước những phản ánh đó, ngày 18/4/2022, tại UBND xã Thanh Mai đã đã có buổi làm việc của đoàn liên ngành giữa đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và lãnh đạo UBND huyện Thanh Chương, các phòng, ban liên quan với UBND xã Thanh Mai để có những tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại.
Hiện tại, các xưởng chế biến chè như: Truyền Thống, Đường Thích, Dũng Lam, Bình Hằng, Minh Hải đều được xây dựng và cơi nới, mở rộng trên đất nông nghiệp và hoạt động khi chưa có đầy đủ các thủ tục liên quan.
Theo báo cáo từ phía UBND xã Thanh Mai, phần lớn các xưởng này đều trải qua quá trình mở rộng khuôn viên. Cụ thể như: Xưởng chè Bình Hằng do ông Lê Doãn Bình là chủ, trú tại xóm Trường Sơn xã Thanh Mai xây dựng và hoạt động từ năm 1995 trên đất nông nghiệp giao nhận khoán từ Xí nghiệp chè, có tổng diện tích vi phạm 4500m2 trong đó: phần diện tích 2100m2, ông xây dựng nhà và xưởng trước năm 2004 thuộc thửa đất số 7 tờ 79 và trong quá trình hoạt động UBND xã đã lập biên bản vi phạm, đình chỉ nhiều lần nhưng chưa xử lý dứt điểm.
Còn đối với phần diện tích 2400m2 được san gạt bao vào khuôn viên của xưởng trước năm 2014 thuộc thửa số 428 tờ 29. Phần đất này chưa chuyển đổi mục đích và xã cũng chưa lập biên bản xử lý.
Các xưởng chế biến chè rất có ý nghĩa đối với người dân trên địa bàn huyện nói riêng và người dân trồng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung. Chỉ tính riêng huyện Thanh Chương đã có hơn 4.500 ha diện tích trồng chè với hàng trăm hộ gia đình lựa chọn cây chè để phát triển. Nhờ những xưởng chè này mà nhiều diện tích chè trên địa bàn được tiêu thụ một cách ổn định, các xưởng chè này cũng đã liên kết, liên doanh với các đối tác của nước ngoài để tiêu thụ chè cho bà con
Qua tìm hiểu được biết, trước đây diện tích trồng chè ít, chủ yếu là của Công ty chè Nghệ An được các xí nghiệp chè trực thuộc nằm trên địa bàn thực hiện sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Sau này chuyển đổi cơ cấu cây trồng và các hộ dân trên địa bàn bắt đầu trồng chè nên diện tích tăng lên.
Tuy vậy, bên cạnh sự phát triển mạnh của cây chè thì các xí nghiệp của Công ty chè ngày càng làm ăn thua lỗ dẫn đến không kinh doanh được. Vì thế các hộ gia đình đã làm các xưởng chế biến chè mi - ni để tiêu thụ chè cho người dân trên địa bàn là việc rất cần thiết. Một thời gian sau diện tích chè không ngừng được mở ra, sản lượng ngày càng lớn nên sức tiêu thụ ngày càng cao. Từ đó, các hộ nâng công suất chế biến, đòi hỏi phải có diện tích nên đã mở rộng diện tích nhà xưởng. Trong quá trình mở rộng diện tích nhà xưởng có xảy ra những sai phạm.
Trước thực tế đó, trong buổi làm việc của đoàn liên ngành tại UBND xã Thanh Mai ngày 18/4/2022 cũng đã khẳng định: Các chủ xưởng chè có vi phạm pháp luật về đất đai, nhưng lại “phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, đã đưa vào quy hoạch sử dụng đất của địa phương, đã sử dụng đất từ lâu, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất. Do vậy, việc yêu cầu các hộ gia đình tháo dỡ là rất khó… Để giải quyết dứt điểm vụ việc, đề nghị UBND huyện Thanh Chương ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với 5 xưởng chè với nội dung: Buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp và buộc thực hiện thủ tục đất đai theo quy định.
Qua trao đổi, ông Lê Đình Thanh – Phó Chủ tịch UNBD huyện Thanh Chương cho biết: “Để tạo điều kiện cho các xưởng tiếp tục hoạt động và thu mua nguyên liệu cho bà con trồng chè, huyện tiếp tục đưa vào quy hoạch để hướng dẫn các chủ cơ sở làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để hoạt động có hiệu quả. Còn đối với những trường hợp mới sai phạm trong thời gian gần đây huyện sẽ xử lí nghiêm theo đúng quy định và tuyên truyền các xưởng chè khác trong thời điểm hiện nay phải giữ nguyên hiện trạng để tiếp tục tiêu thụ nguyên liệu cho bà con. Tuyệt đối không được mở rộng quy mô hay lấn chiếm vi phạm pháp luật về đất đai”.
-
Bài 2: Cần sớm xử lý triệt để những sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Văn Phú -
Ý kiến luật sư: Cần khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm -
Hà Nội triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 -
Bài 1: Một gia đình xây 4 ngôi nhà kiên cố trên đất công, đất nông nghiệp
- Hòa Bình: Xung quanh vấn đề người dân chưa đồng thuận với Dự án Cụm Công nghiệp Tiên Tiến
- Kiểm kê chi tiết đất sân golf, cảng hàng không và sân bay từ ngày 1/8
- Luật Đất đai 2024: Bước chuyển mới trong công tác quản lý đất đai
- UBND huyện Sơn Hà gia hạn thời gian xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm cho thị trấn Di Lăng
- Đã chuyển nhượng, sang tên "sổ đỏ" mà vẫn được nhận đền bù khi đất bị thu hồi
- UBND huyện Sơn Hà yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng xây nhà trên đất nông nghiệp
- Phó Thủ tướng: Chấp thuận cho Sóc Trăng chuyển mục đích sử dụng đất
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ