Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Cách bón phân “một vốn – bốn lời” đối với lúa Xuân 2022

Trọng Hòa – Nam Phong - 07:30 28/01/2022 GMT+7
Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, vụ lúa Xuân năm nay có một số bất lợi về thời tiết, nhưng nếu nắm vững kinh nghiệm người xưa kết hợp cách sử dụng phân ĐYT NPK Văn Điển đúng cách, lúa vụ Xuân 2022 sẽ có 4 cái lợi không nhỏ: Giảm thiểu sâu bệnh, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả mùa vụ, góp phần bảo vệ môi trường lâu dài.
Gieo cấy lúa đông xuân tại Lào Cai. Ảnh minh họa. TTXVN

Từ xa xưa, kết quả sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Bằng quan sát thiên tượng và tiết khí mà cổ nhân đã xây dựng mối tương quan giữ nông nghiệp và thời tiết... Mặc dù hiện nay biến đổi khí hậu rất phức tạp, mối tương quan trên có “lỏng” bớt, song nó vẫn còn giá trị và cũng rất cần để chúng ta chiêm nghiệm.

Một số điểm đặc biệt cần lưu ý năm Nhâm Dần 2022

Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, nguyên là cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, người có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây trồng. Theo chuyên gia này, năm nay thuộc mạng Kim, vận Mộc, khí Thiếu dương, tướng Hỏa tư thiên. Như vậy, theo kinh nghiệm người xưa, vụ Xuân năm nay sẽ ít nắng (thiếu dương) nên hỏa yếu, không đủ sức khắc kim, kim khắc mộc. Do đó dự đoán vụ lúa Xuân có thể gặp sâu bệnh nhiều hơn các năm bình thường khác.

Tết Nguyên đán năm nay nhằm ngày Ất Dậu, theo kinh nghiệm cha ông, dự báo “Mễ mạch quý, nhân bệnh”, nghĩa là có thể thóc gạo đắt, có dịch bệnh.

Ngày Lập Xuân vào mùng 4 tháng Giêng, nhằm ngày Mậu Tý – ngày “hoàng trùng”, dự báo sâu bệnh nhiều.

Tóm lại, kinh nghiệm người xưa cho thấy, vụ Chiêm Xuân năm nay có thể diễn ra trong mùa Xuân ít rét hơn, ít nắng và cũng ít mưa xuân. Năng suất lúa Xuân có thể không cao, chủ yếu do sâu bệnh và thời tiết diễn biến phức tạp. Để chủ động giành vụ lúa Xuân thắng lợi, bên cạnh việc lựa chọn bộ giống và thời vụ gieo cấy thích hợp thì giải pháp dinh dưỡng cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng: “Công cấy là công bỏ, bón phân làm cỏ là công ăn”.

Mẫu mã bao bì mới của sản phẩm phân lân nung chảy Văn Điển. Ảnh tư liệu

Cách bón phân cho hai giai đoạn phát triển của cây lúa

Theo sinh lý cây trồng, đời sống cây lúa có thể phân làm 2 giai đoạn sinh trưởng là sinh dưỡng và sinh thực.

Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ lúa gieo mạ đến lúa đứng cái. Vụ Xuân, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 35-50 ngày tùy giống, số giờ nắng và tổng tích ôn hữu hiệu. Giai đoạn này bộ rễ phát triển trong lớp đất nông (khoảng 3-5cm) và theo hướng lan rộng theo độ che phủ của lá lúa, khi bộ lá lúa che kín hàng cũng là lúc bộ rễ lúa đan kín mặt ruộng. Nhiệm vụ chính của cây lúa giai đoạn này là đẻ nhánh, vươn lá, vươn bẹ nên nhu cầu dinh dưỡng nhiều nhất là đạm, kali và ít lân cùng các chất dinh dưỡng trung, vi lượng.

“Trên thị trường hiện nay, nhiều nhà nông đã chọn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển để bổ sung dinh dưỡng nuôi cây lúa, và theo tôi đó là một lựa chọn thông minh  - kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh nhận định.

Sở dĩ kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh nói đây là lựa chọn thông minh, vì phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có nhiều loại cụ thể phù hợp cho từng cây trồng, thậm chí từng giai đoạn của cây lúa. Nhà sản xuất đã cho ra sản phẩm phânchuyên bón thúc cho lúa với nhiều loại công thức khác nhau như:

- Phân đa yếu tố NPK(16 :5 :17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO  8%, S 2%…   

- Phân đa yếu tố công thức NPK  13:3:10 +TE. Đây là các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng đạm cao, giúp cây lúa đẻ khỏe, vươn lá, vươn thân. Hàm lượng dinh dưỡng kaly khá cao trong phân bón thúc nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải; kaly giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ; đồng thời kali vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu, giúp ruộng lúa thông thoáng  nhưng  khóm lúa gọn, nhiều bông. Hiện nay, bà con nông dân nhiều nơi đang ưa chuộng loại phân này.

Ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận.

Giai đoạn sinh trưởng sinh thực, theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, được tính từ lúc phân hóa đòng đến lúa chín. Thời điểm chuyển sang giai đoạn sinh thực được tính từ khi bộ lá lúa đứng hơn, các lá “bằng đầu” hoặc khi lúa bắt đầu cứng gốc, tròn gốc. Từ đây, hình thành lớp rễ thứ 2 phát triển xuống cáp lớp đất phía dưới, khi cây lúa trỗ bông là lúc thân cây đạt chiều cao lớn nhất thì bộ rễ cũng xuống lớp đế cày và đạt độ  “sâu” lớn nhất, cung cấp đủ dinh dưỡng giai đoạn này giúp quá trình làm đòng, trỗ bông thuận lợi, bộ lá tốt bền và cho bông to, nhiều hạt mẩy. Ngoài các chất trung vi lượng, cây lúa rất cần nhiều lân và cân đối đạm, kali để phân hóa mầm hoa, giúp cứng gốc, chống chịu sâu bệnh và tích lũy đường bột.

Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh, giai đoạn này, bà con nông dân có thể dùng phân bón ĐYT NPK công thức 6:12:3, hoặc công thức 10:10:5,  hoặc 10:7:3  hoặc phân đa yếu tố “Lúa 1” chuyên bón lót cho Lúa. Đây là những loại phân bón có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPKvà các chất trung, vi lượng cần thiết cho cây lúa giai đoạn làm đòng, trỗ bông.

Sản phẩm phân bón Lúa 1 của Công ty CP phân lân nung chảy Văn Điển dùng bón lót. Ảnh tư liệu

Kỹ thuật bón phân Văn Điển cho lúa vụ Xuân 2022

Trước yếu tố thời tiết, khí hậu có phần bất lợi như đã phân tích trên đây, kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh hướng dẫn cách sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả cao đối với cây lúa Xuân 2022 như sau:

Bón lót: Tùy thuộc chân ruộng, giống lúa và lượng phân hữu cơ mà cân đối lượng phân bón lót trong vụ Xuân, trung bình mỗi sào Bắc Bộ (360m2) bón khoảng 15-20kg phân ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón lót lúa. Ruộng chân cao, cấy lúa ít thóc thì bón ít, ruộng thấp trũng, chua nhiều, cấy lúa nhiều thóc thì bón nhiều. Để phân bón lót được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông; phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bừa cuối cùng. Nếu lo mất nước, mất phân  thì bà con nông dân có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng.

Đặc biệt lưu ý: Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng. Bởi lẽ bón phân xong, khi đã lắng bùn là các chất dinh dưỡng đã được bám hết vào hạt đất và chìm xuống, trong nước lúc này chỉ còn các chất gây chua phèn, chất gây ngộ độc cho rễ lúa. Vì vậy, để lắng bùn, trong nước 1-2 ngày, tháo bớt nước trong rồi gieo cấy.

Với các loại phân bón tan nhanh khác, khi bón sớm như vậy dễ bị rửa trôi hoặc bị cac chất sắt (Fe), nhôm (Al)  bám giữ thành chất khó tiêu. Song phân bón Văn Điển  khi  được vùi sâu sẽ được “để giành” ở các lớp đất phía dưới vừa kích thích bộ rễ ăn sâu, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng giai đoạn làm đòng và nuôi đòng, nuôi hạt; tạo điều kiện cho cây lúa cứng cáp, cân đối rễ và thân, giúp cây khỏe, ít sâu bệnh, không đổ ngã, tạo cho bông to, hạt mảy… Đây cũng chính là một lý do nữa mà kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho rằng, lựa chọn phân bón Văn Điển là sự lựa chọn thông minh.

Bón thúc: Căn cứ vào  chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa, nhà nông cần chuẩn bị phân bón thúc cho lúa Xuân 2022 như sau:

- Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng… thì bón khoảng 10-12kg/sào; ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15kg/ sào.

- Chân ruộng cao ghềnh, giống lúa cứng thân thì bón thúc làm 2 lần: Bón phân thúc đẻ cần phải được bón sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng. Bón 60-70% lượng phân bón thúc. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, nhà nông nên bón hết lượng phân còn lại.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển công thức 13-3-10 dùng bón giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng cho lúa Xuân 2022. Ảnh tư liệu

Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh lưu ý, để giảm bớt thất thoát phân bón do hiện tượng bốc hơi,rửa trôi hay thẩm lậu…, không nên bón phân thúc khi trời nắng nóng và khi ruộng nhiều nước. Nhà nông nên bón phân khi trời mát và ruộng cạn nước. Để đảm bảo an toàn cho lúa Xuân với mức năng suất phấn đấu, tốt nhất sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa (loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc), không bón thêm phân đơn, không bón phân muộn, không bón rải làm nhiều lần.

 Những ngày đầu Xuân năm mới Nhâm Dần có rét đậm, lại có mưa xuân, báo hiệu vụ lúa Xuân thắng lợi đối với các “Lão nôngnhững người biết “bí mật” của thời vụ và kỹ năng dùng phân bón thông minh. Tranh thủ những ngày trời rét, bà con tập trung làm đất, bón phân lót vùi sâu; đợi nắng ấm tập trung gieo cấy. Sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa, cân đối loại chuyên bón lót và chuyên bón thúc. Thực hiện “Lót sâu, Thúc sớm”. Không bón thêm phân đơn, không bón nhôi nhai vì sẽ giúp lúa vụ Xuân 2022 phát triển cân đối, khỏe mạnh. Bón đúng kỹ thuật, ruộng lúa thông thoáng, màu sắc lá không xanh đen, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng được phân phối đều cho từng cây lúa, ít sâu bệnh hại, lúa đứng cây, ít đổ ngã, bộ lá lúa vàng tươi đến khi bông lúa chín hoàn toàn.

Với những hướng dẫn chi tiết, tương ứng với nông vụ đặc thù năm nay, nếu nhà nông đáp ứng tốt, chắc chắn sẽ có vụ Xuân thành công. Chăm sóc cây lúa vụ Xuân bằng phân bón ĐYT NPK Văn Điển là giải pháp giảm thiểu sâu bệnh, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ đất, bảo vệ môi trường lâu dài và bền vững.