
Khi được bón phân Văn Điển, chè tăng năng suất gấp 2-2,5 lần so với đối chứng bón phân đơn và phân NPK thông thường. Các tiêu chuẩn búp chè xuất khẩu đạt, vượt định mức. Từ đó, các Công ty chè Phú Đa, Phú Bền đã đặt hàng Công ty Cổ phần lân nung chảy Văn Điển sản xuất hàng ngàn tấn phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây chè.

Trao đổi với phóng viên Làng Mới, kỹ sư Nguyễn Xuân Thự – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hướng dẫn sử dụng phân bón – cho biết: Để có 2 tấn chè búp khô chất lượng cao trên mỗi hecta, cây chè lấy đi từ đất khoảng 80kg đạm (N), 40kg lân (P2O5); 30kg kali (K2O); 16kg canxi (CaO); 8kg magie (MgO); 1,5kg kẽm (Zn); 0,8kg bo (B), 0,4kg mangan (Mn); 0,2kg đồng (Cu)…
Tỉnh Phú Thọ có trên 16.000 đất trồng chè, hơn 85% diện tích chè kinh doanh hầu hết được trồng vài chục năm, cây chè thích nghi trên các loại đất pH từ 4,5 – 5,5, nếu pH quá thấp (dưới 4,0) thì chè chậm phát triển. Đất trồng chè Phú Thọ hầu hết pH dưới 4,0, cần được bón vôi hoặc bón phân chứa vôi để điều chỉnh độ pH.
Phục vụ món “đặc sản” cho cây chè Phú Thọ
Theo các kết quả nghiên cứu, điều tra nông học đất của Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, đất chè Phú Thọ vừa chua, vừa nghèo các chất dinh dưỡng như: Lân, kali dễ tiêu, canxi, magie, silic, lưu huỳnh, cùng các chất vi lượng. Nguyên nhân là do thời gian quá dài người trồng chè sử dụng các loại phân có gốc chua như supe lân, phân đơn, đạm urê, kali, NPK thông thường đều thiếu chất vôi, magie, silic, lưu huỳnh, cũng như vi lượng. Hệ quả là các vùng nguyên liệu chè lớn ở các huyện Thanh Sơn, Hạ Hòa, Đoan Hùng… năng suất búp chè giảm, sâu bệnh bùng phát. Điều đó dẫn đến chất lượng chè kém, đặc biệt những vùng chè xuất khẩu thì gặp khó khăn chưa đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về dinh dưỡng trong chè chế biến. Vì vậy, bên cạnh yếu tố “giống” thì việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng búp chè.
Từ năm 2010, hai Công ty liên doanh chè Phú Đa và Phú Bền đã thực nghiệm một số dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển chuyên dùng bón cho chè. Sau 2 năm thử nghiệm, kết quả rất khả quan: Chè tăng năng suất gấp 2-2,5 lần so với đối chứng bón phân đơn và phân NPK thông thường. Các tiêu chuẩn búp chè xuất khẩu đạt, vượt định mức. Với kết quả khảo nghiệm này, Ban giám đốc Công ty chè Phú Đa, Phú Bền đã đặt hàng với Công ty Cổ phần lân nung chảy Văn Điển sản xuất hàng ngàn tấn phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây chè.
Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự phân tích: Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển có những yếu tố nổi trội và khác biệt so với các dòng phân bón tương tự trên thị trường: Được sản xuất từ phân đa yếu tố lân Văn Điển có thành phần dinh dưỡng dễ tiêu: P2O5 = 16%; CaO = 30%; MgO = 15%; SiO2 = 24%; và 6 loại vi lượng: B, Zn, Mn, Fe, Cu và Co… Các dinh dưỡng này hối hợp với đạm urê, kali clorua trên dây chuyền hiện đại để sản xuất ra các dòng sản phẩm phân đa yếu tố NPK có chứa đầy đủ chất đa lượng (N-P-K), chất trung lượng (CaO, MgO, SiO2, S) và chất vi lượng (B, Zn, Mn, Fe, Cu, Co).

Đủ 13 yếu tố dinh dưỡng cho chè xuất khẩu
Như vậy khi bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển sẽ cung cấp trực tiếp cho cây đầy đủ cả 13 yếu tố dinh dưỡng mà cây chè cần, tỷ lệ N – P – K cân đối đáp ứng dinh dưỡng cho chè xuất khẩu, các loại dinh dưỡng như vôi (CaO) điều chỉnh pH đất, đưa pH từ 4,5 – 5,5. Các chất magie (MgO) giúp cho lá chè quang hợp lấy được nhiều ánh sáng, tổng hợp dinh dưỡng tập trung vào búp chè, chất silic giúp cho cây hình thành thuận lợi lớp cutin dưới mặt lá, hạn chế mất nước tăng khả năng chống hạn, kháng các loại sâu bệnh, và chất vi lượng tham gia cấu tạo các loại khoáng hòa tan, vitamin, tanil, tăng hương vị thơm, ngậy của búp chè.
* Một số dòng sản phẩm đa yếu tố NPK chuyên dùng tại vùng nguyên liệu chè xuất khẩu.
– ĐYT NPK 10.10.5 (bón trước khi đốn chè), có thành phần dinh dưỡng: N = 10%; P2O5 = 10%; K2O =5%; CaO = 16%; MgO = 8%; SiO2 = 15%; S =1% và vi lượng: B, Zn, Mn, Fe, Cu và Co…
– ĐYT NPK 20.5.10 (bón thúc), có thành phần dinh dưỡng: N = 20%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S =1% và vi lượng: B, Zn, Mn, Fe, Cu và Co…
– ĐYT NPK 22.5.11 (bón thúc), có thành phần dinh dưỡng: N = 22%; P2O5 = 5%; K2O = 11%; CaO = 6%; MgO = 4%; SiO2 = 4%; S =1% và vi lượng: B, Zn, Mn, Fe, Cu và Co…
– ĐYT NPK 24.6.8 (bón thúc), có thành phần dinh dưỡng: N = 24%; P2O5 = 6%; K2O = 8%; CaO = 6%; MgO = 6%; SiO2 = 4%; S =1% và vi lượng: B, Zn, Mn, Fe, Cu và Co…
Cách bón phân ĐYT NPK Văn Điển cho chè xuất khẩu
Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, bà con nông dân khi bón cho chè nguyên liệu để lấy sản phẩm xuất khẩu, cần lưu ý:
-Trong một niên vụ chè bón phân vùi sâu một đợt vào tháng 11 hoặc tháng 12 trước khi đốn chè, để cây nghỉ đông hồi sức, tái tạo rễ tơ mới.
– Lượng phân bón trung bình cho 1ha từ 500 – 700kg ĐYT NPK 10.10.5.
-Cách bón: Cày rạch sâu 5 – 10cm, giữa hai hàng chè sau đó rải đều phân rồi lấp đất đồng thời tủ gốc sau khi đốn. Đây là đợt bón quan trọng để chuẩn bị “sức khỏe” cho cây chè sinh trưởng, phát triển năm sau.
Phân bón ĐYT NPK 10.10.5 có hàm lượng P2O5, CaO=10% xúc tiến cho bộ rễ tơ mới hình thành và phát triển mạnh, hàm lượng đạm N=10% giúp cho cây chè khỏe tái tạo dinh dưỡng trong lá và hình thành búp, hàm lượng K2O=5% giúp cho cây vận chuyển tốt dinh dưỡng. Đặc biệt hàm lượng vôi (CaO) có đến 16%, trung hòa độ chua pH < 4 của đất, điều hòa pH lên 5,0 – 5,5 giúp cho bộ rễ cây khỏe mạnh. Các chất magie (MgO), silic (SiO2) và vi lượng giúp cho phát triển búp chè Xuân. Hàng năm các vùng chè xuất khẩu còn bón phân hữu cơ hoai hoặc phân vi sinh vào thời điểm này lượng bón 15 – 20 tấn/ha.
Kinh nghiệm bón thúc cho chè vào thời gian thu hái
Kinh nghiệm tại các vùng sản xuất nguyên liệu chè xuất khẩu ở Phú Thọ như Công ty chè Phú Đa, Công ty chè Phú Bền, Công ty chè Phú Thọ cho thấy: Hàng năm, người trồng chè thu hái 7 – 8 lứa búp, nhưng việc bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển thường chỉ tập trung bón 2 đợt hoặc 3 đợt bằng một trong các loại phân ĐYT NPK 22.5.11 (4–1-2).
Mỗi hec-ta chè thường bón 1.200 – 1.400kg/ha, chia làm 2 đợt:
– Đợt 1 bón vào tháng 4 – 5, bón 50%;
– Đợt 2 bón vào tháng 8 – 9, bón 50% lượng phân còn lại.
Cách bón: Bà con nông dân xới nhẹ đất giữa hai hàng chè, trước khi mưa rồi rải phân, gạt cỏ, rác, lá phủ lên phân, gặp mưa phân tan dần dần cây hút dinh dưỡng, hoặc bón sau mưa khi trời tạnh ráo đất còn ẩm.
Ở Công ty Phú Đa liên doanh chè với đối tác đến từ Ấn Độ, doanh nghiệp này dùng chủ yếu loại phân ĐYT NPK 20.5.10 hoặc loại ĐYT NPK 24.6.8. Tùy theo loại đất, nếu đất kém thì lượng bón từ 1.000 – 1.200 kg/ha đối với phân ĐYT NPK 24.6.8. Những nương chè đất khá tốt thì bón loại ĐYT NPK 20.5.10, lượng bón từ 1.200–1.400kg/ha chia bón 3 đợt: Đợt 1 bón tháng 3 – 4, bón 30% số phân, đợt 2 bón 40% lượng phân vào tháng 5 – 6, đợt 3 bón nốt 30% số lượng phân còn lại.
Khi đã đầu tư đầy đủ số lượng phân theo quy trình kỹ thuật thì búp chè phát triển nhanh, dày búp, búp mập, màu búp và lá xanh sáng bóng, có mùi thơm nhẹ chè kháng được nhiều loại sâu bệnh như bọ xít muỗi, rầy xanh, nhện, rệp… Nhà nông thường chỉ dùng rất ít hoặc không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, búp chè sạch, thu hái được nhiều lứa trong năm. Năng suất búp tươi thu đạt 95% loại I. Năng suất chè đạt từ 22 – 25 tấn/ha/tăng gấp rưỡi so với bón phân cùng lại khác.
Tất cả những doanh nghiệp, cá nhân đã dùng phân bón Văn Điển cho cây chè xuất khẩu đều có chung nhận định: Phân bón đa yếu tố NPK có ưu điểm vượt trội về số loại chất dinh dưỡng, cân đối chất đa lượng, trung lượng, vi lượng theo nhu cầu nông học của cây chè, tan từ từ, hạn chế rửa trôi khi gặp mưa lớn, cây tốt bền đồng thời còn cải tạo độ chua đất, cân bằng lại một số chất dinh dưỡng đã bị thiếu hụt, nghèo liệt trong đất như vôi, magie, silic, vi lượng làm cho đất trồng chè màu mỡ thêm.
Việt Hà
- Chuyên gia hướng dẫn cách bón phân hiệu quả cho rau màu vụ Đông 2023
- Bộ NN-PTNN đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm lậu
- Nhiều chính sách tín dụng hỗ trợ ngành Thủy sản, lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long
- Cà Mau xác định 9 loại giống nông nghiệp chủ lực quốc gia trên địa bàn
- "Tấm vé thông hành" giúp nông sản Hải Dương thuận lợi chinh phục thị trường
- Sóc Trăng: Phát triển vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu
- Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm giới thiệu phát triển Nông nghiệp Việt Nam và Quốc tế
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung ĐôTối 30/9 tại quảng trường Hồ Chí Minh, chính quyền và nhân dân thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (10/10/1963-10/10/2023) thành phố, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô (1788 – 2023) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
-
Lào Cai: Lấy lợi thế của ngành du lịch phát triển để kết hợp xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Phát huy thế mạnh có nhiều điểm du lịch, đặc biệt nổi tiếng là khu du lịch Sa Pa được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, tận dụng lợi thế này tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản Nghị quyết, Kế hoạch để triển khai trong giai đoạn 2023-2025 “Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn.
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dàiTrong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra hiện nay, công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi đang ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm.
-
Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối nămTại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển KT-XH tháng 10 và những tháng còn lại của năm.
-
"Đưa nông dân Đắk Nông phát triển toàn diện, hội nhập sâu rộng" trong 5 năm tới.Ngày 29/9, tại tỉnh Đắk Nông, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thiên tai, lũ lụt(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, mưa lũ đã gây thiệt hại cả về người và của, đời sống của người dân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Vậy những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người bị thiệt hại do thiên tai như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp