Tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về sử dụng năng lượng tái tạo
Tham dự lớp tập huấn có TS. Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam; bà Lê Thị Thanh Hương, Giám đốc Trung tâm Phát triển Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam; lãnh đạo HND tỉnh Thanh Hóa và 100 học viên là cán bộ Hội ND tỉnh, huyện, xã và các chủ trang trại, nông dân tại xứ Thanh.
Lớp tập huấn này nằm trong chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 – 2030 của Bộ Công Thương nhằm giúp các chủ trang trại, nông dân hiểu rõ hơn về năng lượng tái tạo và những ưu điểm của việc xây hầm Biogas.
Tại lớp tập huấn, các học viên được Ths Mai Thị Lan Hương – Giảng viên Trường Trung cấp Nông dân (Hội Nông dân Việt Nam) chia sẻ những kiến thức, thông tin chung về hiện trạng đàn vật nuôi và chất thải; Số lượng các trang trại lợn; Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi; Số lượng công trình khí sinh học (Biogas); Định hướng về xử lý chất thải chăn nuôi.
Với những thông tin được cung cấp cho các học viên, có thể nói đây chính là tiền để để các chủ trang trại, nông dân hiểu rõ về nguồn “Năng lượng tái tạo. Đó là loại năng lượng được tạo ra từ các nguồn liên tục và theo tiêu chuẩn của con người, được coi là vô hạn, ví dụ, năng lượng được tạo ra từ mặt trời, gió, hầm biogas… Lợi ích của năng lượng tái tạo gồm: Không làm cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiêm môi trường, chủ động nguồn năng lượng trong sản xuất, nếu dư không sử dụng hết có thể bán.
Bên cạnh đó, các học viên cũng được thông tin về những lợi ích của việc xây dựng hầm biogas. Việc tận dụng các phế phẩm nông nghiệp như phân lợn, trâu bò, nước tiểu từ chăn nuôi, thân – cành – lá từ trồng trọt… được xử lý kỹ thuật và ủ trong hầm Biogas đem lại rất nhiều lợi ích kinh tế trong sinh hoạt và kinh doanh cho nhà nông.
Có thể kể đến các ưu điểm nổi bật của việc sử dụng hầm Biogas như: dùng làm năng lượng (điện sinh hoạt, sưởi ấm cho đàn vật nuôi); bã thải, dung dịch thải từ ủ Biogas dùng làm phân bón và thức ăn chăn nuôi; giảm phát thải khí Carbon (giúp giảm hiệu ứng nhà kính); diệt các vi khuẩn gây bệnh và vi sinh vật có hại; cung cấp môi trường sống cho vi sinh vật kỵ khí; giảm ô nhiễm môi trường…
Tại buổi tập huấn, chị Nguyễn Thị Vân - chủ trang trại chăn nuôi ở thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định cho biết: Gia đình chị có 9 người, trước khi xây hầm Biogas hàng tháng tiền điện phải đóng khoảng 1 triệu VNĐ, nhưng sau khi xây hầm giảm xuống chỉ còn khoảng 300 nghìn đồng. Theo chị Vân, đây là một mô hình cần được nhân rộng, chính vì vậy chị đã tham dự lớp tập huấn với mong muốn hiểu rõ hơn để chuẩn hoá hầm Biogas của mình nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu.
Chị Trần Thị Hương hội viên nông dân xã Xuân Thái, huyện Yên Định cũng bày tỏ: Được tham gia lớp tập huấn đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bản thân tôi. Vì vậy, tôi mong muốn được chính quyền các cấp hỗ trợ về kỹ thuật cũng như vốn để xây hầm Biogas để cùng lúc đạt được nhiều mục tiêu như: giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí cho năng lượng, cải thiện sức khoẻ cho con người và vật nuôi…
- Người làm “cầu nối” nông dân và doanh nghiệp
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
- Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ Hội cơ sở
- “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội”
- “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”
- “Cán bộ Hội phải hiểu biết sâu rộng, đa dạng và linh hoạt”
- Vùng nông thôn sẽ là nhân tố thúc đẩy giai đoạn bùng nổ tiếp theo của nền kinh tế số
-
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”(Tapchinongthonmoi.vn) - Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội Nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
-
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đạiThủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực...
-
Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê khi cơ sở hạ tầng phát triển, các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các mô hình phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị đã được hình thành và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
-
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhân dân.
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn