Chiến dịch Điện Biên Phủ: Địch phản kích ác liệt, ta giữ vững trận địa
Cuộc phản kích quyết liệt nhất đã xảy ra trong ngày 24/4/1954, với mục đích đánh lùi quân ta ra khỏi sân bay. Kết quả là địch đã bị tiêu diệt một bộ phận, trận địa của ta vẫn được giữ vững, sân bay vẫn bị quân ta kiểm soát.
Trận phản kích ngày 24/4 hết sức ác liệt nhằm đánh lùi quân ta ra khỏi sân bay
Tiếp tục thực hiện chủ trương vào gần địch hơn nữa trận địa tấn công và bao vây, trận địa ta ngày càng tiến sát gần địch; hỏa lực các cỡ của ta luôn uy hiếp quân địch.
Sách Ký sự lịch sử tập 2 “Trận đánh ba mươi năm," Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, xuất bản năm 1985, ghi rõ: “Quân ta một mặt đã tấn công tiêu diệt từng cứ điểm của địch, đánh lui những cuộc phản kích của chúng; mặt khác, đẩy mạnh cuộc thi đua bắn tỉa quân địch. Các chiến sỹ thiện xạ bắn súng trường, bắn súng máy, bắn súng cối, các chiến sỹ pháo binh ra sức bắn tỉa quân địch, làm cho địch ngày càng bị tiêu hao, thương vong chồng chất, tinh thần sút kém, luôn luôn lo sợ và căng thẳng, không dám đi lại, hễ lộ ra khỏi trận địa tên nào là bị quân ta bắn chết. Các đội dũng sỹ của ta đột nhập sâu vào trong lòng địch, đánh phá kho tàng, tiêu hao sinh lực của chúng."
Quân ta lợi dụng các hào chiến đấu đã đào sát đến vị trí của địch, áp dụng chiến thuật đánh lấn dần. Địch hoảng sợ rút dần về phía trong. Qua mấy ngày liền bị đánh lấn, bắn tỉa, tinh thần kẻ địch sa sút trông thấy.
Đêm 22/4, chỉ sau một giờ tiến công, ta lấy xong đồn, bắt 117 tù binh. Sau khi hỏi cung tù binh, biết điện đài địch bị bắn tan ngay từ phút đầu, bộ đội ta cho bắn đại liên ra bốn phía chếch lên cao. Nghe tiếng súng, De Castries tưởng là quân của hắn còn kháng cự trong cứ điểm nên không cho thi pháo vào. Quân ta đàng hoàng củng cố lại công sự và chiến trường.
Vòng vây của quân ta ngày càng thắt chặt hơn, cuộc chiến đấu càng trở nên gay go.
Quân địch liên tiếp tổ chức nhiều cuộc phản kích dữ dội, có cơ giới và không quân yểm hộ, nhằm đánh lùi trận địa của ta. Trận phản kích ngày 24/4 vào cứ điểm 206 hết sức ác liệt, với mục đích đánh lùi quân ta ra khỏi sân bay.
Không quân địch trút xuống tới 600 trái bom. Khi quân dù tiến ra tập kết ở vị trí 208 thì bị lựu pháo của ta bắn chặn, bị tiêu diệt một số. Chúng vẫn tiến thành hai cánh ra sân bay. Khi gặp trận địa của đại đội 213, chúng ào sang, lọt vào trận địa của quân ta.
Tiểu đoàn trưởng Quốc Trị lệnh cho bộ đội lui về phía sau và yêu cầu lựu pháo bắn thẳng vào trận địa của ta. Khoảng cách quá gần có 50 mét, không an toàn cho đồng đội; pháo binh do dự, bộ binh vẫn khẩn khoản yêu cầu. Trung đoàn trưởng lựu pháo Hữu Mỹ phải gọi điện xin chỉ thị của bộ tư lệnh đại đoàn pháo binh.
Được phép, đại đội lựu pháo 802 sau khi kiểm tra phần tử bắn thật chính xác mới nã đạn dồn dập giữa tiếng hoan hô của bộ binh không ngớt vang lên trong máy điện thoại…
Các khẩu cối của ta đã chuẩn bị sẵn sàng “cả cái." Đại đội 213 anh dũng xông lên khôi phục trận địa, truy kích bọn địch chạy dài về phía cứ điểm 208. Xe tăng địch kéo ra cứu nguy bị pháo ta chặn lại.
Bigeard được De Castries giao cho tổ chức cuộc phản kích, liều mạng nhảy lên xe gíp phóng ra vị trí 208 đôn đốc quân lính. Nhưng cũng không còn có cách nào khác ngoài việc chửi bởi om sòm và ra lệnh cho bọn lính dù rút lui.
Kết quả là địch đã bị tiêu diệt một bộ phận, trận địa của ta vẫn được giữ vững, sân bay vẫn bị quân ta kiểm soát.
Dốc toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ
Nhận rõ khó khăn của bộ đội và hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, nhân dân ta đứng lên "dốc toàn lực" chi viện cho Điện Biên Phủ.
Một đợt thi đua nước rút đã được phát động trên mọi tuyến đường để động viên mọi người dốc toàn lực bảo đảm cho bộ đội chiến thắng quân thù.
Không ai tiếc sức mình, ai cũng làm hết sức mình, thậm chí trên sức mình. Ai cũng hiểu rằng lúc này bộ đội đang rất cần gạo, cần đạn nên thi nhau tăng gánh nặng, tăng chuyến và tăng tốc độ. Giữa rừng khuya vang lên tiếng hò kiêu hãnh của dân công: “Thằng Tây mày có máy bay/Dân công dưới đất quyết thắng chúng mày trên không..."
Hầu hết, anh, chị em dân công đã xung phong gánh gấp đôi. Chị Mùi, dân công vận tải trạm 22 Yên Bái đã thường vác tới 100kg gạo. Anh, chị em bốc vác ở các kho cũng thi đua vác khỏe, bốc tăng chuyến. Nhiều đồng chí giữ kho đã cân một đêm từ 30 đến 50 ôtô gạo...
Trên tuyến Nậm Na, các cô gái vạn chài sông Thao ngày đêm vẫn làm chủ trên 100 chiếc thác hung dữ. Ngày 24/4, các cô đã đưa được về đến Lai Châu 1.300 tấn gạo trong số 1.700 tấn theo kế hoạch đã định, vượt mức thời gian quy định.
Đại tướng Tổng Tư lệnh đã gửi điện tới nhiệt liệt khen ngợi. Càng phấn khởi, chị em càng nỗ lực chở nhanh, chở nhiều, đưa gạo về mặt trận để bộ đội ta đủ sức đánh lâu dài.
Trước đây, một chiếc mảng chỉ chở nhiều nhất là 3 tạ, nay các chị đã nâng mức lên chở 3 tạ rưỡi, có mảng chở đến 4 tạ. Trước đây mỗi đêm chỉ xuôi được một chuyến, nay bất chấp cả máy bay giặc, các chị cho xuôi mảng cả ngày lẫn đêm, nâng lên 2 chuyến một ngày để hoàn thành vượt mức kế hoạch vận chuyển.
Anh chị em xe thồ cũng không chịu kém các chị dân công. Anh Vân, anh Chi thuộc Đại đội xe thồ thị trấn Cầu Bố (Thanh Hóa) thường xuyên giữ mức 320kg, còn anh Cao Văn Tỵ lại đã nâng kỷ lục của anh lên tới 325kg...
Trong “binh đoàn ngựa sắt” ấy, có nhiều cán bộ, nhân viên thuộc các cơ quan trung ương đã xung phong đi vận tải. Lúc đầu còn bỡ ngỡ, bây giờ họ cũng đã trở thành những chiến sỹ trong “binh chủng tay ngai” thực sự. Họ cũng thồ tới 2 tạ rưỡi và cũng hò hát: “Mau lên hỡi bạn xe thồ/ Đường lên mặt trận vui mô cho bằng/Qua rừng qua núi băng băng/Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù"./.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào -
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP -
Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi -
Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
- Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc
- Bài học lớn nhất từ Hiệp định Geneve 1954 là tinh thần độc lập, tự chủ
- Miền ký ức thiêng liêng của “cô bé Trung Quốc” được chụp ảnh cùng Bác Hồ
- Quảng Nam: Trưng bày hình ảnh, hiện vật “Huyền thoại Trường Sơn”
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh