Chiến thắng 30.4.1975 – Đỉnh cao sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh
Ngày 08.7, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM), Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM tổ chức Hội thảo Khoa học “Chiến thắng 30.4.1975 – Đỉnh cao sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh”.
Tham dự hội thảo có Trung tướng Nguyễn Tân Cương – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ông Trần Lưu Quang – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM, ông Phan Nguyễn Như Khuê – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM và gần 200 học giả, các nhà nghiên cứu, tướng lĩnh quân đội, đại diện lãnh đạo TP. HCM và một số địa phương phía Nam…
Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Nguyễn Như Khuê – Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM, Trưởng Ban chỉ đạo Hội thảo đánh giá, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là chiến thắng 30/4/1975 đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của bản lĩnh, trí tuệ, lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và sức mạnh của chiến tranh nhân dân thời đại Hồ Chí Minh. Sài Gòn – Gia Định là chiến trường trọng điểm của miền Nam, là nơi đầu não bộ máy chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và chế độ tay sai. Đảng bộ, quân và dân thành phố đã góp nhiều công sức và xương máu vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Ông Phan Nguyễn Như Khuê đã phân tích, vai trò của Đảng bộ, quân và dân thành phố đã thực hiện xuyên suốt sự chỉ đạo từ Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh và Trung ương Cục miền Nam, đã tạo thành nhân tố thắng lợi và tận dụng thời cơ chiến lược quyết định cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Ông Trần Lưu Quang – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM đã làm rõ vai trò của TP. HCM trong chiến dịch Hồ Chí Minh, và nhấn mạnh, Sài Gòn là nơi đánh những trận đánh độc đáo, có tính quyết định và cuối cùng của chiến tranh cách mạng để giải phóng Sài Gòn, góp phần trực tiếp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết, Đảng bộ thành phố Sài Gòn – Gia Định đã lãnh đạo các phong trào đấu tranh chính trị đô thị phát triển mạnh mẽ, liên tục, tạo được hiệu ứng lan tỏa rộng khắp. Riêng Thành đội Sài Gòn – Gia Định thành lập Trung đoàn Quyết Thắng (Trung đoàn Gia Định 1) và lực lượng vũ trang nội đô được củng cố lại, bao gồm các đội biệt động, đặc công, lực lượng vũ trang và bán vũ trang của Thành đoàn, Công vận, Phụ vận, Hoa vận, Tuyên huấn…
Đánh giá về sự kiện 30.4.1975, nhiều nhà nghiên cứu, học giả, đại diện lãnh đạo cơ quan ban ngành cũng đưa ra các đánh giá về việc làm rõ thêm về bối cảnh tình hình trong nước, quốc tế về âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn và diễn biến, kết quả của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Phát biểu tại Hội thảo, Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: Trong 21 năm trường kỳ kháng chiến (1954-1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân từ Bắc chí Nam luôn đoàn kết một lòng, nêu cao ý chí quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, từng bước làm thất bại các kế hoạch. Ông Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh, đánh giá về sự kiện 30.4.1975 trước hết là khẳng định về đường lối, chủ trương, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chiến thắng 30/4/1975, đã khẳng định nhãn quan chiến lược của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh khi thời cơ quyết định đã kiên quyết, kịp thời hạ quyết tâm đưa chiến tranh đến phát triển cao nhất đánh đổ chính quyền Sài Gòn và giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Đồng thời làm rõ tính sáng tạo, nghệ thuật đặc sắc trong tổ chức và điều hành chiến dịch, trận quyết chiến chiến lược có quy mô lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Theo Trung tướng Nguyễn Tân Cương, vai trò, vị trí của chiến thắng 30.4 trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói riêng, tiến trình của lịch sử nói chung, là chiến thắng vĩ đại nhất, trọn vẹn nhất, kết thúc 21 năm kháng chiến gian khổ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi 30.4.1975 không chỉ gìn giữ thành quả của Cách mạng tháng Tám 1945, của sự nghiệp 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước; mà còn mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất, cả nước quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngoài quyết tâm của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục, Quân ủy Miền, các lực lượng chính quy, quân binh chủng, theo ông Phạm Chánh Trực, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. HCM thì phong trào của sinh viên học sinh; các lực lượng thanh niên nội ngoại thành vũ trang tham gia lật đổ do Thành đoàn Sài Gòn – Gia Định tổ chức, với ý chí kiên cường, lòng dũng cảm và nhiệt huyết cách mạng sôi sục, tích cực tham gia cùng quân và dân toàn thành phố, toàn miền Nam xông lên Tổng tiến công và nổi dậy giành toàn bộ chính quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Tại Hội thảo, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu từ Học viện Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam và các học giả đã làm rõ vai trò của hậu phương miền Bắc trong nghệ thuật về tổ chức và sử dụng lực lượng; vai trò của các phong trào đấu tranh chính trị ở Sài Gòn – Gia Định; sự tham gia của giới trí thức; đội ngũ cán bộ chính trị quân đội; các lực lượng du kích, thanh niên xung phong… đã tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cả cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh với chiến thắng lẫy lừng năm châu.
Vân Nguyễn
-
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn in sâu trong tâm thức người dân Lào -
Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương, chế độ và trợ cấp theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 73/2024/NĐ-CP -
Bài 3: Hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi -
Bài 2: Phát triển thị trường sản phẩm chăn nuôi
- Bài 1: Hỗ trợ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nguyên liệu trong nước
- Tự hào 94 năm ngành Tuyên giáo!
- 70 năm Hiệp định Geneve: Sức ép trên bàn đàm phán hòa bình
- Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Cuộc hành trình thay đổi vận mệnh dân tộc
- Bài học lớn nhất từ Hiệp định Geneve 1954 là tinh thần độc lập, tự chủ
- Miền ký ức thiêng liêng của “cô bé Trung Quốc” được chụp ảnh cùng Bác Hồ
- Quảng Nam: Trưng bày hình ảnh, hiện vật “Huyền thoại Trường Sơn”
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3