Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh 8 vấn đề đối với cơ quan dân cử địa phương
Sáng 21/3, tại TP.HCM, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2021 và triển khai kế hoạch công tác năm 2022.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị. Đồng chủ trì có các Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.
Dự hội nghị có hơn 160 đại biểu là lãnh đạo HĐND, các Đoàn đại biểu Quốc hội từ 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Trao đổi thảo luận tại Hội nghị, đại diện HĐND các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã làm rõ thêm nhiều kết quả nổi bật, những kinh nghiệm hay, cách làm mới, bài học quý cũng như những tồn tại, hạn chế và có nhiều đề xuất, kiến nghị thiết thực về nhiều nội dung, nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong năm 2022 và nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đặc biệt là TP.HCM và Cần Thơ trao đổi về hoạt động giám sát của HĐND, việc quyết định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong điều kiện thực hiện tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội.
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ cho biết, để việc thực hiện Nghị quyết số 131 hiệu quả trong hoạt động giám sát, HĐND thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp như: quan tâm giám sát đối với Ủy ban nhân dân quận, phường nơi không có tổ chức HĐND với các nội dung cụ thể; phát huy vai trò của chuyên gia trong tham gia hoạt động giám sát; tập trung theo dõi kiến nghị cử tri thông qua Tổ đại biểu trực tiếp tại địa bàn được phân công; tiến hành chất vấn các Chủ tịch UBND quân tại các kỳ họp của HĐND Thành phố.
Để hoạt động của HĐND hiệu quả trong thời gian tới, các đại biểu cũng đã đưa ra nhiều kinh nghiệm cũng như kiến nghị, đề xuất Quốc hội. Theo Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Minh Dũng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần sớm ban hành quy định khung về quy chế hoạt động của HĐND để các địa phương chủ động, linh hoạt trong xây dựng quy chế hoạt động của cấp mình phù hợp với tình hình thực tế.
"Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ban hành cơ chế giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri cụ thể và rõ ràng hơn. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thì luật đã có đầy đủ rồi, nhưng chế tài đối với việc giải quyết kiến nghị thì chưa có quy định để chấn chỉnh. Thực tế hiện nay một số cơ quan giải quyết rất chậm, người không thống nhất, nhiều vấn đề được tập hợp phản ánh tại kỳ họp này, nhưng có khi đến kỳ họp sau mới có văn bản trả lời" - ông Nguyễn Minh Dũng cho biết.
Phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình đánh giá cao hoạt động của các cơ quan dân cử, trong năm 2021 - một năm rất đặc biệt, năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, năm tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp và đặc biệt là năm có nhiều khó khăn do tác động và ảnh hưởng rất nặng nề của đại dịch Covid- 19.
Theo Chủ tịch Quốc hội, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiếp tục kế thừa những truyền thống, kết quả, kinh nghiệm trước đây và đã thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm và sự tìm tòi đổi mới. Tiếp tục nuôi nuôi dưỡng hoài bão, khát khao cống hiến của HĐND cấp tỉnh, của thường trực và từng đại biểu.
Dường như có một luồng gió tươi mới hơn, năng động, sáng tạo hơn, bám sát thực tiễn cuộc sống hơn, đáp ứng được những yêu cầu rất cấp bách của cơ quan dân cử địa phương và góp phần rất quan trọng cùng với cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các địa phương, góp phần cùng cả nước thực hiện tốt nhiệm vụ kép, vừa phòng chống dịch Covid- 19 có hiệu quả, vừa duy trì được hoạt động kinh tế và các hoạt động bình thường khác và phục hồi kinh tế xã hội.
Ngoài việc tổ chức 2 kỳ họp thường lệ, nhiều tỉnh, thành phố tổ chức kỳ họp bất thường để quyết định nhiều nội dung quan trọng về công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết 30 của Quốc hội khóa XV và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
HĐND cấp tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống dịch Covid-19. Đặc biệt, có nhiều nơi hoàn thành các khung khổ cho cả nhiệm kỳ.
Về phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp công tác năm 2022 của HĐND tỉnh, thành phố, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa ra 8 vấn đề cần phải chú trọng, trong đó đề nghị, tiếp tục quán triệt, thấm nhuần chức năng, nhiệm vụ của HĐND được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Tiếp tục rà soát, xây dựng hoặc hoàn thiện và tổ chức thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp, nhất là cấp tỉnh. Xây dựng đề án khung cho 5 năm, từng hoạt động cụ thể.
Thực hiện tốt nhất việc xây dựng chính quyền về công tác nhân sự như lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; quyết định các vấn đề quan trọng trong các lĩnh vực và giám sát việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, giám sát văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp và văn bản của HĐND cấp huyện.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, HĐND các tỉnh, thành phố cần kịp thời ban hành các Nghị quyết để tổ chức thực hiện và giám sát tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, đầu tư công năm 2022, các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2023 theo phương châm thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể hóa, có chính sách bổ sung phải bám sát 2 chương trình này và các nghị quyết về kinh tế -xã hội của Quốc hội, Chính phủ và kết luận của Trung ương.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu HĐND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động HĐND như là các kỳ họp không giấy tờ, biểu quyết điện tử từ xa do chuyển đổi số, giám sát bằng hình ảnh; tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, với UBND và MTTQVN tỉnh, thành phố để phát huy hiệu quả từng cơ quan, tổ chức.
Đồng thời thực hiện tốt Quy chế làm việc của Thường trực HĐND tỉnh; Quy chế tiếp công dân của Thường trực HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh; Nội quy kỳ họp HĐND tỉnh để bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò, trí tuệ của tập thể.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục làm rõ nội hàm, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và giám sát hoạt động của HĐND/.
Theo VOV
-
Bộ trưởng Bộ Công an: Vụ án tham nhũng, chức vụ được phát hiện tăng hơn 20% -
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng -
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ -
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị
- Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
- Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia
- Tăng trưởng GRDP của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
- Từ ngày 20/11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 thông qua nhiều dự án luật quan trọng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Triển khai công việc theo tinh thần 'vừa chạy vừa xếp hàng'
-
Bộ trưởng Bộ Công an: Vụ án tham nhũng, chức vụ được phát hiện tăng hơn 20%Trong năm 2024, tội phạm về môi trường giảm nhưng số vụ trật tự xã hội năm qua tăng 12%; các vụ án tham nhũng, chức vụ được phát hiện, điều tra tăng hơn 20%.
-
Vườn cam đặc sản lớn nhất miền Trung của Tập đoàn TH: Chất lượng thuộc hàng "tiến vua"Vườn cam đặc sản rộng 70ha của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn, Nghệ An, với thương hiệu Cam tươi FVF, chỉ đơm hoa kết trái mỗi năm một lần. Đó là những trái cam thơm mát, vị ngọt thanh, mọng nước được kết tinh từ giống cam tiến vua quý giá và công nghệ canh tác tiên tiến.
-
Lan toả cách làm hiệu quả trong việc phân loại, thu gom rác thải sinh hoạt nông thôn của Hội Nông dân(Tapchinongthonmoi.vn) - Dự án xây dựng mô hình Hội Nông dân tham gia phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn tiếp tục được phát triển, có sức lan toả, nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
-
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung BộThủ tướng yêu cầu rà soát, kiểm tra, tổ chức di dời dân cư, nhất là người già, trẻ em, phụ nữ, các đối tượng yếu thế ra khỏi các khu vực bị ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, lũ ống.
-
Kinh phí hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây raTính đến ngày 22/11/2024, tổng kinh phí hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra là 2.040 tỷ đồng. Ban Vận động cứu trợ Trung ương thông báo thời gian vận động, tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra là 90 ngày, tính từ ngày 10/9/2024. Sau 24h00 ngày 8/12/2024, Ban Vận động cứu trợ Trung ương dừng việc tiếp nhận ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt NamVề một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh, kỷ nguyên thịnh vượng...
-
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thống nhất nhiều vấn đề quan trọngTrung ương đã cho ý kiến thống nhất cho hai đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và khai trừ ra khỏi Đảng đối với 3 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng do có sai phạm.
-
Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộTổng Bí thư cho biết Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện NQ18 làm cơ sở báo cáo Trung ương có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
-
COP29: Một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầuCác nhà khoa học cảnh báo rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở 1,5 độ C mà các quốc gia đã cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 đang bị đe dọa nghiêm trọng.
-
Hà Nam: Thúc đẩy hỗ trợ kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho các Hợp tác xãNgày 24/11, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, liên kết chuỗi giá trị các HTX trên địa bàn tỉnh.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
3 Nghị quyết của Đảng từ khát vọng, lợi ích của Dân -
4 Đời sống của nhân dân - “thước đo” giá trị của Nghị quyết -
5 Hướng dẫn cách nuôi gà an toàn khi thời tiết giao mùa