Đảng viên làm gương - không chỉ ở lời hay, ý đẹp
Câu chuyện về anh Sùng Seo Ly - Bí thư Chi bộ thôn Tả Thền A, xã Thanh Bình (Mường Khương, Lào Cai), một trong những đảng viên trưởng thành từ hội viên Hội Nông dân rất đáng để chúng ta suy ngẫm…!
Là “lao động chính” khi mới 12 tuổi
Anh Sùng Seo Ly, sinh năm 1983 trong một gia đình có 4 anh em, anh là con thứ ba. Anh có dáng người người đậm, khuôn mặt tròn, sáng, hoạt bát. Trò chuyện với anh, tôi không nghĩ mình đang trò truyện với một người ở tận thôn nghèo nhất của xã Thanh Bình bởi khiếu ăn nói, sự tự tin, cởi mở và cả những toan tính trong làm ăn kinh tế, hay sự trăn trở trong việc đào tạo lớp đảng viên kế cận…
Anh Ly bảo, 12 tuổi anh đã là “trụ cột” lao động chính của gia đình, bởi 2 anh chị đã lập gia đình ở riêng, bố mẹ khi đó đã hơn 60 tuổi, đứa em út thì còn nhỏ, khiến anh trở thành lao động chính bất đắc dĩ. Khi đó, một buổi đi học, một buổi anh phải lên rừng phát nương trồng ngô để lấy cái ăn. Học hết 9 anh đành phải dừng đến trường, vì không cáng đáng nổi cả việc học, lẫn làm nương. Bởi nếu tiếp tục học lên lớp 10, anh phải xuống huyện để học.
Đã từng mơ sau này sẽ trở thành thầy giáo mang con chữ đến cho đồng bào nghèo miền núi, hoặc bác sỹ để chữa bệnh cho người nghèo, giờ phải gác lại “giấc mơ con chữ” khiến cậu học trò nghèo rất buồn. Nỗi buồn theo chàng trai chưa đến tuổi thành niên lên nương, xuống suối, rồi theo cả vào những đường cày, gốc ngô. Anh nhớ lại, có những lúc làm mệt ngủ thiếp đi dưới gốc cây, anh mơ mình đang ngồi học trong trường huyện. Giờ ra chơi, khi anh đang nhún người nhảy lên với chùm hoa phượng để tặng các bạn nữ, thì tỉnh giấc vì bị con kiến muối đốt vào bắp chân. Mở mắt ra mới biết mình đang mơ!
Trở lại với cuộc sống thực tại, anh tự hứa với mình sẽ không được buồn nữa, bởi buồn cũng không thay đổi được gì, ngược lại còn làm mình nhụt chí. “Tôi lao vào công việc, lấy làm nương rẫy, bầu bạn với cây ngô để quên đi giấc mơ con chữ” - Bí thư Chi bộ Sùng Seo Ly kể.
Mười sáu tuổi, chưa đủ tuổi công dân để đứng ra vay vốn ngân hàng, anh thuyết phục bố mẹ vay giúp 4 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Lào Cai để sửa lại ngôi nhà đã quá rách nát, “ban ngày ở trong nhà vẫn thấy mặt trời, còn đêm ngủ thì thoải mái ngắm sao!” - anh Ly nhớ lại.
18 tuổi, lần đầu tiên chàng thanh niên được đứng tên vay 8 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH tỉnh. Có vốn, anh tăng diện tích gieo trồng ngô từ 3 - 4kg hạt giống/vụ, lên 10 - 15kg, rồi 20 - 30 kg hạt giống/vụ. Những nương ngô đã không phụ lòng người chăm sóc, lên xanh tốt và cho những bắp ngô dài, nhiều hạt.
“Hồi đó, gia đình tôi nghèo lắm. Nhưng cũng may, nương ngô của tôi rất tốt, cho năng suất cao, nên dần dần gia đình tôi đủ ăn. Chứ trước đây, chủ yếu ăn mèn mén ngô là chính, làm gì có gạo” - Sùng Seo Ly kể lại.
Mặc dù chưa muốn lấy vợ, ý định ổn kinh tế rồi mới lấy vợ, nhưng bố mẹ ngày càng có tuổi, thương anh phải “gánh” một mình, nên đã giục anh lấy vợ. 22 tuổi, anh Ly kết hôn với chị Sủng Seo Sửu ở xã bên. Năm 2006 và 2008, đôi vợ chồng trẻ lần lượt sinh hai cậu con trai kháu khỉnh. Vui, hạnh phúc, nhưng áp lực “cơm áo, gạo tiền” ngày càng đè nặng lên đôi vay của Ly. Dù cố gắng mở rộng nương rẫy, nhưng đời sống, bữa ăn của gia đình Ly vẫn còn rất khó khăn và mèn mén vẫn là món chủ đạo, khiến gia đình anh nhiều năm vẫn “định cư” tại… danh sách hộ nghèo của thôn.
Đến năm 2012, Chi bộ thôn Tả Thền A được thành lập, với 3 đảng viên. Khi đó Ly đang tham gia lực lượng dân quân tự vệ của thôn, vì thế anh có điều kiện tiếp cận với lãnh đạo xã, các trưởng thôn và những tấm gương làm kinh tế giỏi ở địa phương... Sự tiếp xúc này đã khiến tư duy của anh về làm kinh tế được mở mang, thay đổi, cách nghĩ về phong tục tập quán cũng bắt đầu thấy rõ hơn đâu là hủ tục, đâu là bản sắc cần phát huy. Nhận thức chính trị cũng từng bước được nâng lên, hiểu biết về Đảng, về cộng đồng các dân tộc, về đất nước… ngày càng mở rộng, thấm nhuần dần.
“Không có Đảng và chính sách giảm nghèo của Nhà nước, tôi không có ngày hôm nay”
Năm 2014, với những nỗ lực, rèn dũa không biết mệt mỏi của bản thân, sự giúp đỡ, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị và sự hướng dẫn từ ông Vùi Khái Sinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Bình, anh Ly được giới thiệu đi học lớp “cảm tình Đảng” và sau đó được kết nạp Đảng tại Chi bộ thôn Tả Thền A.
Anh Ly tâm sự, anh rất biết ơn ông Vùi Khái Sinh, người đã khai sáng cho anh con đường đến với Đảng. Đến nay anh vẫn còn nhớ như in buổi tuyên thệ trước cờ Đảng, trước Chi bộ thôn Tả Thền A. Anh ý thức rằng, sau buổi tuyên thệ đó, ngoài phải hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm với tổ chức, anh còn có nhiệm vụ tiên phong, gương mẫu cho quần chúng noi theo. Nhưng muốn “làm gương” cho mọi người, thì không thể chỉ dừng lại ở suy nghĩ hay lời nói đẹp, mà bản thân anh phải vượt lên giới hạn hiện tại của mình, phải sản xuất kinh doanh giỏi, quần chúng nông dân nhìn vào thấy thuyết phục thì họ mới tin, mới làm theo. Ý thức được điều đó, ngay trong năm 2014, người “đảng viên dự bị” đã quyết định vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH để phát triển cây chè. Có nguồn vốn, anh đã tiến hành trồng 7.000m2 chè, rồi dần tăng lên 1ha, 1ha chuối và 6.000m2 trồng ổi.
“Lấy ngắn nuôi dài, lãi từ cây ngô tôi đầu tư hết vào cây chè và chuối. Cây chè trồng sau 3 năm thì cho thu hoạch, còn chuối mỗi năm thu hoạch một lần. Nhờ đó, chỉ sau một năm, tức năm 2015, gia đình tôi đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo” - anh tự hào cho biết.
Năm 2017, ở tuổi Đảng thứ 3, đảng viên Sùng Seo Ly được bầu giữ chức Bí thư Chi bộ, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Tả Thền A. Đây là một vinh dự lớn đối với anh, nhưng đi cùng với đó là trách nhiệm không nhỏ, khi một lúc phải “gánh” hai vai công tác chính trị xã hội. “Người đứng đầu nói mà không làm được thì chẳng ai nghe cả. Nên một mặt tuyên truyền về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, phổ biến pháp luật, các mô hình phát triển kinh tế, mình đều phải ra sức làm. Cán bộ, đảng viên phải làm trước, dân thấy có lợi họ mới làm theo” - Bí thư Chi bộ Sùng Seo Ly chia sẻ.
Cùng năm đó, vợ chồng anh đã dồn tiền mua được hơn 2ha đất đồi, với giá 300 triệu đồng. Khi đó, tỉnh Lào Cai có chủ trương hỗ trợ người dân phát triển cây chè theo Chương trình 30a (Nghị quyết số: 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo), anh đã mạnh dạn đi đầu trồng thêm 1ha chè và được tỉnh hỗ trợ 15 triệu đồng/ha (tiền giống, phân bón). Thấy nương chè của anh phát triển xanh tốt, những năm sau người dân trong thôn bảo nhau học tập làm theo tấm gương Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng Nông dân thôn. Từ cú hích đó, đến nay thôn Tả Thền A đã có 41/79 hộ trồng chè với quy mô diện tích từ1ha-3ha mỗi hộ. Ngoài ra có 28 hộ trong thôn trồng chuối với quy mô từ 1ha trở lên.
Năm 2018, thực hiện Nghị quyết 06 của HĐND tỉnh Lào Cai, anh thôi kiêm chức Chi hội trưởng Chi hội Nông dân, để kiêm “chức” khác: Tổ trưởng Tổ vay vốn Ngân hàng. Từ lúc đầu, tổ chỉ có dư nợ vốn vay 300 triệu đồng, đến nay, tức chỉ sau 5 năm, dư nợ vốn vay qua tổ là 2 tỷ đồng, với 36 trong tổng số 79 hộ trong thôn được vay vốn. Để đồng vốn vay phát huy hiệu quả và không nợ xấu, anh đã không quản ngày đêm tuyên tuyền, động viên người dân trong việc phát triển cây chè, chuối, ổi, theo hướng sản xuất sạch, an toàn, đồng thời hình thành các tổ, nhóm đổi công. “Mỗi tổ, nhóm từ 10 - 30 người, cứ luân phiên hỗ trợ, đổi công cho nhau. Nay hái chè nhà này, mai bón phân, trồng chè nhà khác. Mô hình này đã giúp bà con giải quyết được tính kịp thời vụ trong nông nghiệp, tăng tình đoàn kết, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế” - Bí thư Chi bộ Sùng Seo Ly cho biết.
Đến năm 2019, lần đầu tiên sau nhiều năm làm kinh tế từ thuở thiếu niên, gia đình anh Ly đã trả hết nợ ngân hàng và không phải vay lại nữa, bởi hơn 2ha chè và 1ha chuối, 6.000m2 ổi đã đến kỳ khai thác ổn định, trung bình mỗi năm mang về cho gia đình anh từ 280 - 300 triệu đồng, trừ chi phí, gia đình anh còn lãi khoảng 150 triệu đồng, đủ để trang trải chi phí gia đình và bắt đầu có tích luỹ.
Giờ đây, thôn Tả Thền A không chỉ có gia đình anh Ly thoát nghèo và vươn lên khá giả, mà còn có hàng chục hộ khác trong thôn cũng đã đạt thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, như gia đình anh Tráng Seo Chim có 3ha chè, 2ha chuối, cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm; gia đình anh Ma Chí Lìn có 1ha chè, 1ha chuối cho thu nhập 100 triệu đồng/năm…
“Đến nay, khi đã thoát nghèo và cùng mọi người vươn lên làm giàu từ nghề nông, tôi càng thấm thía hơn giá trị của tư tưởng, đường lối của Đảng, sự định hướng của cấp uỷ và người đứng đầu… Nếu không có “ánh sáng” của Đảng soi đường chỉ lối; chính sách của Nhà nước đối với các huyện nghèo, sự dẫn dắt của những đảng viên thế hệ cha anh đi trước, không có chính sách “trợ lực” của Ngân hàng CSXH tỉnh Lào Cai.., tôi không thể có ngày hôm nay” - Bí thư chi bộ Sùng Seo Ly chân thành tâm sự.
Nhận xét về người đảng viên do chính mình hướng dẫn, giới thiệu cho Đảng từ 10 năm trước, ông Vùi Khái Sinh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Bình (Mường Khương, Lào Cai) cho biết: Đồng chí Sùng Seo Ly là một đảng viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, luôn gương mẫu, đi đầu thường xuyên tuyên truyền gia đình, nhân dân thực hiện chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; có ý thức tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức lối sống; Luôn thực hiện “cần, kiện, liêm, chính, chí công, vô tư” theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Do đó, hàng năm đồng chí Ly đều được Đảng uỷ, chính quyền công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được các cấp tặng giấy khen”.
Về công tác phát triển Đảng, đến nay, Chi bộ thôn Tả Thền A đã có 7 đảng viên, trên cương vị Bí thư Chi bộ, anh Sùng Seo Ly đã lãnh đạo chi bộ bồi dưỡng, kết nạp được 3 đảng viên mới đều là hội viên chi hội nông dân, gồm: Thào Seo Khoàng (sinh năm 1990) và Sùng Seo Sừ (sinh năm 1994) và Trần Hồng Gấm (sinh năm 1998). Dự kiến, cuối năm nay, chi bộ sẽ xem xét kết nạp thêm 2 đảng viên mới, nâng tổng số đảng viên của chi bộ lên 9 người.
-
Hội viên nông dân “hiến kế” cho phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc -
Bình Định: Sôi nổi Hội thi nông dân công tác giảm nghèo bền vững -
“Cần cán bộ Hội nhiều kinh nghiệm về xây dựng chi, tổ hội” -
Người làm “cầu nối” nông dân và doanh nghiệp
- Tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về sử dụng năng lượng tái tạo
- Phú Thọ: Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân
- Trang bị kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ Hội cơ sở
- “Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội”
- “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ”
- “Cán bộ Hội phải hiểu biết sâu rộng, đa dạng và linh hoạt”
- Vùng nông thôn sẽ là nhân tố thúc đẩy giai đoạn bùng nổ tiếp theo của nền kinh tế số
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
Hội chợ dược liệu 2024: Tiềm năng trường còn rất lớn đối với vùng nguyên liệu dượcHội chợ dược liệu, y dược cổ truyền sẽ góp phần giúp hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
-
Hội Nông dân huyện Diễn Châu đã chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, xây dựng Hội, xây dựng mô hình, điển hìnhChiều ngày 21/11/2024, bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) cùng đoàn công tác đã có chuyến làm việc tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, thăm và lắng nghe tình hình công tác Hội và phong trào nông dân cơ sở năm 2024.
-
Hưng Yên gặt hái thành công với 271 sản phẩm OCOP(Tapchinongthonmoi.vn) – Hưng Yên đang đẩy mạnh chương trình OCOP với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 265 - 280 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao. Sau 6 năm triển khai, tỉnh đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận, góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề, địa phương.
-
Thanh Hoá: Tập huấn nghiệp vụ phòng, chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dânTrong 2 ngày 21 và 22/11, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức chương trình tập huấn về nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo, và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác phòng chống tội phạm cho cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn.
-
Đoàn công tác Trung ương Hội NDVN thăm và làm việc tại tỉnh Đồng ThápNgày 20/11, tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Ban chấp hành Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc, kiểm tra thực tế và thăm các mô hình sản xuất tại trên địa bàn tỉnh.
-
Nghệ An: Phát huy vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mớiHiệu quả từ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nghệ An thực sự là luồng gió đổi mới, làm thay đổi căn bản diện mạo khắp các vùng nông thôn của tỉnh. Những kết quả đạt được này mang đậm dấu ấn, vai trò quan trọng của các cấp Hội Nông dân (HND) Nghệ An.
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh