Đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển
Đây là nội dung Thông báo số 79/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương đã có nhiều cố gắng với nhiều điểm sáng trong công tác cải cách hành chính năm 2021.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong năm vừa qua như: công tác cải cách hành chính vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới và mong muốn của người dân, doanh nghiệp; người dân, doanh nghiệp chưa hài lòng khi thực hiện thủ tục hành chính, vẫn còn băn khoăn về "giấy phép con", các thủ tục hành chính cần được cắt giảm, cần được giải quyết nhanh hơn và tránh phiền hà, sách nhiễu; một số việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chưa kiên định tập trung, chưa hiệu quả như giai đoạn chống dịch vừa qua; đầu tư, bố trí nguồn lực cho cải cách hành chính có nơi, có lúc còn hạn chế, thiếu quan tâm.
Nguyên nhân có cả chủ quan và khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, xuất phát từ nhận thức, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của người đứng đầu các cấp hành chính, liên quan tới thể chế, tổ chức, bộ máy, con người và việc vận hành, nguồn lực đầu tư, quy trình, thủ tục hành chính.
Về công tác cải cách hành chính năm 2022, Thủ tướng Chính phủ cơ bản thống nhất với báo cáo của Bộ Nội vụ, ý kiến góp ý của các thành viên Ban Chỉ đạo, đồng thời, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo tập trung thực hiện một số nhiệm vụ.
Cụ thể, mục tiêu, quan điểm là năm 2022 phải tạo ra được bước đột phá trong cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân và doanh nghiệp để khơi dậy và huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước, nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của các bộ, ngành, địa phương. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, xã hội số, hướng tới phát triển bền vững, nhằm thích ứng với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng sức chống chịu của các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế. Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh.
Thống nhất quan điểm đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển và việc đầu tư này phải tập trung, không dàn trải, làm việc nào dứt điểm việc đó. Phương châm là "đã nói phải làm", thực chất, không hình thức, lấy sản phẩm, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của các cơ quan làm thước đo.
Các bộ, ngành, địa phương đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính, cụ thể: Xây dựng, hoàn thiện thể chế phục vụ cải cách hành chính; Tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, Đầu tư nguồn lực về tài chính, con người, Lắng nghe ý kiến của các cơ quan, đơn vị, người dân, cầu thị để đẩy mạnh cải cách hành chính.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nghiêm túc việc phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện nhất quán từ Trung ương tới địa phương…
Tiếp tục đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện thể chế về cải cách hành chính thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành, địa phương, của các cấp hành chính. Chủ động xử lý, giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn, cản trở, nếu vượt quá thẩm quyền thì mạnh dạn đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định. Phải huy động nguồn lực để phát triển và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, điều hành, quản trị quốc gia, quản trị của các cấp chính quyền, các bộ, các ngành về cải cách hành chính dựa trên thực tiễn Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm quốc tế.
Rà soát quy trình, quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí về thủ tục hành chính trong các cấp, các ngành, nội bộ cơ quan, loại bỏ những quy định không cần thiết để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và sự phối hợp giữa các cơ quan.
Thúc đẩy mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; nâng cao tinh thần, trách nhiệm và sự thân thiện của đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa các cấp khi tiếp xúc, hướng dẫn giải quyết hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp; tập trung triển khai số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 6/12/2021 của Chính phủ và việc triển khai Đề án đổi mới trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, hướng tới người dân chỉ phải cung cấp thông tin, giấy tờ một lần.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt tập trung triển khai 25 dịch vụ công trực tuyến thiết yếu, ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ, kết hợp hiệu quả giữa hình thức làm việc trực tuyến và trực tiếp; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tập trung triển khai kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu đối với ngành hải quan, thuế, ngân hàng, bảo đảm cắt giảm thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần, giảm chi phí.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương khóa XII để vừa tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, vừa nâng cao năng lực, hiệu quả, điều hành, thực hiện công vụ, xác định chức năng, quyền hạn của các cấp, các ngành để tránh chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, đặc biệt là giảm các khâu trung gian, kiên quyết loại bỏ khâu trung gian không thực sự cần thiết; phân định rõ một việc chỉ giao một cơ quan, đơn vị, cá nhân làm, chịu trách nhiệm theo hướng cơ quan, đơn vị, cá nhân nào làm tốt thì phân công cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đó thực hiện; phải căn cứ vào vị trí việc làm để mô tả công việc cần thực hiện, làm căn cứ đánh giá hiệu quả thực hiện công việc; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Đầu tư thỏa đáng để đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử hướng tới Chính phủ số, Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số, công dân số.
Huy động mọi nguồn lực của xã hội để phục vụ cho công tác cải cách hành chính
Huy động mọi nguồn lực của xã hội để phục vụ cho công tác cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực trên tinh thần "của dân, do dân, vì dân", mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp và có cơ chế khuyến khích người dân, doanh nghiệp đóng góp, xây dựng thẳng thắn, chân thành; tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp về cải cách hành chính; khuyến khích tổ chức đối thoại với người dân và doanh nghiệp để trực tiếp lắng nghe và tiếp thu nghiêm túc để sửa đổi, bổ sung kịp thời và có cơ chế khuyến khích người dân, doanh nghiệp đóng góp, xây dựng vào công tác cải cách hành chính.
Các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng để giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp và người dân, giải quyết các vấn đề phát sinh đặt ra từ thực tiễn; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nghiên cứu, tham khảo các bài học tốt, kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả, huy động nguồn lực quốc tế cho công tác cải cách hành chính.
Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác cải cách hành chính tại bộ, ngành, địa phương mình.
Bộ Nội vụ, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng kết quả Chỉ số cải cách hành chính hàng năm, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm quốc tế để vận dụng sáng tạo vào Việt Nam, bảo đảm việc đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, tạo hiệu ứng tốt; khẩn trương hoàn thiện công tác chuẩn bị để tổ chức công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2021.
Hoàn thiện dự thảo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, trong đó, quy định chế độ họp định kỳ 01 quý/1 lần và đột xuất để đánh giá kết quả thực hiện, kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xác định cụ thể các nhiệm vụ cần tập trung chỉ đạo thực hiện. Ngoài việc họp về những vấn đề chung của Ban Chỉ đạo, cần bổ sung nội dung họp, thảo luận theo chuyên đề cải cách hành chính cụ thể để bảo đảm hiệu quả, thiết thực./.
Theo VOV
-
'Chốt' kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ -
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đại -
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đồn Biên phòng Bát Mọt -
Thủ tướng: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
- Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- Tổng Bí thư: Kiện toàn bộ máy chính trị với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”
- Thủ tướng: Phát huy bài học kinh nghiệm quý và tinh thần Chiến thắng Bình Giã
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học
- Chủ tịch nước: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án
- Công điện của Thủ tướng về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
-
Bài 2: Phát huy vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luậtTrong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sơn La, đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật là chủ thể quan trọng, là lực lượng nòng cốt góp phần đưa pháp luật vào đời sống của người dân.
-
Tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW: Điều chỉnh thời gian thực hiện một số nội dungHoàn thành dự thảo báo cáo tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
-
Hà Nội đưa tiêu chí an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hộiUBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đưa tiêu chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
-
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang(Tapchinongthonmoi.vn) - Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ.
-
Quảng Bình: Chung sức đưa xã Phúc Trạch đạt chuẩn nông thôn mớiSau thời gian đồng lòng nỗ lực vượt khó, xã Phúc Trạch (Bố Trạch – Quảng Bình) đã hoàn thành các tiêu chí vượt kế hoạch và được tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Lộ trình tiếp theo, Phúc Trạch quyết tâm về đích NTM nâng cao như đã hẹn.
-
Khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024Tối 5/12, tại tỉnh Lâm Đồng, đã diễn ra Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu” tiếp tục khẳng định thương hiệu “Đà Lạt - thành phố Festival Hoa Việt Nam”, thành phố sáng tạo âm nhạc của UNESCO và top 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.
-
Bắc Giang: Đường hoa, cây xanh tô điểm cho bức tranh nông thôn mới kiểu mẫu ở Tân YênMột trong những điểm nổi bật của quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là việc triển khai các tuyến đường hoa, cây xanh tại các thôn. Hình mẫu này đang góp phần xây dựng hệ thống giao thông nông thôn xanh - sạch - đẹp, tân trang diện mạo thôn quê, tạo phong trào thi đua sâu rộng trong toàn dân.
-
Bình Thuận: Mở ra nhiều cơ hội kết nối giao thương để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệpTrong năm 2024, Liên minh HTX Bình Thuận đã đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước thông qua các hoạt động kết nối giao thương, Hội thảo, Hội nghị xúc tiến đầu tư, Hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hóa… Qua đó, mở ra cơ hội về thị trường tiêu thụ cho sản phẩm và đối tượng khách hàng tiềm năng cho các HTX trên địa bàn. Đồng thời, kí kết hợp tác với Hội Nông dân (HND) tỉnh Bình Thuận để phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp giai đoạn 2024 – 2030.
-
Lâm Đồng, tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình xã Nông thôn mới thông minh và thí điểm xã thương mại điện tửChương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chỉnh phủ được UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành tại Kế hoạch số 5306/KH-UBND ngày 19/6/2023 về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn mới thông minh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023- 2025.
-
'Chốt' kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủSắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
4 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn -
5 Kỳ vọng chỉ đạo của Tổng Bí thư về tinh gọn bộ máy sẽ tạo đột phá