“Đôi bạn thâm tình” lúa vụ Xuân- phân Văn Điển mang lại mùa vàng cho nhà nông
Theo phân tích của kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh – nguyên cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm hướng dẫn sử dụng phân bón, thời tiết vụ Xuân 2023 ở các tỉnh phía Bắc diễn biến thật khó lường. Dẫn sách Ngọc Hạp Thông Thư, ông Nguyễn Tiến Chinh nhận định, thời tiết những ngày đầu Xuân Quý Mão 2023 biểu hiện nhiều bất thuận cho cây lúa:
-Ngày 9 tháng giêng nhằm ngày Mậu Tý (hoàng trùng - thiên bệnh), dự báo năm nay thiên tai, dịch bệnh nhiều.
-Ngày Lập xuân vào 14 tháng giêng và ngày tết Thượng nguyên (15/giêng) trời mưa lạnh cả ngày. “Lập Xuân sao được suốt ngày tạnh cho; lập Xuân tạnh thì được mùa...” và “Thượng nguyên ngày nắng chang chang - quả hoa năm ấy mọi đàng tốt tươi”
-Đặc biệt, nhớ lại ngày 9/9 Nhâm Dần (2022) sấm rền. “ Trùng cửu lôi thanh – tứ nguyệt hàn” nghĩa là ngày trùng dương sấm dậy, dự báo năm sau đó (2023) có rét muộn, rét nàng Bân.
Cách bón phân quyết định năng suất cả vụ lúa
Từ kinh nghiệm cha ông để lại, có thể nhận định: Từ sang tiết lập Xuân trời ấm hơn, ít mưa Xuân hơn trung bình nhiều năm, có thể có rét muộn, rét nàng Bân. Như vậy, có thể năm nay tai ương còn nhiều, thời tiết diễn biến phức tạp, cây trồng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt thời điểm lúa trỗ.`
Về kinh nghiệm nghề trồng lúa, cổ nhân đã dạy: “Tốt cây không bằng tốt gió”- nghĩa là chăm bón cho cây lúa tốt, đòng to cũng chưa tốt bằng khi lúa trỗ vào thời tiết an toàn.
Đánh giá mức tương quan giữa yếu tố thời tiết vụ Xuân đến sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng: Lúa trỗ sau tiết Lập hạ có xác xuất an toàn lớn nhất, dễ cho năng suất lúa cao hơn. Với các giống lúa cảm ôn ngắn ngày (thời gian sinh trưởng khoảng 120-130 ngày), cần gieo cấy vào tiết Lập xuân, chăm bón khoa học để lúa có thể phân đốt vào tiết Thanh minh sẽ có thể trỗ an toàn vào tiết Lập hạ cho năng suất cao. Do vậy, đồng thời với việc gieo cấy thì việc lựa chọn phân bón thúc và kỹ thuật bón phân có ý nghĩa quyết định rất lớn đến kết quả sản xuất lúa Xuân 2023.
Chăm sóc cây lúa từ sau cấy đến kết thúc đẻ nhánh, giúp cây lúa đẻ nhánh nhiều, vươn lá, vươn bẹ... phát triển sinh khối tạo cơ sở vật chất chuẩn bị cho giai đoạn làm đòng, trỗ chín. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng nhiều nhất là đạm, kali và ít lân cùng trung, vi lượng… Cây lúa cần dinh dưỡng đạm cao và cân đối với kali nhằm “đặt vòng” cho lúa đẻ nhánh vừa phải; kali giúp tăng hiệu suất quang hợp tạo ra nhiều sản phẩm hữu cơ, đồng thời kali vận chuyển dòng nhựa luyện về nuôi các nhánh mới đẻ giúp các nhánh phát triển thành bông hữu hiệu, giúp ruộng lúa thông thoáng nhưng khóm lúa gọn, nhiều bông.
Cách bón thúc cho lúa Xuân 2023 bằng phân Văn Điển
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh cho biết, trên thị trường hiện nay, có nhiều chủng loại phân bón cho cây lúa, trong đó phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có nhiều ưu điểm nổi trội, được nhà nông cả nước nhiều năm tin dùng rộng rãi. Ngoài việc cân đối các chất NPK theo nhu cầu cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, phân bón Văn Điển còn đủ mặt các chất trung, vi lượng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh và môi trường bất thuận. Phân bón ĐYT NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa có nhiều công thức khác nhau như:
+ Phân đa yếu tố NPK(16:5:17) có hàm lượng N 16%, P2O5 5%. K2O 17% Mg 5%, SiO2 7%, CaO 8%, S 2%,…;
+ Phân bón đa yếu tố NPK 12:5:10 có hàm lượng N 12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%...
Hiện nay nhiều nơi bà con cũng sử dụng phân bón đa yếu tố công thức NPK 13:3:10 còn được gọi là “Lúa 2” chuyên bón thúc đẻ và thúc đòng cho lúa.
Thực tế năm 2023, từ trung tuần tháng 2, các tỉnh phía Bắc đã ấm dần và cơ bản hết rét đậm. Tháng 3 nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 1O C càng nhanh tăng tổng tích ôn hữu hiệu, giúp cây lúa sớm phân hóa đòng. Đặc biệt những ruộng lúa ngắn ngày được gieo cấy từ đầu tháng 2 dễ phân đốt trước tiết Thanh minh, có thể làm đòng, trỗ bông gặp rét Nàng Bân. Do vậy, việc chăm sóc và bón phân thúc năm nay cần phải linh hoạt hơn:
- Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà chuẩn bị phân bón thúc cho lúa Xuân 2023 như sau:
+ Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng…. bón khoảng 10-12 kg/ sào;
+ Ruộng vàn, vàn cao, hay mất nước, cấy giống lúa cao sản cần bón khoảng 12-15kg/ sào.
Nếu trời khô hạn, ít mưa, hiện tượng bốc phèn mặn lên lớp đất mặt nhiều hơn, hiệu quả sử dụng phân bón sẽ giảm, do vậy cần tăng lượng phân bón cho cây lúa. Tuy nhiên nhà nông chỉ nên tăng phân bón ĐYT NPK chuyên bón thúc lúa, không nên tăng thuần phân đạm.
Để lúa đứng cái làm đòng sau tiết Thanh minh (ngày 5/4) thì việc bón phân cho lúa phải được kết thúc sau 20- 25/3. Do vậy, bà con không nên dùng phân bón thúc lúa tập trung như mọi năm. Đặc biệt, nếu ngày 7/3 (dương lịch) có mưa “Xuân Giáp Tý vũ – địa xích thiên lý” nghĩa là nắng nhiều hơn nên cần chủ động tưới dưỡng lúa và có thể chia nhỏ lượng phân bón thúc làm 2-3 lần bón.
Kỹ sư Nguyễn Tiến Chinh khuyến cáo: Vụ Xuân năm Quý Mão 2023 có thể diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp. Nhà nông nên chọn phân bón ĐYT NPK Văn Điển, chuyên bón thúc lúa, không bón phân đơn; thực hiện phương châm “Nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây” mà linh hoạt sử dụng phân bón đa yếu tố NPK chuyên bón thúc lúa, giúp cây lúa phát triển khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại, tăng năng suất, chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà nông.
Trọng Hòa – Nam Phong
-
Hà Tĩnh: Chàng trai trẻ khát vọng đưa cây dược liệu về làm giàu trên đất đồi -
Đồng Nai: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ bền vững -
Chỉ thị của Thủ tướng tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi -
Sầu riêng ở Krông Pắc trở thành cây trồng mũi nhọn, tạo thu nhập cao cho bà con nông dân
- Tăng cường nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024
- TP. Cần Thơ công bố quy hoạch ngành Nông nghiệp tích hợp
- TP. Cần Thơ: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng xanh và sạch
- Phòng chống đói, rét cho vật nuôi trong vụ Đông - Xuân 2024-2025
- “Cảnh báo đỏ” về lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà phê
- Tìm hướng đi mới, giải quyết những vướng mắc cho ngành Điều Việt Nam
- Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 có thể vượt 60 tỷ USD
-
Từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn 7 địa phương cấp huyệnỦy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1256/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025. Theo đó, từ ngày 01/01/2025 tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 77 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 42 xã, 28 phường và 7 thị trấn.
-
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành(Tapchinongthonmoi.vn) - Nhằm giúp phụ nữ và trẻ em vùng nông thôn tránh bị bạo hành gia đình, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) đã thành lập Đường dây nóng 18001768, hoạt động 24h/7 ngày. Sau 3 năm đi vào hoạt động đã có hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái vùng nông thôn được các tư vấn viên của tổng đài 18001768 hỗ trợ thoát khỏi cảnh bị bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình.
-
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAPTháng 11/2024, một cột mốc quan trọng đã được ghi nhận khi 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An và huyện Kbang – tỉnh Gia Lai đã chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P (Smart Livestock Production) bởi tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín toàn cầu Bureau Veritas (BV).
-
Đổi mới trên quê hương Nho QuanLà một huyện miền núi với nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng nhân dân, đến nay, 100% các xã của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Miền sơn cước nay đã "thay da, đổi thịt".
-
Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hưng Yên: Thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển(Tapchinongthonmoi.vn) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực như: Đào tạo, bồi dưỡng; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chuyển giao công nghệ, khoa học; tiếp cận vốn… Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hưng Yên đã và đang trở thành “bà đỡ” cho kinh tế tập thể ở Hưng Yên ngày một phát triển.
-
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa DominicaTừ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
-
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-MalaysiaTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viênBộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các đồng chí: Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể; chưa xem xét, xử lý kỷ luật đồng chí Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
-
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bảnVới đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
-
Nghệ An: Tham quan, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trườngThực hiện Kế hoạch hoạt động Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế". Trong hai ngày 20 và 21/11, Ban Quản lý dự án xử lý rác thải Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức hai đoàn tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm cho tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ thân thiện với môi trường tại huyện Quỳnh Lưu.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh