Đồng Tháp: Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh triển khai và lồng ghép với nhiều chủ trương, định hướng, chính sách, tạo sự đồng thuận trong xã hội, từng bước thay đổi nhận thức từ tập quán sản xuất truyền thống, nhỏ lẻ sang phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, giúp giảm giá thành, đảm bảo năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, gắn với chuỗi giá trị sản xuất - tiêu thụ bền vững.
Trong đó, tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ nông dân tiếp tục phát triển theo hướng kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên cây trồng, chú trọng công tác xác lập mã số vùng trồng phục vụ truy xuất nguồn gốc và duy trì diện tích gieo trồng lúa tương đương so với cùng kỳ, chuyển dịch cơ cấu giống sang lúa chất lượng cao. Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu gieo trồng hoa màu và hoa kiểng sang đối tượng cho giá trị cao; tập trung cải tạo vườn cây ăn trái già cỗi, chuyển dịch quy mô sản xuất sang đối tượng cây ăn trái kinh tế cao.
Hỗ trợ nông dân chăn nuôi phát triển theo hướng cải thiện hiệu quả chăn nuôi nông hộ, tổng đàn được duy trì và phát triển ổn định. Lĩnh vực thủy sản tiếp tục duy trì tốc độ phát triển ổn định, chú trọng phát triển đa dạng sản phẩm có thế mạnh gắn phát triển sản phẩm OCOP địa phương phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp còn đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể. Đến nay, toàn tỉnh có 20 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, tăng 10 HTX so với năm 2023 và 35 HTX nông nghiệp được thành lập từ 35 mô hình Hội quán. Ngoài ra, có 862 tổ hợp tác (THT) giảm 71 THT nông nghiệp so với năm 2023 và 40 trang trại. Với phương châm “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác” trên cơ sở tự nguyện, tự chủ, tự quản của người dân, là một thiết chế đa chức năng mới ở nông thôn, đến nay, toàn tỉnh có 151 Hội quán với 7.483 thành viên. Các Hội quán hoạt động đa dạng các loại hình như: sản xuất cây ăn trái, lúa, rau màu, hoa kiểng, nuôi cá tra, cá lồng bè, lươn thịt, sản xuất khô mắm, kinh doanh đa ngành nghề, du lịch và sản xuất bột...
Theo thống kê, đến ngày 30/6/2024, trên địa bàn tỉnh có 108 HTX nông nghiệp có mã vùng trồng; có 37/108 HTX nông nghiệp có mã vùng trồng liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp; có 10/339 THT có mã vùng trồng liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp; có 1/18 Hội quán có mã vùng trồng liên kết sản xuất, tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc.
Tạo đòn bẩy cho nông nghiệp phát triển, tỉnh Đồng Tháp quan tâm áp dụng khoa học công nghệ (KHCN), cơ giới hóa, các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và chuyển đổi số trong nông nghiệp. Trong giai đoạn 2021 - 2024 (tính đến tháng 7/2024), triển khai thực hiện 67 nhiệm vụ KHCN.
Trong đó, có 26 nhiệm vụ góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Các nhiệm KHCN tập trung vào việc hoàn thiện các quy trình sản xuất, quản lý một số dịch hại trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn, chế biến sản phẩm nông sản, cơ giới trong sản xuất và phát triển thị trường... tác động tích cực đến tốc độ phát triển nông nghiệp của tỉnh, nâng cao chất lượng sản phẩm 5 ngành hàng chủ lực và một số ngành hàng tiềm năng của tỉnh.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp đã xác lập thành công 1 chỉ dẫn địa lý, 28 nhãn hiệu chứng nhận, 4 nhãn hiệu tập thể phục vụ sản xuất kinh doanh, quảng bá hình ảnh địa phương và 8 nhãn hiệu chứng nhận khác mang địa danh phục vụ du lịch, xây dựng hình ảnh địa phương. Đồng thời, thực hiện các chính sách hỗ trợ trong việc thiết kế, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, ISO 22000, HACCP, VietGAP, chuyển giao công nghệ... với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 2,1 tỷ đồng cho 235 tổ chức/hộ kinh doanh.
Đến nay, tại Đồng Tháp tỷ lệ diện tích vùng trồng tập trung được cấp mã số theo quy định đạt kế hoạch đề ra (ngành hàng lúa gạo 52,7%, tương đương 102.927,6ha; xoài 57,2%, tương đương 8.438,8ha; cá tra 99%, tương đương 1.630ha). Đến nay, cơ sở dữ liệu về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo các cấp quản lý được số hóa, đạt trên 90%; có khoảng 30% nông dân biết ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung - cầu thông qua mạng Internet, mua bán trực tuyến.
Trên tinh thần khai thác tiềm năng nông nghiệp theo chiều sâu, Đồng Tháp phát triển công nghiệp chế biến nông sản và phát triển thị trường. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh tổ chức 9 hoạt động kết nối doanh nghiệp phát triển thị trường trong và ngoài nước, thông qua các sự kiện: tham gia hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa, triển lãm, phiên chợ... Qua đó, đã có 96 biên bản ghi nhớ được ký kết giữa doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất - kinh doanh của tỉnh với các doanh nghiệp, nhà phân phối.
Về thương mại điện tử, đăng ký Bộ Công thương hỗ trợ 5 Đề án phát triển thương mại điện tử; có 99 doanh nghiệp được hỗ trợ tham gia kinh doanh trực tuyến trên trang thương mại của HTX đặc sản Đồng Tháp có liên kết với các sàn thương mại điện tử uy tín. Thời gian qua, công tác triển khai việc hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất, phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ hàng hóa được đầu tư, qua đó phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, thủy sản của Đồng Tháp trên thị trường trong nước và quốc tế.
Hoạt động phát triển nguồn vốn tín dụng, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp được tỉnh chú trọng. Nguồn vốn tín dụng những năm qua tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên ngành hàng trọng điểm của tỉnh như: lúa gạo, xoài, hoa kiểng, cá tra đều có mức tăng trưởng khá; dư nợ cho vay hầu hết các ngành hàng chủ lực đều tăng so với năm trước (tăng cao nhất là ngành hàng lúa gạo và hoa kiểng). Công tác xúc tiến và kêu gọi đầu tư được tăng tốc thực hiện, xem đây là một trong những động lực cho phục hồi kinh tế.
Trong giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Đồng Tháp đã có 63 dự án được cấp thẩm quyền chấp thuận về chủ trương đầu tư, với tổng vốn đầu tư khoảng 13.931 tỷ đồng; trong đó, có 20 dự án thuộc lĩnh vực chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ cao, với tổng vốn đăng ký 3.142,87 tỷ đồng.
Trong năm 2024, ngành Nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp chủ động phối hợp đơn vị liên quan tham mưu triển khai các giải pháp hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững lồng ghép vào giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững.
-
An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
Chỉ có 1 loại thuế GTGT 5% mới được hoàn thuế: Cần thay đổi để tạo công bằng giữa các doanh nghiệp -
Cà Mau: Chủ động xây dựng, hình thành các liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp -
Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
- Huyện Châu Đức: Xây dựng được 12 mã số vùng trồng xuất khẩu cho cây chuối, sầu riêng, thanh long
- Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Khuyến khích nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể
- Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng
- Lâm Đồng: Ngành Nông nghiệp vượt 04 chỉ tiêu kế hoạch đề ra
- TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
-
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô(Tapchinongthonmoi.vn) – Sáng ngày 21/11 tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 133 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội), Hội Nông dân tỉnh Hà Giang và Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ hơn 200 sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang.
-
Một trang trại lợn ở Thanh Hóa bị xử phạt hơn 400 triệu đồngÔng Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký Quyết định số 4550/QĐ-UBND ngày 15/11/2024 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương, trụ sở tại Thôn Thanh Tiến, xã Thanh Xuân (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
-
Đắk Lắk đưa Cổng Thông tin điện tử của tỉnh lên ZaloUBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành công văn số 1233/UBND-CNCTTĐT gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể… để giới thiệu trang Zalo Official Account “Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk”.
-
Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) – Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình đang tích cực hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ, liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu và tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
-
Tuyên truyền pháp luật đến nông dân được duy trì thường xuyên, ổn địnhVới mục tiêu tuyên truyền đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên nông dân, trong năm 2024, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các cấp Hội nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và nhận thức pháp luật để tổ chức quán triệt, học tập pháp luật cho hội viên, nông dân; vận động giúp đỡ các hộ dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình chấp hành pháp luật...
-
"Tôn vinh, bảo vệ, tạo môi trường thuận lợi để nhà giáo làm việc"Chủ tịch Quốc hội mong muốn mỗi thầy giáo, cô giáo luôn là tấm gương sáng về đạo đức, ứng xử văn hóa; nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, thương trò.
-
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số nhằm từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực.
-
Nhiều hoạt động sôi nổi kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam tại các trường đào tạo của Hội Nông dân Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 20/11, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam đã long trọng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Dự buổi lễ kỷ niệm có ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Gần 300 gian hàng tham gia Hội chợ AgroViet 2024Với chủ đề “Kết nối chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn”, sáng 20/11 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại, số 489 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội đã khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 - AgroViet 2024. Hội chợ diễn ra từ ngày 20 -23/11/2024.
-
Nâng cao hiệu quả thông tin dự báo, cảnh báo để vận hành hiệu quả và an toàn hồ chứa“Tăng cường nhận thức, thúc đẩy hợp tác và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý an toàn hồ đập”, ngày 19/11 tại Hà Nội, Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi và Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, đảm bảo vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.
-
1 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
2 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh