Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Hoa quả tươi Việt Nam có cơ hội xuất khẩu thị trường Thụy Điển

Ngô Chức (Tổng hợp) - 10:25 22/12/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Lượng rau quả nhập khẩu của Thụy Điển trước năm 2021 đạt khoảng 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 2023, lượng nhập khẩu giảm còn 887.000 tấn do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm nhu cầu tiêu dùng. Dù vậy, thị phần nhập khẩu từ các nước đang phát triển đã tăng lên 24%, tương đương 215.000 tấn, mở ra cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam.

Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại thị trường Thuỵ Điển, kiêm nhiệm khu vực Bắc Âu, hiện nay thị trường Thụy Điển ghi nhận sự thống trị của các chuỗi siêu thị lớn như ICA, Coop và Axfood, chiếm gần 20% tổng doanh thu bán lẻ thực phẩm, tương đương 5,2 tỷ EUR trong năm 2023.

Thương vụ Việt Nam tại thị trường Thuỵ Điển nhận định sự khác biệt về mùa vụ là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi Thụy Điển tự cung cấp một số sản phẩm như dưa chuột vào mùa hè, thì từ tháng 10 đến tháng 5, nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh từ các nước có khí hậu ôn đới và nhiệt đới. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nắm bắt thời điểm "trống mùa" của Thụy Điển, đặc biệt là giai đoạn mùa thấp điểm của Thụy Điển để tối ưu hóa cơ hội tiếp cận khi thị trường trong nước của Thụy Điển thiếu nguồn cung.

Hoa quả tươi Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu thị trường Thụy Điển.

“Đặc biệt, Thụy Điển sẵn sàng chi trả mức giá cao cho sản phẩm, tạo cơ hội lớn để rau quả Việt Nam mở rộng xuất khẩu, nhất là ở những thị trường ngách với sản phẩm đặc thù”, bà Thúy nhấn mạnh.

Đây là một thị trường tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP, Fairtrade và các yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm. Do đó, Thương vụ khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm, chứng nhận bền vững và nhãn mác rõ ràng bằng tiếng Thụy Điển. 

Ngoài ra, phát triển sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ là xu thế tất yếu để cạnh tranh tại thị trường khó tính như Bắc Âu. Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sản xuất, giảm chi phí và tăng năng suất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường quốc tế.

Việt Nam sở hữu khí hậu đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới) với các đồng bằng phì nhiêu đến các vùng cao nguyên, núi cao... phù hợp cho việc sản xuất nhiều loại rau, hoa, quả quanh năm. Chính vì vậy, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả nhiệt đới trên thị trường khu vực và quốc tế.

Hiện Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia xuất khẩu nhiều trái cây số lượng lớn, đặc biệt vào các thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, và Hàn Quốc, Nhật Bản, Asean.

Giá trị xuất khẩu cao su tăng cao, dự kiến kim ngạch đạt trên 10 tỷ USD
(Tapchinongthonmoi.vn) - Dự kiến trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su sẽ đạt khoảng 10,2 tỷ USD, trong đó cao su thiên nhiên đạt 3,1 tỷ USD, sản phẩm cao su chế biến đạt 4,6 tỷ USD và gỗ cao su ước đạt 2,5 tỷ USD. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy ngành vẫn duy trì vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
  • Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp
    Để thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ngành Nông nghiệp Việt Nam phải đi đầu và có nhiều thay đổi. Ngành Nông nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy các giải pháp giảm phát thải thông qua các kế hoạch chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang kinh tế tuần hoàn.
  • Hành trình đến sản phẩm OCOP 4 sao, xuất khẩu của nước mắm Bà Hai  
    Nước mắm Bà Hai, cái tên gọi bình dị, thân thương gắn liền với bao người dân địa phương và du khách muôn nơi. Việc liên tiếp đạt được sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao đã giúp thương hiệu nước mắm Phan Thiết phát triển mạnh mẽ vươn mình trở thành thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bình Thuận. Đến nay, nước mắm Bà Hai đã có trong các siêu thị, cửa hàng trên khắp cả nước. Đặc biệt, nước mắm Bà Hai đã xuất khẩu được ra nước ngoài là Mỹ, Canada.
  • "Luồng gió" mới trong phát triển kinh tế với chồn nhung
    (Tapchinongthonmoi.vn) – Đầu ra thuận lợi còn chi phí chăn nuôi thấp, do tận dụng được nguồn phụ phẩm sẵn có ở địa phương như: Cỏ, lá tre, lá mía, lá ngô, rơm, lá chuối… nông dân Nguyễn Văn Thơm ở xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đang bước đầu thành công và trở thành điểm sáng nơi địa đầu Tổ quốc với mô hình nuôi chồn nhung.
  • OCOP tỉnh Lâm Đồng tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
    Triển khai QĐ số 919/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt kế hoạch thực Chương trình OCOP giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 1765/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 30/9/2022; Sở NN&PTNN đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành NQ số 207/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định nội dung, mức hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn đến 2030.
  • Tiếp tục đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Tại công văn lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết kéo dài thời gian miễn thuế này đến hết năm 2030. Nếu được thông qua, Nghị quyết này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.
  • Hoa quả tươi Việt Nam có cơ hội xuất khẩu thị trường Thụy Điển
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Lượng rau quả nhập khẩu của Thụy Điển trước năm 2021 đạt khoảng 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 2023, lượng nhập khẩu giảm còn 887.000 tấn do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm nhu cầu tiêu dùng. Dù vậy, thị phần nhập khẩu từ các nước đang phát triển đã tăng lên 24%, tương đương 215.000 tấn, mở ra cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam.
  • “Thực là một đội quân kỳ lạ”
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Lời Toà soạn: Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Tạp chí Nông thôn mới xin trích đăng lại một đoạn hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để cùng bạn đọc nhớ về ngày lịch sử và khoảnh khắc ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  • Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
    (Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh... Đây chính là "đòn bẩy" giúp ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh phát triển vượt trội.