
Người giữ lửa, tiếp sức cho làng nghề làm đường phèn

Nức tiếng làng nghề làm đường phèn
Ngày nay, có nhiều nơi làm đường phèn, sử dụng công nghệ phát triển hiện đại để sản xuất đường phèn, thế nhưng ở Nghĩa Dõng, những người làm đường phèn vẫn bằng phương pháp thủ công, gìn giữ công thức gia truyền để tạo ra những “viên thạch anh” có hương vị riêng góp phần khẳng định tiếng thơm của làng nghề. Chính vì vậy, khi nói đến đường phèn Quảng Ngãi thì khách hàng đã “ưng cái bụng” vì có vị ngọt thanh, không quá gắt, dịu nhẹ, mang đến cho con người ta ấn tượng khó phai.
Ông Đồng Văn Chính là người gắn bó với nghề làm đường phèn từ thuở nhỏ, đến nay cũng ngoài 70 tuổi kể rằng: Nghề làm đường phèn vàng có truyền thống trăm năm của người dân ở Nghĩa Dõng. Gia đình ông cũng truyền từ đời này qua đời khác. Trước đây, cả vùng ven sông Trà Khúc là nơi tập kết các vựa mía lớn nhất vùng, khi tới mùa thu hoạch, trâu bò trong làng phải kéo ép mía, cả vùng nổi lửa nấu mật đường.
“Đường phèn được làm từ mật mía và làm hoàn toàn bằng thủ công. Cứ đến mùa làm đường, xe ngựa tập trung nối thành hàng dài chờ nhận đường phèn, đường muỗng, đường chén, đường phổi chuyển đi khắp nơi tiêu thụ. Theo các cụ kể lại rằng, thời kỳ vàng son của nghề chính là đường phèn là sản vật quý, được chọn làm cống phẩm Hoàng triều” - ông Đồng Văn Chính chia sẻ.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, cuộc sống, nghề làm đường phèn dần bị mai một, không còn nhiều người theo nghề này nữa. Tuy nhiên, với ông Đồng Văn Chính thì lại khác, đó không chỉ là nghề cha truyền con nối mấy đời, mà là sự yêu mến, gắn bó, muốn giữ gìn tinh hoa của nghề làm đường phèn.
“Tôi mong muốn giữ gìn nghề của cha ông truyền lại, từ cây mía làm nên đường phèn tạo thành thứ quà, sản phẩm đặc trưng của người dân xứ Quảng, đó cũng là sự tần tảo, chịu thương, chịu khó để tạo ra sản phẩm như vậy” - ông Chinh chia sẻ.
Theo ông Chính, nghề đường phèn rất kỳ công, để tạo ra đường phèn thì cần dùng đường trắng hoặc đường vàng pha với lượng nước nhất định, rồi cho vôi, trứng gà vào lọc tạp chất, làm dịu vị ngọt, gia tăng hương vị. Sau đó, hỗn hợp này được đun nóng với lửa nhỏ. Nước gần cạn thì tiếp tục đổ thêm nước vào đun. Người thợ bằng kinh nghiệm, canh độ đường chín tới, rồi đổ vào thùng, chờ 7-10 ngày để đường kết tinh. Sau đó, người ta tách mật lấy đinh (tinh đường phèn), đập vỡ mang đi phơi. Khâu cuối cùng là phân loại, dồn đường thành các bao, chuyển tới người tiêu dùng.

Nâng giá trị nhờ được công nhận sản phẩm OCOP
Chị Đồng Thị Vy - con gái ông Đồng Văn Chính là người hiện nay đang trực tiếp quản lý cơ sở cho biết: Nguồn nguyên liệu để làm đường phèn được cung cấp bởi chính từ các cơ sở ở vùng đất này. Bởi vì, thổ nhưỡng đất ở Quảng Ngãi làm cho cây mía có chất lượng đường tốt hơn ở những nơi khác, đặc biệt là mùa vụ tháng Ba lượng đường trong mía cao hơn những mùa vụ khác, chính điều này đã tạo nên hương vị đặc trưng của đường phèn Quảng Ngãi mà không nơi nào có được.
Theo chị Vy, đường phèn là loại đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi, do đó, du khách mỗi khi đến đây đều chọn mua đường phèn làm quà. Đường phèn vàng Quảng Ngãi có vị ngọt thanh, không gắt rất thơm mùi mật mía. Đường phèn có tính thổ nên tốt cho tỳ vị, giúp chống lão hóa, kích thích sản sinh các tế bào mới, tăng cường miễn dịch; có thể kết hợp ngâm đường phèn cùng mật ong, chanh đào dùng cho trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi khi thời tiết thay đổi; có tác dụng bổ phế. Ngoài ra, đường phèn còn thường được các bà nội trợ sử dụng làm gia vị để chế biến các món ăn thường ngày cho gia đình, đám tiệc… và pha chế đồ uống.
Đường phèn làm hoàn toàn thủ công, để có được những mẻ đường phèn thành phẩm, óng ánh, ngọt thanh và đẹp mắt. Người thợ phải bỏ ra biết bao nhiêu là công sức, tâm huyết và cả cái tâm của họ trong đó. Đồng thời, cần phải tuân thủ đúng quy trình làm đường phèn, vì chỉ cần làm tắt một quy trình, một công đoạn nào đấy, có thể đỡ tốn thời gian, công sức và cả giá trị là tiền nhưng sẽ không thể có được sản phẩm đường phèn hoàn chỉnh, thơm ngon. Đường phèn có màu vàng và màu trắng không phải do chất tạo màu mà là từ nguyên liệu đường cát vàng và đường cát trắng.

Trước đây, cơ sở sản xuất đường phèn của gia đình tiêu thụ chủ yếu là ở trong tỉnh, cung cấp cho các cơ sở làm dịch vụ du lịch, các quầy bán hàng đặc sản vùng miền. Tuy nhiên, từ khi triển khai chương trình OCOP - mỗi làng một sản phẩm, thì đường phèn của xã Nghĩa Dõng được chọn làm sản phẩm đặc trưng. Chính vì vậy, cơ sở sản xuất của gia đình được các cấp chính quyền hỗ trợ rất nhiều, như hướng dẫn làm các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP, tham gia các hội chợ, quảng bá, xúc tiến triển lãm sản phẩm, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử… Từ đó, “sản phẩm đường phèn Bằng Lắm” của gia đình ông Đồng Văn Chính được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, uy tín cũng được nâng lên.
“Năm 2021, sản phẩm đường phèn, đường phổi Bằng Lắm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện nay, sản phẩm đường phèn, đường phổi Bằng Lắm của gia đình tôi được tiêu thụ trên khắp cả nước, với sản lượng gần 1 tấn/ngày, giá bán dao động từ 32 - 35 nghìn đồng/kg” - chị Đồng Thị Vy phấn khơi chia sẻ.
Cơ cở sản xuất của gia đình chị Vy còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 8 lao động địa phương với mức thu nhập từ 6-8 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Trần Hoàng Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Dõng, cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã Nghĩa Dõng có 4 cơ sở chế biến đường phèn, đường phổi truyền thống, năm 2021 cơ sở Bằng Lắm đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Hiện nay, địa phương vẫn tiếp tục hỗ trợ các hộ còn lại hoàn thiện các thủ tục để được công nhận sản phẩm OCOP, hướng tới tạo sự liên kết sản xuất và làm các thủ tục để đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử nhằm quảng bá thương hiệu đường phèn Quảng Ngãi đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
“Tôi mong muốn giữ gìn nghề của cha ông truyền lại, từ cây mía làm nên đường phèn tạo thành thứ quà, sản phẩm đặc trưng của người dân xứ Quảng, đó cũng là sự tần tảo, chịu thương, chịu khó để tạo ra sản phẩm như vậy” .
Ông Đồng Văn Chính.
-
Lập Hội đồng Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nghề thủ công mỹ nghệ
-
Hưng Yên: Phát triển du lịch nông thôn gắn với các làng nghề truyền thống
-
Hà Nội: 350 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu tham gia triển lãm
-
Hà Tĩnh đặt mục tiêu “chinh phục” ngành nghề nông thôn theo hướng bền vững
- Làng nghề Phú Vinh: Lưu truyền tinh hoa từ mây, tre
- Nghệ nhân luôn đau đáu với việc lưu giữ tinh hoa làng gốm cổ
- Giữ trọn hồn riêng Gốm Phù Lãng ở xứ sở Kinh Bắc xưa
- Nghệ An tham gia “Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024” tại Hà Nội
- “Nổi tiếng một thời” nghề làm nón làng Thổ Ngọa
- Những làng nghề nồng đượm hương vị Tết
- Làng nghề hương thẻ Tây Lân tất bật vào Tết
-
Trà hoa vàng và câu chuyện phát hiện, bảo tồn cây dược liệu quý ở Thái NguyênTheo PGS.TS Trần Ninh, trong gần 30 năm gắn bó cùng các đồng nghiệp, ông đã đi khắp các vùng miền Việt Nam và phát hiện được 25 loài trà hoa vàng mới cho khoa học. Ông đã đặt tên cho loài hoa trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên trên dãy núi Tam Đảo là Hakodae Ninh. Từ những phát hiện trên, "Nhà Khoa học của nhà nông" Phạm Thị Lý đã lựa chọn trà hoa vàng để đưa vào "mô hình đa hệ sinh học dược liệu dưới tán rừng".
-
Lễ hội Cà phê lần thứ 9: “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”Ngày 26/2, tại tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Họp báo Lễ hội Cà phê lần thứ 9 năm 2025, với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”. Đây là sự kiện thiết thực, ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.
-
Người bác sỹ già cứu sống nhiều bệnh nhân tim mạch nguy kịchVới tâm huyết, kinh nghiệm và tay nghề cao, dù đã nghỉ hưu hơn 10 năm, bác sỹ Huy vẫn trực tiếp tham gia nhiều ca can thiệp tim mạch phức tạp, cứu sống nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất với chất lượng tốt nhấtTối 26/2, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Y tế tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Bản hùng ca người chiến sĩ áo trắng”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
-
Vinamilk đồng hành cùng Giải chạy vì cộng đồng nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt NamVinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
-
“Trong ngành y, đào tạo thực tế là rất quan trọng”Cách đây không lâu, trên một chuyến máy bay, có 1 nữ hành khách quốc tế lên cơn đau bất ngờ, cần sự giúp đỡ ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Tiếp viên trưởng ra tín hiểu khẩn tới toàn kíp bay và hành khách: “Có ai trong đoàn bay là bác sĩ không? Chúng tôi cần được giúp đỡ!”.
-
Ông Vũ Đức Thuận được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn LaNgày 26/2, tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Hội Nông dân tỉnh Sơn La. Dự Hội nghị có các ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Sơn La, lãnh đạo huyện ủy Mường La.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ươngNhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025), sáng 25/2, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức Lễ khánh thành hai tòa nhà: Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương (A11) và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (A4), góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện hạng đặc biệt trong công tác khám, chữa bệnh cho các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân.
-
Trải nghiệm Xuân vùng cao Hà Giang theo những cung đường “hot” nhấtSức hút từ những điểm đến hoang sơ và độc đáo như cung đường Hà Giang cho thấy du khách trong nước và quốc tế ngày càng muốn có những trải nghiệm chân thực, yêu thích phiêu lưu và khám phá văn hóa.
-
Phú Mỹ và Hanwa ký kết biên bản ghi nhớNgày 24 tháng 2 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – Phú Mỹ) và Công ty Hanwa (Nhật Bản) đã chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MoU), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng với sự tham dự của Ban lãnh đạo cấp cao từ cả Phú Mỹ và Hanwa.