Giữ hồn tượng gỗ dân gian trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn
Để thổi hồn vào những bức tượng gỗ, các nghệ nhân thường là những người lớn tuổi, hiểu thấu văn hóa dân tộc, với nhiều năm kinh nghiệm sống.
Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đang bước vào mùa lễ hội, điển hình là Lễ Pơ-thi (hay còn gọi là Lễ bỏ mả) – một nghi thức văn hóa độc đáo được lưu truyền lâu đời của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên mảnh đất Tây Nguyên đại ngàn.
Đây cũng là dịp để những nghệ nhân tạc tượng trong mỗi buôn, làng chỉ bằng dụng cụ thô sơ và tư duy sáng tạo thổi hồn vào những khúc gỗ vô tri, biến chúng thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong mùa lễ hội.
Thạc sỹ Hoàng Thanh Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công tác Tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai, người có đề tài nghiên cứu “Bảo tồn và phát huy giá trị tượng gỗ dân gian dân tộc Bahnar và Jrai ở tỉnh Gia Lai hiện nay” cho biết tượng gỗ dân gian Tây Nguyên được chia làm 2 loại.
Thứ nhất, là loại tượng gỗ để dựng tại khu vực chôn cất người chết của làng (hay còn gọi là tượng nhà mồ), loại tượng gỗ này chỉ được tạc, điêu khắc khi dân làng tiến hành làm Lễ Pơ-thi (Lễ bỏ mả).
Một loại nữa, được trang trí tại các điểm du lịch, công viên, nhà rông, nhà sàn mô phỏng đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân trong buôn, làng.
Tượng gỗ dân gian ở Gia Lai vừa có chức năng trang trí, vừa chứa đựng tín ngưỡng dân gian, đồng thời phản ánh đời sống tâm linh của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Tượng gỗ dân gian cùng những nghệ nhân sáng tạo nên chúng đã và đang đóng góp một vẻ đẹp độc đáo và mang lại nhiều giá trị to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Bahnar, Jrai tại Gia Lai.
Qua khảo sát tại 177 làng thuộc 88 xã của 17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, hiện còn khoảng gần 1.500 tượng gỗ của 2 dân tộc Bahnar và Jrai.
Ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, cho biết Tượng gỗ dân gian mang đậm nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. Vừa qua, một số nghệ nhân tạc tượng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, nhưng hiện tỉnh Gia Lai không còn nhiều nghệ nhân biết tạc tượng. Để bảo tồn được nghề, trước tiên phải quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của nghệ nhân, đáp ứng được không gian trưng bày tượng.
Để thổi hồn vào những bức tượng gỗ, các nghệ nhân thường là những người lớn tuổi, hiểu thấu văn hóa dân tộc, với nhiều năm kinh nghiệm sống. Họ tạc nên những bức tượng có hồn, sinh động và gần gũi với đời sống sinh hoạt của bà con dân làng. Chỉ sử dụng đục, rìu, rựa, dao, nhưng những bức tượng luôn ẩn chứa tình cảm người tạc để khi nhìn vào tượng, du khách như thấy được đời sống hằng ngày của người Tây Nguyên.
Là nghệ nhân có thâm niên hơn 50 năm trong nghề tạc tượng, Nghệ nhân ưu tú Ksor Krôh, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, Gia Lai, tâm sự: Ông biết tạc tượng khi còn là một đứa trẻ theo cha trong những lần làng tổ chức Lễ Pơ-thi cách đây hàng chục năm. Nghề như ăn vào máu thịt của ông vì đam mê và vì quá yêu văn hóa dân tộc mình. Ông thường xuyên khuyên bảo lớp trẻ, phải giữ lấy nghề để sau này thế hệ cha ông có mất đi thì văn hóa dân tộc vẫn còn được lưu giữ.
Nghệ nhân ưu tú Ksor HNao, làng Kep, thành phố Pleiku (Gia Lai) cho hay ông đã kết hợp việc bảo tồn giá trị truyền thống dân tộc với việc quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam, con người Gia Lai qua việc tạc các tượng sinh hoạt để trang trí cho quán ẩm thực của mình. Khách đến quán rất thích thú với các bức tượng này, đặc biệt là người nước ngoài. Mô hình này được nhân rộng, hiện tỉnh Gia Lai có rất nhiều quán ẩm thực địa phương trang trí tượng gỗ dân gian, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Nhằm khuyến khích người dân tộc thiểu số trên địa bàn lưu giữ và phát huy nghề tạc tượng, ông Nguyễn Đức Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết đơn vị đã tiếp tục đề nghị, khuyến khích các địa phương duy trì tổ chức các cuộc thi văn hóa các dân tộc thiểu số, qua đó đẩy mạnh khuyến khích các nghệ nhân say mê với nghề.
Đồng thời, Sở đang tiến hành kế hoạch phối hợp với Sở Công Thương và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thu nhỏ tượng gỗ dân gian làm quà lưu niệm cho du khách đến với Gia Lai./.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới -
Đặc sắc Lễ mừng Cơm mới của người Khơ Mú Lai Châu chào mừng Tết Độc lập 2/9 -
Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian -
Thủ tướng: Phát triển công nghiệp văn hóa cần sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp
- Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Địa chất quốc tế
- Người tâm huyết với nghệ thuật truyền thống của dân tộc Khmer
- Tuần Văn hoá du lịch “Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu” sẽ diễn ra từ ngày 28/8 đến ngày 4/9/2024
- Lễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia
- Nghề dệt chiếu Cà Hom được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia
- Đèn Trung Thu khổng lồ xuống phố ở Tuyên Quang
- Tết tháng Bảy - Nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bãoThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
-
Đoàn công tác của Phó Chủ tịch Nước hỗ trợ 500 triệu đồng giúp tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả sau bão Yagi(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong chiều ngày 13/9, tại thôn Đồng Bụt (xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3 (bão Yagi) và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân địa phương.
-
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa thăm hỏi động viên người dân vùng lũ Sơn LaChiều 13/9, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã tới kiểm tra tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả mưa lũ do tác động của hoàn lưu cơn bão số 3 tại xã Hua Păng, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3