Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Hà Nội: Lễ hội Giằng bông nét đẹp văn hóa ở Sơn Đồng

Việt Tùng - 17:30 16/03/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Chiều 15/3 (tức Mùng 6 tháng 2 Âm lịch), tại xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội), đã diễn ra Lễ hội Giằng bông. Đây là Lễ hội có từ thời Hai Bà Trưng những năm 40 sau Công nguyên. Tương truyền, ai dành được cây bông cả năm sẽ gặp may mắn, ai có gia đình thì năm đó sẽ sinh được con trai.

Lễ hội gắn liền với thời Hai Bà Trưng

Theo lời các cụ cao niên của làng Sơn Đồng, lễ hội Giằng bông có từ khi thành lập làng. Tương truyền, những ai đoạt được cây bông sẽ nhận được nhiều may mắn. Sự tích này gắn liền với thời Hai Bà Trưng những năm 40 sau Công nguyên, ai cướp được cây bông (hoặc chạm vào) sẽ sinh quý tử. Do vậy, cứ đến lễ hội, thanh niên trong làng đều mong muốn giành cây bông. Đây cũng được xem là phần không thể thiếu của lễ hội. 

Màn pháo giấy chào mừng đoàn rước kiệu tại Lễ hội Giằng bông xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội năm 2024.

Tục giằng bông ở làng Sơn Đồng còn gắn với ý nghĩa rèn luyện thể lực, nên chỉ thanh niên trai tráng có đủ sức khỏe mới tham gia phần này của lễ hội. Phụ nữ, trẻ em và các cụ bô lão sẽ tìm đến những mô đất cao để dõi theo, cổ vũ.

Theo tục lệ, đầu giờ chiều (ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch), sau khi làm các nghi thức tế lễ, chủ tế của làng thực hiện tục tung xôi, với ý nghĩa động viên, khích lệ và tăng cường sức khỏe cho binh sĩ thời xưa. Cụ chủ tế mang cây bông ra khỏi điện thờ, múa vài vòng ở giữa sân đình. Cây bông này được dân làng chọn từ cây tre tốt nhất, sau đó chặt thành một khúc dài 1,2m, vót bông cầu kỳ. 

Hàng trăm người dân nô nức tham dự Lễ hội Giằng bông năm 2024.

Chủ tế sau khi múa bông sẽ tung cây bông lên để trai tráng trong làng giành lấy. Theo nghi thức sẽ có 2 cây bông được mang ra đình để thanh niên giằng lấy. Cuộc giành cây bông kéo dài khoảng một tiếng, cho đến khi người chiến thắng giơ được cây bông lên cao. Cuộc giành bông sẽ kết thúc trong tiếng vỗ tay, reo hò, hoan hỉ của dân làng. Người giành được cây bông sẽ mang “chiến lợi phẩm” làm lễ tại Đình làng, rồi mới đem về nhà đặt lên ban thờ gia tiên để báo cáo thành tích với tiên tổ.

Cây bông sau khi làm lễ đại Đình làng, sẽ được Chủ lễ đưa ra sân đình để tung lên cho các thanh niêng Giằng bông.

Để lễ hội ngày một văn minh

Thông tin từ lãnh đạo UBND xã Sơn Đồng cho biết, đây là một lễ hội truyền thống của dân làng Sơn Đồng. Do đặc thù của Lễ hội Giằng bông có phần hội là các thanh niên thi nhau giằng lấy cây bông, nên những năm trước diễn ra rất náo nhiệt, có cả những hình ảnh không đẹp làm ảnh hưởng đến lễ hội. Theo đó, rút kinh nghiệm, từ hàng chục ngày trước khi diễn ra lễ hội, xã đã tuyên truyền cho mọi người dân qua hệ thống loa truyền thanh, thông qua các cuộc họp xóm, tổ dân phố để người dân nắm được.

Thời gian Giằng bông diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ, với sự tham gia của hàng trăm thanh niên ở Sơn Đồng, họ là những thanh niên, chàng trai có sức khỏe, dẻo dai.
Người chiến thắng là phải cầm 2 tay giơ được cây bông lên cao.

“Lễ hội Giằng bông năm 2024 thu hút hàng tram thanh niên tham gia, do đặc thù của lễ hội là tranh, giằng nên diễn ra rất quyết liệt và náo nhiệt, nhưng rất may không xảy ra xô xát, đánh nhau. Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, để đảm bảo an ninh và giữ được vẻ đẹp văn minh của lễ hội” – ông Hùng cho biết.

Anh Nguyễn Doãn Chung, xã Sơn Đồng là người thứ 2 giằng được cây bông tại Lễ hội Giăng bông năm 2024

Anh Nguyễn Văn Toàn, một người dân ở Sơn Đồng tham gia lễ hội Giằng bông cho biết: “Việc giằng bông cũng như trò chơi kéo co, hay cướp phết vậy, việc tranh giành náo nhiệt là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sẽ không xảy ra việc ẩu đả, đánh nhau, vì toàn là người làng biết nhau tham gia cả. Người chiến thắng, ngoài may mắn, phải có sức khỏe để vượt qua được sự giằng co của những người khác trước khi cầm bông giơ 2 tay lên trời, báo hiệu mình chiến thắng”.

Hai cây bông sau khi đã có chủ được dựng làm lễ tại đình làng, sau đó các chủ nhân mới đưa về đặt lên ban thờ gia tiên báo công với tổ tiên.

Anh Nguyễn Doãn Chung (40 tuổi, Sơn Đồng) là chủ nhân của cây bông thứ hai, anh Chung bày tỏ. “Tôi rất vui mừng vì lần đầu tiên dành được lộc thánh sau hơn 20 năm tham gia lễ hội Giằng bông. Tôi sẽ mang “chiến lợi phẩm” về nhà đặt lên bàn thờ báo cáo với tổ tiên, sau đó trưng bày trong nhà làm kỷ niệm”.

Một số hình ảnh đẹp tại Lễ hội Giằng bông Sơn Đồng năm 2024.

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
(Tapchinongthonmoi.vn) Sáng 24-11, UBND huyện Hoài Đức đã tổ chức khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023. Dự và phát biểu khai mạc Lễ hội, có Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức - Nguyễn Trung Thuận, đại diện các phòng, ban của UBND huyện cùng đông đảo các nghệ nhân, bà con nhân dân và khách thập phương về dự hội