![](https://media.tapchinongthonmoi.vn/resize_256x153/mediav2/upload/2025/02/10/101_10022025100509_725.jpg)
Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm
Đây không chỉ là một hình thức biểu diễn nghệ thuật mà còn là cách thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của cộng đồng, là nơi lưu giữ những truyền thuyết, phong tục tập quán truyền thống của địa phương. Trải qua những thăng trầm, hiện hát Đúm đang được nhiều câu lạc bộ trên địa bàn thành phố Thủy Nguyên gìn giữ, phát triển.
Nghệ sĩ Ưu tú Đinh Như Hăng (phải), Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Đúm, phường Lập Lễ, thành phố Thủy Nguyên là người giữ vai trò nòng cốt trong bảo tồn, phát triển hát Đúm.
Lối hát mộc mạc
Theo Nghệ sĩ Ưu tú Đinh Như Hăng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Đúm phường Lập Lễ, thành phố Thủy Nguyên, khởi nguồn của hát Đúm bắt đầu từ các xã Lập Lễ, Phả Lễ, Phục Lễ (nay là các phường Lập Lễ và phường Nam Triệu Giang). Đây là các vùng đất ven biển, người dân làm việc vất vả nên thường cất lên lời hát để xua tan mệt nhọc. Hát Đúm không giống các loại hình nghệ thuật khác vì không có nhạc đệm hay hòa âm phối khí. Cái hay của Đúm nằm ở giọng hát người biểu diễn và lời hát. Lời hát trong hát Đúm theo lối đối đáp giữa bên nam và bên nữ. Nội dung đối đáp càng tương đồng, sâu sắc, phần biểu diễn càng hay. Hát Đúm có trên 10 lối hát như hát mừng, hát chào; hát huê tình; mời trầu, rượu; chơi nhà; hát đố giảng; hát cưới... Cùng với giữ lại các lời hát cổ, sau này, lời hát có thêm nhiều nội dung mới về sự phát triển của quê hương đất nước, xây dựng nông thôn mới.
Cụ Đinh Thị Rứi, 85 tuổi, hiện sinh sống ở phường Lập Lễ, là bậc cao nhân về hát Đúm. Theo cụ, cách đây khoảng 40 năm, dân làng Lập Lễ bắt đầu quay lại hát Đúm vào các dịp hội làng. Lúc đầu, cụ chỉ lên tham gia hát phong trào nhưng sau được nhiều người khen ngợi nên cụ tiếp tục đi hát. Dù hiện tại đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng cụ Đinh Thị Rứi vẫn đến các buổi giao lưu hát Đúm và vẫn hát tặng bà con dân làng. Theo cụ, hát Đúm không có hay, có dở, bởi tất cả đều là sự gửi gắm tình cảm mộc mạc của người hát trong lời hát. Cụ thấy vui vì hát Đúm ngày càng phát triển ở Thủy Nguyên thông qua các hội thi từ cấp phường đến cấp thành phố.
Với những giá trị độc đáo, năm 2018, hát Đúm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giữ gìn, phát huy giá trị di sản
Theo Nghệ sĩ Ưu tú Đinh Như Hăng, sau một thời gian dài hát Đúm xuất hiện thưa vắng, từ khoảng năm 2005, Câu lạc bộ hát Đúm phường Lập Lễ bắt đầu hoạt động sôi nổi thông qua các hoạt động giao lưu, học hỏi và sự truyền lửa của những nghệ nhân đi trước. Hát Đúm cũng đã được đưa vào các trường học trên địa bàn thành phố Thủy Nguyên, để các em học sinh hiểu về nguồn cội, cũng như thấm nhuần các giá trị nghệ thuật độc đáo mà cha ông để lại.
Nghệ nhân các câu lạc bộ hát Đúm tại Thủy Nguyên biểu diễn.
Từ năm 2023, Lễ hội hát Đúm lần đầu tiên được Ủy ban nhân dân thành phố Thủy Nguyên tổ chức, ở quy mô cấp huyện (nay là thành phố) và duy trì từ đó đến nay.
Lễ hội hát Đúm Thủy Nguyên năm 2025 diễn ra trong 2 ngày 4 và 5 tháng Giêng (1 và 2/2/2025) quy tụ 9 Câu lạc bộ của toàn thành phố tham gia. Phát biểu tại lễ hội, ông Uông Minh Long, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủy Nguyên cho biết, lễ hội là dịp để mọi người thưởng thức những màn trình diễn hát Đúm đặc sắc, giao lưu với các nghệ nhân và hòa mình vào các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian thú vị. Đây chính là dịp để chia sẻ niềm đam mê với nghệ thuật truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc của thành phố, đồng thời là cơ hội để quảng bá hình ảnh Thủy Nguyên đến với bạn bè trong và ngoài thành phố.
Ông Uông Minh Long tin tưởng, cùng với sự phát triển của thành phố Thủy Nguyên, Lễ hội hát Đúm Thủy Nguyên sẽ trở thành ngày hội văn hóa tiêu biểu, được tổ chức ngày càng ấn tượng, quy mô và chuyên nghiệp. Các nghệ nhân sẽ tiếp tục nghiên cứu, sáng tác các tác phẩm chất lượng, gần gũi với cuộc sống trong thời kỳ hội nhập và chủ động đề xuất những cách làm hay, mô hình hiệu quả trong công tác truyền dạy để hát Đúm Thủy Nguyên ngày càng phát triển.
Theo TTXVN/Vietnam+
![](https://media.tapchinongthonmoi.vn/resize_235x140/mediav2/upload/2025/02/10/101_10022025100509_725.jpg)
-
Lạng Sơn: Hàng vạn người tham gia Chợ Hội Mẹt – Lễ hội Đình Bơi 2025
-
Tháng Giêng, náo nức trẩy hội vùng Lim
-
Lễ hội Khai xuân Yên Tử 2025 thu hút đông đảo du khách thập phương
-
Phúc Yên: Khai hội đền Ngô Tướng Công
- Dòng người tấp nập trẩy hội chợ Viềng
- Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang
- Độc đáo phiên chợ Âm dương ở Bắc Ninh
- Thái Bình: Đông đảo nhân dân nô nức trẩy hội chùa Keo mùa Xuân 2025
- Hóa vàng thế nào cho đúng cách và những điều kiêng kỵ
- Phong tục Tết Thầy xưa và nay - nét đẹp văn hóa của người Việt
- Dấu ấn linh vật rắn trong đời sống con người
-
Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát ĐúmHát Đúm, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, gắn bó với người dân Thủy Nguyên (Hải Phòng) từ bao đời nay.
-
Phân loại rác ở Bình Dương: Người dân chưa quen, chính quyền chưa quyết liệtPhân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng để bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, tại Bình Dương, dù đã có nhiều chủ trương và chương trình thí điểm, công tác phân loại rác vẫn chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.
-
Ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng 'thuận thiên'Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.
-
Tết Nguyên Tiêu - Ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người ViệtRằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là ngày chính rằm rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam.
-
Khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XVTại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc vào ngày hôm nay (12/2) và dự kiến bế mạc vào ngày 19/2, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
-
22 tổ chức đảng trực thuộc Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ươngChủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến khẳng định Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương sẽ đoàn kết, trung thành, nỗ lực cao nhất, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
-
Phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm để phòng ngừa biến chứngCảm cúm và cảm lạnh có nhiều biểu hiện tương tự nhau, song cảm cúm dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan, do đó cần phân biệt rõ hai loại bệnh này để có biện pháp điều trị tích cực.
-
Đề xuất sửa quy định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thônNgân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 116/2018/NĐ-CP.
-
Khi Hội vật "cấp làng" vươn tới tầm quốc tếTừ ngàn xưa, đấu vật là một trò chơi dân gian xuất hiện ở hầu hết các làng, xã tại Việt Nam, gắn liền với cuộc sống thường ngày, trong lao động của người Việt. Và khi mùa Xuân đến, các cuộc thi vật sẽ diễn ra khắp các làng, xã, chọn ra người giỏi nhất, tôn vinh tinh thần thượng võ, cổ vũ nhân dân rèn luyện sức khỏe để bảo vệ quê hương, đất nước.
-
Thủ tướng: Nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triểnKết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp sáng 10/2, nhấn mạnh thông điệp "đất nước có khát vọng, nhân dân mong muốn và chờ đợi, thì Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển", Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp để có cam kết triển khai công việc cụ thể, thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước.
-
1 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025
-
2 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm
-
3 Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025
-
4 Nhiều chương trình đặc sắc tại Tuần văn hóa, thể thao và du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025
-
5 Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai Châu