
Hậu Giang: Đổi mới phương thức hoạt động để thu hút hội viên
“Bí quyết” để nông dân hăng hái tham gia tổ chức Hội
Trong nhiệm kỳ qua, Hội ND xã Vị Thuỷ, huyện Vị Thuỷ luôn thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu về phát triển hội viên mới hàng năm. Hiện, toàn xã Vị Thuỷ có 1.792 hội viên ND, hộ có hội viên ND chiếm 93% trong tổng số hộ ND trên địa bàn.
Ông Lê Vũ Phương - Chủ tịch Hội ND xã Vị Thủy chia sẻ: Những năm qua, Hội ND xã đã đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho hội viên, ND về vai trò, vị trí của tổ chức Hội, từ đó giúp ND thấy được quyền và lợi ích của mình khi tham gia vào Hội. Song song với công tác tuyên truyền, để thu hút hội viên ND tham gia tổ chức Hội, chúng tôi xác định cần làm tốt công tác hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ND. Đây cũng là 1 trong những “bí quyết” hiệu quả giúp Hội ND xã phát triển thêm nhiều hội viên mới qua từng năm.
Những năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Hậu Giang đã tích cực hỗ trợ vốn, KHKT, đồng hành cùng hội viên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Ông Phương cho biết, trong nhiệm kỳ qua, Hội ND xã tập trung xây dựng nhiều mô hình làm kinh tế hiệu quả cho ND làm theo, giúp ND tiếp cận vốn, khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất… Đơn cử như đầu năm 2023, Hội ND đã xây dựng mô hình “Nhóm liên kết nuôi ba ba của hội viên đồng bào Khmer ấp 8 cho lợi nhuận 200 triệu đồng/năm”. Ngoài được học tập, trao đổi kỹ thuật nuôi thủy sản, các thành viên của nhóm còn được Hội tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư mua con giống, thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, Hội ND xã Vị Thủy được Hội ND tỉnh và huyện hỗ trợ 4 dự án vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) gần 1 tỷ đồng, giúp cho hơn 30 hộ dân trên địa bàn xã tiếp cận được nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, Hội ND đang quản lý các tổ vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh với tổng dư nợ 14 tỷ đồng, có hơn 360 hộ ND vay phát triển kinh tế, vượt khó thoát nghèo…
Nhiệm kỳ 2018-2023 kết nạp mới gần 19.000 hội viên
Ông Võ Văn Trung – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hậu Giang cho biết: Xác định phát triển hội viên và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh là nhiệm vụ xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác Hội và phong trào ND, thời gian qua, Hội ND tỉnh Hậu Giang đã đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết ND; đa dạng hóa các hình thức tập hợp, thu hút, kết nạp hội viên mới và đạt được những kết quả tích cực.
Cụ thể, trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Hội ND tỉnh Hậu Giang đã kết nạp mới 18.952 hội viên, đạt 111% chỉ tiêu Nghị quyết. Hội ND tỉnh Hậu Giang thành lập mới 72 chi hội nghề nghiệp, đạt 225% chỉ tiêu Nghị quyết; Thành lập 1.200 tổ hội nghề nghiệp, đạt 200% chỉ tiêu Nghị quyết. Các cấp Hội đã thực hiện tuyên truyền đến 100% cán bộ, hội viên (116.441 hội viên), đạt 102,04% chỉ tiêu Nghị quyết.
Cùng với thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hoạt động tư vấn, hỗ trợ, phối hợp đào tạo nghề, phát triển các mô hình kinh tế, tổ hợp tác, hợp tác xã tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, nâng cao đời sống của ND.
Các cấp Hội tích cực khai thác các nguồn vốn cho hội viên vay vốn phát triển sản xuất. Hội ND tỉnh đẩy mạnh xây dựng, phát triển Quỹ HTND với tổng nguồn vốn trên 51,4 tỷ đồng; trong đó dư nợ 48,4 tỷ đồng, cho vay 164 dự án, với 1.308 hộ vay. Toàn tỉnh có 8/8 Hội ND cấp huyện có nguồn vốn Quỹ HTND đạt 1 tỷ đồng/đơn vị trở lên; có 40/38 Hội ND cấp xã có nguồn vốn Quỹ HTND đạt 100 triệu đồng/đơn vị trở lên (đạt 105% chỉ tiêu Nghị quyết).
Cùng với đó, Hội ND tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt và Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Hậu Giang hỗ trợ hộ ND vay vốn sản xuất kinh doanh, với tổng số tiền trên 8.747 tỷ đồng, hỗ trợ cho 87.534 hộ vay.
Để phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay, theo ông Võ Minh Trung, Hội ND đã phối hợp gành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành NN&PTNT đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho hội viên ND. Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 đã mở 397 lớp, có 10.023 người tham dự, trong đó có 7.950 người có việc làm sau đào tạo, đạt tỷ lệ 79%. Các ngành nghề được đào tạo gồm nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, đan lát lục bình và dây nhựa, may công nghiệp,…
Mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao của hội viên ND tỉnh Hậu Giang.
Trong 5 năm qua, Hội ND các cấp tỉnh Hậu Giang đã xây dựng được 79 mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. Các hoạt động cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp, hỗ trợ hội viên, ND tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ cũng được Hội đặc biệt quan tâm. Hội ND phối hợp với ngành Nông nghiệp và các đơn vị có liên quan cung ứng vật tư đầu vào cho ND 3.407 tấn phân bón, trị giá 73 tỷ đồng; 398 tấn thuốc bảo vệ thực vật, trị giá 65 tỷ đồng; 3.569 tấn giống, cây, con giống các loại, trị giá 254 tỷ đồng; cung ứng thức ăn chăn nuôi 129 tấn, trị giá 15 tỷ đồng; 231 máy nông nghiệp, trị giá 23 tỷ đồng.
Các cấp Hội ND tỉnh Hậu Giang tích cực hỗ trợ, hướng dẫn hội viên tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, có 175 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên. Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh hàng năm là 75/75 cơ sở Hội với 75 chi Hội đã giúp 1.241 hộ thoát nghèo bền vững, đạt 100% chỉ tiêu Nghị quyết. Ngoài ra, các cấp Hội đã hỗ trợ hội viên quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, tuyên truyền hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, các HTX tham gia sàn thương mại điện tử, góp phần phát triển nền kinh tế số nông nghiệp của tỉnh…
Từ các hoạt động hỗ trợ ND sản xuất kinh doanh đã giúp cho hội viên, ND phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, từ đó tích cực tham gia tổ chức Hội và các phong trào thi đua do Hội ND phát động, nhất là phong trào ND thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Tính đến cuối nhiệm kỳ, số hộ ND được công nhận ND sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đạt 60.467 hộ, đạt 102% chỉ tiêu Nghị quyết”.
Ông Võ Văn Trung – Chủ tịch Hội ND Hậu Giang.
-
Nghệ An: Phong trào “Viên gạch nghĩa tình” được hưởng ứng mạnh mẽ
-
T.Ư Hội Nông dân Việt Nam bàn giao mô hình trồng sầu riêng theo GAP tại Bến Tre
-
Hội Nông dân tỉnh Hà Nam: Đẩy mạnh các phong trào thi đua thu hút hội viên nông dân
-
Trung ương Hội NDVN bàn giao vật tư hỗ trợ mô hình thâm canh chè VIETGAP
- Thái Nguyên: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân
- Nghệ An: Trang bị kiến thức bảo vệ môi trường, sử dụng nước sạch cho nông dân
- Xây dựng Hội Nông dân thành phố Hà Nội ngày một vững mạnh
- TP. Hồ Chí Minh khai mạc phiên chợ nông sản lần I năm 2023
- Các trường thuộc T.Ư Hội Nông dân Việt Nam kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
- Lãnh đạo Hội NDVN đón tiếp, làm việc với Đoàn công tác Mặt trận Lào xây dựng đất nước
- Khai giảng lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng phát triển chi hội, tổ hội
-
Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 9/12, tại tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050.
-
Thúc đẩy đồng quản lý vì ngành Thủy sản bền vững và có trách nhiệm(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 8/12, tại tỉnh Khánh Hoà, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hoà tổ chức đối thoại giữa Bộ trưởng Lê Minh Hoan với cộng đồng ngư dân và các hội đoàn thủy sản, nghề cá với chủ đề “Thúc đẩy đồng quản lý vì ngành Thủy sản bền vững và có trách nhiệm”.
-
Đồng Tháp tổ chức Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc với chủ đề "Tình đất - Tình hoa"(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 8/12, tại tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Họp báo cung cấp thông tin Festival Hoa - Kiểng Sa Đéc lần thứ I năm 2023 với chủ đề "Tình đất - Tình hoa".
-
Nông dân tỉnh Bắc Kạn phấn khởi khi giá dong riềng tăng mạnh(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn cây dong riềng là giống cây trồng chủ lực, năm 2023 giá thu mua củ dong riêng cao 2.200-2.500 đồng/kg những người trồng dong riềng đang rất phấn khởi.
-
Tân Châu triển khai nhiều giải pháp trong xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Lãnh đạo TX. Tân Châu (An Giang) luôn chú trọng công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo sự chuyển biến và lan tỏa sâu rộng trong dân; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới từng bước được xác định, ngày càng có nhiều người dân tham gia đóng góp tiền của, công sức, đất đai cùng chung sức xây dựng nông thôn mới.
-
Liên kết sản xuất và tiêu thụ giúp nông sản rộng đường vào siêu thị(Tapchinongthonmoi.vn) - Với quy trình sản xuất rau an toàn cho hơn 40 chủng loại rau quả các loại theo tiêu chuẩn VietGAP thì Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Tân Đông đã ký hợp đồng và bao tiêu sản phẩm cho tất cả các thành viên đến hệ thống phân phối như Sài Gòn CO.op mart, hệ thống Bách Hoá Xanh… giúp thành viên an tâm sản xuất và đồng hành cùng HTX phát triển.
-
Hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với Bộ Nội vụ giải quyết những vướng mắc, tồn tại để hoàn thành việc xây dựng Đề án Vị trí Việc làm trước ngày 31/3/2024.
-
Kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm(Tapchinongthonmoi.vn) - Để ngăn chặn triệt để, chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại
-
5 Cán bộ, đoàn viên, người lao động thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam