Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Phát huy dân chủ, trí tuệ quyết định các vấn đề quan trọng của tổ chức Hội và phong trào nông dân
Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của Ban Chấp hành Trung ương Hội trong quá trình xem xét, thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng của tổ chức Hội và phong trào nông dân năm 2025 và những năm tiếp theo, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn đã gợi mở thêm một số vấn đề trọng tâm để các đại biểu tập trung thảo luận, xem xét, quyết định.
Thứ nhất, về công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025:
Chủ tịch Lương Quốc Đoàn cho biết: Năm 2024 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam và nhiều chủ trương, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là Nghị quyết số 46-NQ/TW của của Bộ Chính trị.
Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, nhất là cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho nông dân và nhân dân các tỉnh phía Bắc; thị trường tiêu thụ một số mặt hàng nông sản không ổn định; lao động nông thôn tiếp tục xu hướng già hoá; năng suất lao động và thu nhập bình quân của cư dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của hội viên nông dân và hoạt động của các cấp Hội.
Bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng đoàn, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương Hội, các cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân cả nước đã chủ động, sáng tạo, linh hoạt triển khai thực hiện đạt và vượt 18/18 chỉ tiêu thi đua năm 2024.
Đa số các đại biểu tham gia thảo luận tại tổ đều đánh giá cao và đồng thuận với các nội dung Báo cáo về công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024. Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng nêu lên những khó khăn, thách thức của Hội ND các cấp trong việc thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.
Phát biểu thảo luận tại tổ, ông Nguyễn Quang Thuỷ, Chủ tịch Hội ND tỉnh Kon Tum thông tin, Hội ND tỉnh không có chi phí để thành lập các chi, tổ hội mới do không có định mức. Đưa ra Sở Tài chính, được trả lời là theo chỉ đạo của Trung ương Hội, do vậy ở tỉnh nghèo vấn đề nguồn lực để thành lập các chi, tổ hội mới càng hạn chế. Bên cạnh đó, một số phong trào do Hội ND phát động khi triển khai không bằng các tổ chức chính trị - xã hội khác do thiếu sự hướng dẫn chi tiết từ Trung ương nên khi đề xuất với Sở Tài chính về chi công tác thi đua- khen thưởng luôn gặp khó khăn do không tổ chức được những sự kiện cụ thể của phong trào, ví dụ như về lĩnh vực văn hoá – thể thao. “Hội ND Kon Tum đề xuất với Trung ương Hội nâng tỷ lệ tập thể, các nhân đạt thành tích trong lĩnh vực thi đua- khen thưởng lên hơn 20% để khích lệ hội viên nông dân thi đua lao động, sản xuất. Do vậy, rất cần Trung ương Hội có những chỉ dẫn cụ thể cho từng phong trào theo thời gian xác định".
Thứ hai, về Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW ngày 20/7/2014 Hội nghị lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới
Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đánh giá: Trong 10 năm qua, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao nhận thức chính trị được các cấp Hội quan tâm. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách được thực hiện thông qua các chương trình phối hợp được ký kết với các cơ quan thông tin đại chúng; phối hợp biên soạn và phát hành các ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với trình độ nhận thức của hội viên, nông dân các dân tộc.
Công tác tuyên truyền, giáo dục được đổi mới và tăng cường, nhất là tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách thông qua việc xây dựng các mô hình kinh tế xã hội. Nhiều hội viên, nông dân có kiến thức khoa học - kỹ thuật, đổi mới cách nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng, thế mạnh về vốn, lao động, đất đai đầu tư cho phát triển sản xuất, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn...
Ông Nguyễn Huy Anh, Chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La đánh giá: Các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm 2025 được đề ra cũng nên căn cứ theo điều kiện của từng vùng. Đặc biệt trong vấn đề chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động nông dân, nhiều địa phương trong nước nói chung và Sơn La nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn do địa hình cản trở, sóng viễn thông, mạng internet hạn chế nên việc thực hiện chỉ tiêu cài đặt App cần có lộ trình.
Đánh giá cao sự chi tiết, cụ thể của Báo cáo, ông Võ Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Gia Lai chia sẻ: “Cùng với những thành tích chung của toàn hệ thống Hội, Hội ND Gia Lai đã có những cố gắng và đạt nhiều thành tích khả quan. Tuy nhiên, tại nhiều Hội ND cơ sở, công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ, hội viên, nông dân vẫn còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả rõ rệt”. Đối với chỉ tiêu 100% hội viên đọc báo điện tử của Hội, theo ông Tuấn là chưa phù hợp với từng địa phương, đặc biệt với hội viên đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, cần có hướng dẫn cụ thể hơn.
Thứ ba, về Báo cáo Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/HNDTW ngày 04/7/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về “Nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững
Trong thời gian qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã được các cấp Hội triển khai sâu rộng.
Các cấp Hội đã thành lập mới trên 1.300 Câu lạc bộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; giúp cho trên 207 nghìn hộ nông dân thoát nghèo vươn lên làm ăn khá giả, trên 665 nghìn hộ thoát nghèo bền vững…; nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đóng vai trò hạt nhân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, là nhân tố quan trọng giúp ngành nông nghiệp tăng trưởng ổn định trong thời gian vừa qua.
Phong trào đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng vượt khó, làm giàu của nông dân, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện phong trào vẫn còn hạn chế, bất cập, chưa đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức thực hiện; chưa khơi dậy và phát huy tối đa vai trò, tiềm năng, sức sáng tạo của nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; phong trào phát triển chưa đồng đều, có lúc, có nơi chất lượng, hiệu quả chưa cao; một bộ phận nông dân chưa tích cực tham gia phong trào; tỷ lệ hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, cấp Trung ương còn thấp.
Về công tác giới thiệu nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp cơ sở, ông Võ Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Gia Lai nêu thực trạng, hiện nay Hội ND cấp xã, cấp huyện còn thiếu cán bộ trong việc thực hiện làm báo cáo hộ ND đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi bởi sau sáp nhập, cán bộ Hội cơ sở kiêm nhiều nhiệm vụ, trong khi công tác củng cố hồ sơ đề nghị lên cấp trên khá công phu, chi tiết. Cùng với đó, cấp Hội cơ sở không có kinh phí tổ chức các hội nghị đánh giá, giới thiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nên công tác này ở nhiều nơi chưa thực sự hiệu quả, hạn chế tính lan toả của phong trào.
Ông Trương Xuân Quý, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nông dân (Trung ương Hội NDVN) nêu ý kiến: Trung ương Hội cần quan tâm chỉ đạo cụ thể, đi đến thống nhất việc duy trì hoạt động của các Trung tâm, bởi hiện nhiều tỉnh đã sáp nhập Trung tâm hoặc giải thể, trong khi nghị quyết của Bộ chính trị vẫn đồng ý duy trì các Trung tâm.
Ông Nguyễn Quang Thuỷ, Chủ tịch Hội ND tỉnh Kon Tum đề nghị: “Chúng ta nên bỏ từ “thoát nghèo, giảm nghèo” trong dự thảo Nghị quyết, bởi khi chúng ta đi về phía ánh sáng, bóng tối sẽ lùi lại phía sau. Tiềm lực và nghị lực của nông dân là rất lớn, các cấp Hội nên tăng cường tuyên truyền, nhân rộng các mô hình thoát nghèo của hội viên điển hình, lấy đó làm động lực cho các hội viên khác vươn lên, từng bước nâng cao đời sống kinh tế sẽ dần thoát nghèo. Nếu cứ duy trì nội dung “thoát nghèo”, một số nông dân sẽ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Hội, không muốn vượt qua tiêu chí này”.
Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện 03 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII về xây dựng tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
Báo cáo của BCH Trung ương Hội NDVN nhận định: Sau 5 năm thực hiện ba Nghị quyết các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp đề ra thực hiện cơ bản đều đạt. Mô hình Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực, thu hút nông dân vào tổ chức Hội. Công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, phát triển hội viên nông dân được đổi mới và mở rộng; công tác quản lý hội viên chặt chẽ hơn, chất lượng hội viên được nâng lên. Tổ chức bộ máy, cán bộ Hội các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn; trình độ, năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Hội các cấp được nâng lên rõ rệt. Từ thực tiễn thực hiện ba Nghị quyết góp phần nâng cao uy tín và vị thế của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị và nâng cao đời sống của hội viên nông dân. Hội Nông dân Việt Nam và hội viên nông dân ngày càng thể hiện rõ nét vai trò là trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, việc thành lập Chi hội, Tổ hội nghề nghiệp ở một số địa phương nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn; số lượng chi, tổ Hội nghề nghiệp phát triển thành tổ hợp tác, hợp tác xã còn hạn chế. Công tác phát triển hội viên mới ở một số nơi còn khó khăn, chất lượng hội viên chưa cao; một số nơi công tác quản lý hội viên chưa chặt chẽ, tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên chưa cao. Công tác cán bộ ở một số cấp Hội còn hạn chế, năng lực cán bộ hội chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Thảo luận tại tổ, ông Trịnh Văn Thiện, Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương thông tin, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh thời gian qua có những bước tiến đáng khích lệ. Hội Nông dân tỉnh phấn đấu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng, củng cố tổ chức Hội theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Đẩy mạnh phong trào nông dân khởi nghiệp, thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, cùng nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững; hỗ trợ nông dân nâng cao năng lực quản trị, liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, phát triển kinh tế nông nghiệp gắn bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu...
Thời gian qua, Hội ND tỉnh phấn đấu có 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký, 50% số hộ đăng ký trở lên đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Phấn đấu kết nạp từ 3.000 hội viên; thành lập 80 tổ hội nông dân nghề nghiệp và 12 chi hội nông dân nghề nghiệp. Có từ 97% số cơ sở hội hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trực tiếp, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho 6.000 hội viên và lao động nông thôn. Hỗ trợ ít nhất 1.600 hộ nông dân có tài khoản trên sàn thương mại điện tử...
Lãnh đạo Hội ND Hải Dương cũng đề nghị Trung ương Hội tiếp tục có những chỉ đạo cụ thể trong công tác Hội và phong trào nông dân, bổ sung nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân để tỉnh Hội thúc đẩy hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Tại phiên thảo luận, lãnh đạo Hội ND tỉnh Kon Tum đề xuất, sau khi có những Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 182 cùng các Nghị quyết của Trung ương Hội… hiện có thể kết thúc Nghị quyết 61 do không còn phù hợp, có tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, có tỉnh không. Ông Nguyễn Quang Thuỷ, Chủ tịch Hội ND tỉnh Kon Tum cũng nêu lên những khó khăn trong việc sáp nhập các Ban, đơn vị của Hội ND tỉnh. “Hội ND Kon Tum vẫn chưa nhận được sự chỉ đạo cụ thể của Trung ương Hội về việc tinh gọn, sáp nhập các đơn vị nhưng tỉnh Hội vẫn thực hiện sắp xếp, thu gọn bộ máy xuống còn 3 ban, đề nghị Trung ương Hội nên có những chỉ đạo thống nhất tên gọi các Ban của Hội ND các tỉnh sau sáp nhập để có sự đồng thuận trong hoạt động của tổ chức Hội”.
Trong chương trình làm việc chiều ngày 06/01/2025, ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội NDVN đã thông tin tại Hội nghị về việc tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận của các đại biểu tại 4 Tổ thảo luận. Theo đó, BCH Trung ương Hội NDVN đánh giá cao các ý kiến đóng góp, xây dựng hết sức khách quan, chân thực, bám sát yêu cầu thực tế tại từng địa phương của các đại biểu. Căn cứ vào việc tổng hợp các ý kiến thảo luận, BCH Trung ương Hội NDVN đã tiếp thu, bổ sung hoàn thiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, khóa VIII nhiệm kỳ 2023-2028 và trình Hội nghị biểu quyết thông qua.
-
Các cấp Hội tập trung, quyết tâm thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 -
Hội Nông dân Việt Nam phát động thi đua năm 2025, triển khai thực hiện 6 nội dung quan trọng -
Bầu bổ sung 6 ủy viên ban chấp hành, 3 ủy viên ban thường vụ Trung ương Hội NDVN -
Khai mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khoá VIII nhiệm kỳ 2023-2028
- Cả nước tổ chức được 638.974 buổi quán triệt cho trên 24 triệu lượt cán bộ, hội viên
- Thúc đẩy công tác Hội và phong trào nông dân phát huy tiềm năng, thế mạnh vững bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa
- Nghệ An: Công tác Hội và phong trào nông dân có bước chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ
- Hội Nông dân Việt Nam tập trung triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025
- Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống cộng đồng nông thôn
-
Đồng bào Mông ở Sơn La rộn ràng đón Tết cổ truyềnỞ Sơn La, đồng bào Mông thường đón Tết cổ truyền (Nào Pê Chầu) sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên để giữ gìn nét văn hóa truyền thống, giáo dục cho con cháu luôn hướng về cội nguồn.
-
Nông sản miền núi tỉnh Quảng Ngãi hút khách dịp TếtTại tỉnh Quảng Ngãi, các sản phẩm nông sản đặc trưng miền núi đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt nhu cầu này, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở sản xuất, hợp tác xã đã đẩy mạnh sản xuất, chế biến nhằm cung cấp hàng đặc sản đến người tiêu dùng.
-
Cần Thơ vượt chỉ tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu và nâng caoĐến thời điểm này, thành phố Cần Thơ đã đạt và vượt chỉ tiêu xã nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
-
Thủ tướng: Xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm, không biết vẫn quảnThủ tướng yêu cầu thay đổi tư duy làm luật theo hướng: pháp luật phải vừa quản lý được, vừa thông thoáng, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước; xóa bỏ tư duy không quản được thì cấm.
-
Tổng Bí thư tin tưởng Hưng Yên sớm trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vữngTổng Bí thư tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên sẽ thực hiện thắng lợi và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ để Hưng Yên sớm trở thành tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
-
Đề ra 7 nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ VChiều 6/1, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Rau Quả Việt Nam tổ chức Đại hội Hiệp hội Rau Quả Việt Nam nhiệm kỳ V (2024-2029). Từ năm 2023 đến nay, xuất khẩu rau quả Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc.
-
Các cấp Hội tập trung, quyết tâm thực hiện hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025Sau 1 ngày làm việc khẩn trương, với không khí làm việc tập trung, nghiêm túc, trách nhiệm, ý kiến tâm huyết, chất lượng, chiều 6/1, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII đã bế mạc, thành công tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra.
-
Đưa công nghệ đột phá vào mỗi hộp sữa, Vinamilk ‘nâng cấp” chuẩn chất lượng thị trường sữa nội địaSau cột mốc ra mắt logo mới, trong năm 2024, trung bình cứ 2 ngày Vinamilk lại tung ra một đổi mới về sản phẩm. Không chỉ “thay áo” qua bao bì mới, mang hàng loạt công nghệ tiên tiến trên thế giới về Việt Nam được cho là cách mà Vinamilk, “người khổng lồ” ngành sữa Việt, đang tạo ra sân chơi mới bằng viêc “định chuẩn mới” cho thị trường.
-
Việt Nam xuất siêu năm thứ 9 liên tục, mức thặng dư gần 25 tỷ USDNăm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2023; xuất siêu năm thứ 9 liên tục với mức thặng dư gần 25 tỷ USD.
-
Hội Nông dân Việt Nam phát động thi đua năm 2025, triển khai thực hiện 6 nội dung quan trọngChiều 06/01/2025, tiếp tục chương trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 4, khóa VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phát động thi đua năm 2025 trong toàn hệ thống Hội.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix