Hoài niệm tranh dân gian
Trước những biến đổi của đời sống kinh tế – xã hội, các dòng tranh dân gian ở nước ta đang dần bị lãng quên và đứng trước nguy cơ mai một.
Một thời cả làng làm tranh dân gian không còn và người tâm huyết giữ nghề và biết làm nghề chỉ là con số ít ỏi, nhiều dòng tranh dân gian chỉ còn trong ký ức.
Đó là thực trạng đáng buồn về tranh dân gian của nước ta. Điều này cũng đặt ra những thách thức cũng như yêu cầu cần hành động ngay để kịp thời gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị tranh dân gian, một di sản văn hoá quý của dân tộc.
Nhà nước và các cấp quản lý văn hoá, các đơn vị, cá nhân cũng đã có những hành động, việc làm nhất định, tuy nhiên chúng ta mong chờ những giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn nữa để tranh dân gian có thể sống được trong dòng chảy đương đại và ước vọng hồi sinh tranh dân gian không còn là điều xa vời.
Thế kỷ 18, 19 được xem là thời kỳ hưng thịnh nhất của tranh dân gian Việt Nam cùng với sự phát triển của nghề in và khắc gỗ. Ở thời kỳ này, việc sản xuất tranh dân gian ngày càng mở rộng ở nhiều địa phương, tập trung thành từng làng hoặc do từng hộ in riêng, đáp ứng nhu cầu của cư dân khắp mọi miền đất nước. Từ đó đã hình thành những trung tâm sản xuất tranh khắc gỗ dân gian nổi tiếng, được gọi theo địa danh hành chính, như: Đông Hồ (ở Bắc Ninh), Hàng Trống (ở Hà Nội), Kim Hoàng (ở Hoài Đức-Hà Nội), Nam Hoành (ở Nghệ An), làng Sình (ở Huế)… Với nội dung truyền tải ước mong về cuộc sống bình yên, hạnh phúc, tranh dân gian được sử dụng nhiều trong các dịp Tết hay cúng lễ, mang đậm yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
Tuy nhiên, trước sự biến đổi của lịch sử và đời sống kinh tế- xã hội, ngày nay, nhiều dòng tranh đã bị thất truyền như tranh Kim Hoàng, Nam Hoành. Những dòng tranh còn tồn tại như: Tranh Đông Hồ, tranh thờ miền núi, tranh kính Nam bộ… cũng không còn hưng thịnh như trước. Với tranh dân gian Đông Hồ, một dòng tranh nổi tiếng vùng Kinh Bắc, trước năm 1945, cả làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nhà nào cũng làm tranh nhưng bây giờ tranh không được ưa chuộng nên nhà nhà trong làng chuyển sang làm hàng mã để mưu sinh. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả, một trong số ít nghệ nhân còn làm tranh dân gian Đông Hồ cho biết: “Nếu đánh giá tranh Đông Hồ với ngày xưa thì khác biệt rất nhiều. Nếu trước đây tranh Đông Hồ là sản phẩm chính giành cho người dân chơi vào dịp Tết thì hiện nay, ngoài tranh Đông Hồ, còn có nhiều sản phẩm khác như: Tranh gỗ, tranh đồng, tranh sơn dầu, tranh lụa… Vì thế, sự lựa chọn của người dân nhiều hơn cùng với đó là sự thay đổi của xu hướng thẩm mỹ hiện đại, đã làm cho sức tiêu thụ của dòng tranh Đông Hồ giảm đi rất nhiều và số nghệ nhân sống bằng nghề tranh cũng ít dần. Vì lẽ đó mà tranh Đông Hồ cứ ngày bị mai một.
Tranh dân gian Hàng Trống – dòng tranh gắn với nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất Hà Thành, với những tác phẩm độc đáo như “Cá chép trông trăng”, tranh tứ quý “tùng, cúc, trúc, mai”… giờ cũng chỉ còn lại duy nhất nghệ nhân Lê Đình Nghiên đã vào tuổi xưa nay hiếm đang âm thầm giữ nghề. Mỗi lần nhắc đến quá khứ huy hoàng của dòng tranh là ông lại nuối tiếc và đau đáu trăn trở giữ nghề. Ông chia sẻ: “Tranh hàng Trống làm mất công hơn những thứ tranh khác là cứ phải sử dụng bút lông vẽ từng màu một, muốn nhanh, muốn công nghiệp hóa cũng không được.
Với kỹ thuật làm cầu kỳ nên đòi hỏi phải chịu khó, khéo tay, vì thế mà dòng tranh này cũng kén người. không phải ai cũng làm được. Bản thân ông còn giữ được nghề đến ngày hôm nay là do ông công tác trong nghề mỹ thuật, sẵn tay nghề và một tình yêu với văn hóa dân tộc. Bây giờ, người dân Việt yêu tranh dân gian rất ít, vì thế mà ông chủ yếu làm để bán cho khách nước ngoài. Hoặc ai thích đề tài nào đặt ông thì ông làm chứ không khí cả nhà tất bật làm hàng tập, hàng tập tranh như xưa giờ không còn”.
Cùng với các dòng tranh dân gian ngoài Bắc, các dòng tranh dân gian miền Nam như tranh gói vải, tranh vải hiện cũng chỉ còn một nghệ nhân làm hay như tranh dân gian làng Sình, ở Thừa Thiên- Huế có lịch sử hơn 400 năm cũng đang dần mai một và biến dạng. Nhiều tranh và bản khắc độc đáo tranh làng Sình đã không còn nguyên bản, bị thất tán trong dân gian.
Tranh dân gian làng Sình hiện nay chỉ còn 5 gia đình làm tranh nhưng 4 gia đình thì làm cầm chừng theo mùa vụ, chỉ có một gia đình làm thông suốt cả năm và tập trung tâm huyết vào phục hồi và phục dựng lại là gia đình nghệ nhân Kỳ Hữu Phước.
Điều này cho thấy so với quy mô trước đây, sức tiêu thụ tranh làng Sình cũng bị giảm đi rất nhiều. Theo PGS.TS Phan Thanh Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật Huế: Tranh làng Sình là dòng tranh mộc bản được sử dụng phổ biến ở cố đô Huế với chức năng duy nhất là phục vụ cúng lễ, cứ cúng xong là đốt. Vì vậy, đến nay chỉ những bản khắc gỗ là hiện vật quý còn được lưu giữ ở nhà ông Kỳ Hữu Phước- một nghệ nhân làm tranh lâu năm tại làng Sình. Ông là người cuối cùng của dòng tranh này biết chế tác và khắc nét tranh đúng với bản sắc tranh dân gian làng Sình cổ.
Với những người yêu giá trị văn hóa truyền thống và những người đã từng sống trong những năm tháng mà tranh dân gian là thứ không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà thì sự mai một và bị lãng quên của dòng tranh này là một sự nuối tiếc. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích, người nhiều năm nay giành thời gian và tâm huyết đi tìm hiểu và lưu giữ lại những hình ảnh của các dòng tranh dân gian đã phải thốt lên rằng: “Tranh Kim Hoàng bị thất truyền, tranh kính Chợ Lớn không còn vẽ nữa, tranh Đông Hồ, Hàng Trống và làng Sình còn duy trì cầm chừng. Đọng lại sau cùng vẫn là một nỗi buồn vì nó chưa phát triển xứng tầm với những gì vốn có. Bây giờ dòng tranh nào còn sót lại và tồn tại là vô cùng đáng quý và rất cần khôi phục và bảo tồn.”
Sự khắc nghiệt của thời kỳ chiến tranh loạn lạc đến sự thay đổi của đời sống kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập thế giới của nước ta đã làm cho tập quán chơi tranh và sử dụng tranh không còn phổ biến như trước đây. Một thời cả làng nhộn nhịp sản xuất tranh không còn, nay một số làng tranh dân gian chỉ còn vài ba gia đình cố gắng bám trụ vì niềm say mê với nghề và vì nỗi trăn trở truyền giữ di sản của cha ông. Vì thế, tranh dân gian đang ngày một bị lãng quên, mai một là điều khó tránh khỏi, từ đó đặt ra những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị trong dòng chảy đương đại hiện nay. Đây cũng là nội dung chúng tôi đề cập trong kỳ 2 của loạt phóng sự, với nhan đề “Tranh dân gian: Gian nan bảo tồn”, mời quý vị và các bạn cùng đón đọc./.
(Theo VOV)
- Sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cẩm nang cho người làm văn hóa
- Sôi nổi tiếng hát nông thôn mới
- Cuộc đời thăng trầm của nữ nghệ sĩ cải lương Ngọc Đáng
- Đặc sắc các chương trình biểu diễn nghệ thuật mừng sinh nhật Bác
- Triển lãm ảnh "Cuộc sống đời thường của Bác Hồ"
- Khai mạc Triển lãm tranh, tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Khai trương Trung tâm Báo chí Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3