Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển

Tịnh Biên nâng chất “nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”

Đào Ngọc Thuỷ - 07:30 07/08/2024 GMT+7
(Tapchinongthonmoi.vn) - Mới đây, Hội Nông dân thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức Đại hội Tuyên dương Nông dân sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi lần thứ XI, giai đoạn 2022-2024.

Ông Trần Phước Hiểu, Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang cho biết, qua 11 kỳ đại hội tuyên dương nông dân SXKD giỏi của thị xã, phong trào ngày càng được nâng lên về số lượng và chất lượng. Lực lượng nông dân đăng ký danh hiệu SXKD giỏi tăng theo từng năm. Có nhiều mô hình hay, hiệu quả được nhân rộng ở địa bàn dân cư, giúp nông dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên khá giàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và quá trình xây dựng nông thôn mới thị xã.

Cũng theo ông Hiếu, trong năm 2024, Hội Nông dân thị xã Tịnh Biên đã bình xét 6.748 cá nhân và 21 tập thể đạt danh hiệu SXKD giỏi. Cụ thể, có 5.347 nông dân SXKD giỏi cấp xã, 997 nông dân giỏi cấp huyện và 368 nông dân giỏi cấp tỉnh.

Đại hội nghị tuyên dương nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi lần thứ XI, giai đoạn 2022-2024 của thị xã Tịnh Biên (ảnh Hội ND TX Tịnh Biên)

Về phát triển kinh tế hợp tác, Hội Nông dân thị xã và các xã, phường đã vận động, hướng dẫn nông dân tham gia 56 chi hội, 130 tổ hội nông dân nghề nghiệp. Đồng thời, cũng tham gia hỗ trợ thành lập 121 tổ hợp tác, 12 hợp tác xã. Các mô hình kinh tế tập thể bước đầu cho hiệu quả rất khả quan, các thành viên nhiệt tình tham gia và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi... Đây cũng là nơi để nông dân trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong sản xuất, hiểu và nắm những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tiếp cận tiến bộ khoa học - kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất.

Bên cạnh những kết quả tích cực, phong trào nông dân SXKD giỏi tại thị xã Tịnh Biên cũng gặp phải không ít khó khăn. Có thể kể đến như: Giá nông sản luôn biến động khiến nông dân chưa an tâm đầu tư vào sản xuất; nguồn vốn hỗ trợ để phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao còn chậm; hoạt động vận động nông dân SXKD theo chuỗi liên kết còn hạn chế…

Để khắc phục những hạn chế nêu trên và tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua đua SXKD giỏi, Hội Nông dân thị xã Tịnh Biên sẽ tích cực vận động cán bộ, hội viên, nông dân chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.

Theo đó, giai đoạn 2024-2026 Hội Nông dân thị xã Tịnh Biên phấn đấu hàng năm có từ 60% trở lên số hộ nông dân đăng ký bình xét nông dân SXKD giỏi; có từ 50%  trở lên số hộ đăng ký đạt danh hiệu nông SXKD giỏi các cấp. Mỗi xã, phường có ít nhất 1 mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị của các hộ nông dân SXKD giỏi có hiệu quả, do hội nông dân tổ chức vận động thực hiện…trong giai đoạn 2024 - 2026

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Võ Chí Hùng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang yêu cầu Hội Nông dân thị xã Tịnh Biên và các xã, phường tiếp tục nâng cao hiệu quả phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi; phát huy hơn nữa vai trò lực lượng nông dân SXKD giỏi trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tạo việc làm cho nông dân; tăng cường phối hợp với các ngành nhằm chuyển giao khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, tham gia thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại địa phương; kết nối, quảng bá sản phẩm và hỗ trợ thị trường tiêu thụ, hỗ trợ vốn cho nông dân mở rộng quy mô sản xuất…; Hội Nông dân thị xã Tịnh Biên cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia tổ hội, chi hội nông dân nghề nghiệp và các mô hình kinh tế hợp tác gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Gắn kết chặt chẽ phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi với phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, cũng như các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương, đóng góp vào sự phát triển của thị xã Tịnh Biên và cả tỉnh An Giang trong thời gian tới.

An Giang: Phát triển các sản phẩm OCOP xanh nhằm phát triển bền vững
Chương trình OCOP tỉnh An Giang đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là vai trò của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh vào đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Thông qua đó, các địa phương đã thấy được tiềm năng, thế mạnh để có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm OCOP, bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương. Hiện nay, An Giang có 74 sản phẩm đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP”.