Hỗ trợ nông dân bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững, lâu dài
Thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn dẫn số 148-HD/HNDTW ngày 5/11/2024 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”.
Việc thành lập Câu lạc bộ Nông dân bảo vệ môi trường là một những hình thức giúp cho cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường; giữ gìn môi trường sống trên địa bàn nông thôn; xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn sáng- xanh- sạch- đẹp- an toàn. Đồng thời, các cấp Hội chủ động trong các hoạt động, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với hoạt động bảo vệ môi trường, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng và xã hội, thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và kinh tế tuần hoàn.
Để làm tốt nhiệm vụ này, Ban Thường vụ Trung ương Hội yêu cầu các cấp Hội xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường” và đưa vào nhiệm vụ thường xuyên và phải đảm bảo dân chủ, thiết thực, hiệu quả, đúng pháp luật, trên tinh thần tự nguyện. Sau đây là một số thông tin cụ thể về việc thành lập Câu lạc bộ:
Điều kiện thành lập Câu lạc bộ
- Mục đích hoạt động phải gắn với bảo vệ môi trường và không trái với pháp luật
- Có Quy chế hoạt động
- Có số lượng từ 10 thành viên trở lên
- Có Hồ sơ đề nghị thành lập Câu lạc bộ
Nguyên tắc hoạt động của Câu lạc bộ
- Tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động
- Dân chủ, bình đẳng, công khai
- Tuân thủ pháp luật, quy chế của Câu lạc bộ
- Vì môi trường sống và sức khoẻ của con người
Các hoạt động chính của Câu lạc bộ
- Tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường; đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; giữ gìn vệ sinh ở các hộ gia đình và cộng đồng dân cư; xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học để xử lý rác thải, chất thải, nước thải, phế phụ phẩm; tái chế, tái sử dụng trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Tổ chức phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tại hộ gia đình và vận chuyển rác thải sinh hoạt khác đến nơi trung chuyển; thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
- Định kỳ tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, ao hồ... Tham gia, hưởng ứng các phong trào về bảo vệ môi trường; phong trào trồng cây; xây dựng nông thôn sáng- xanh- sạch- đẹp- an toàn.
- Vận động các thành viên đăng ký và tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón thân thiện với môi trường.
- Xây dựng nếp sống mới, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục lạc hậu gây hại đến môi trường; xây dựng tổ dân phố, khu dân cư thân thiện với môi trường.
- Tham gia đóng góp ý kiến, giám sát và phản biện việc xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường tại địa phương; đề xuất các giải pháp nhân rộng các mô hình hiệu quả về hoạt động bảo vệ môi trường…
Quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia câu lạc bộ
Khi tham gia Câu lạc bộ, các thành viên sẽ được phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
- Được trực tiếp thụ hưởng những thành quả về công tác bảo vệ môi trường của Câu lạc bộ, góp phần bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng đời sống của thành viên và gia đình.
- Được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức liên quan đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường; quy trình thu gom, phân loại, xử lý rác thải, chất thải; các hoạt động dịch vụ bảo vệ môi trường; các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường; tham quan học tập mô hình hiệu quả về bảo vệ môi trường.
- Được ứng cử, đề cử vào Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ; tham gia đóng góp, biểu quyết những nội dung, hoạt động của Câu lạc bộ.
- Được xét khen thưởng khi có thành tích xuất sắc theo đề nghị của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ. Được phát hiện, đề xuất những điển hình tiên tiến trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường để biểu dương và khen thưởng.
- Được tự nguyện rút tư cách thành viên khi không còn nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt trong Câu lạc bộ.
Ngoài quyền lợi thì các thành viên tham gia Câu lạc bộ còn phải có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tôn trọng, chấp hành Quy chế hoạt động của Câu lạc bộ; Tham gia tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, pháp luật về bảo vệ môi trường cho hội viên, nông dân; vận động và giới thiệu các hội viên mới để Ban chủ nhiệm để kết nạp; Giữ gìn uy tín của Câu lạc bộ; không được lợi dụng danh nghĩa thành viên Câu lạc bộ sử dụng vào các mục đích công việc khác; Tham gia tích cực, đầy đủ các hoạt động, sinh hoạt của Câu lạc bộ; Đóng quỹ đầy đủ theo quy định của Câu lạc bộ; Thực hiện các công việc được Ban chủ nhiệm giao.
Nội dung và thời gian sinh hoạt của Câu lạc bộ
Tùy theo loại hình, quy mô mà Câu lạc bộ có phạm vi hoạt động trong cùng một đơn vị hành chính ở thôn, ấp, bản, làng … Việc tổ chức sinh hoạt ít nhất mỗi quý một lần, tuỳ thuộc vào nội dung có thể sinh hoạt lồng ghép với hoạt động của chi Hội…
Ngoài ra, tùy theo loại hình, quy mô, đối tượng tham gia, Câu lạc bộ tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế và nhu cầu hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Chú trọng tổ chức tuyên truyền, vận động các thành viên Câu lạc bộ thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Tham gia các hoạt động trồng cây xanh; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường; phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; hưởng ứng các phong trào vệ sinh môi trường…
Quy trình thành lập Câu lạc bộ
Bước 1: Khảo sát và tư vấn quy trình thành lập và hoạt động của Câu lạc bộ
Cấp chi Hội tổ chức gặp gỡ, tư vấn về mục đích, ý nghĩa, hướng dẫn quy trình thành lập và hoạt động của Câu lạc bộ cho cán bộ, hội viên, nông dân và những người có đủ điều kiện và mong muốn tham gia. Tổng hợp danh sách các thành viên có nhu cầu tham gia Câu lạc bộ. Đánh giá về mong muốn thành lập Câu lạc bộ tại địa bàn khảo sát.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tính khả thi, Ban Chấp hành chi hội xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ; phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch và thông báo cho các thành viên đăng ký tham gia.
Bước 3: Tổ chức Hội nghị các thành viên có nhu cầu tham gia thành lập Câu lạc bộ
Ban Chấp hành chi Hội tổ chức Hội nghị các thành viên có nhu cầu tham gia Câu lạc bộ, gồm các nội dung: Dự thảo Quy chế hoạt động; thống nhất cơ cấu, số lượng, giới thiệu và bầu nhân sự cụ thể Ban chủ nhiệm; dự kiến chương trình, nội dung hoạt động của Câu lạc bộ, hội nghị ra mắt Câu lạc bộ.
Căn cứ kết quả Hội nghị, Ban Chấp hành chi Hội hoàn thiện và gửi hồ sơ đề nghị thành lập Câu lạc bộ; chuẩn bị các điều kiện và phân công nhiệm vụ, dự kiến chương trình tổ chức Hội nghị ra mắt Câu lạc bộ.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ và ra Quyết định thành lập
Căn cứ Hồ sơ đề nghị, Ban Thường vụ Hội Nông dân cấp xã tiến hành thẩm định hồ sơ, báo cáo cấp uỷ và trao đổi thống nhất với chính quyền cùng cấp, ra Quyết định thành lập Câu lạc bộ và Quyết định công nhận Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
Bước 5: Tổ chức Hội nghị ra mắt Câu lạc bộ
Ban Chấp hành chi Hội tổ chức Hội nghị ra mắt Câu lạc bộ. Hội nghị ra mắt Câu lạc bộ gồm các nội dung: Công bố Quyết định thành lập, thông qua danh sách thành viên tham gia; ra mắt Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ; thông qua Quy chế và chương trình, nội dung hoạt động của Câu lạc bộ.
Ban Thường vụ Trung ương Hội giao Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các nội dung theo Hướng dẫn; theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Ban Thường vụ Trung ương Hội; đề xuất khen thưởng, biểu dương các điển hình tiên tiến trong triển khai, tổ chức thực hiện. Ngoài ra, các ban, đơn vị Trung ương Hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nội dung liên quan.
Đối với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, hàng năm xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập Câu lạc bộ "Nông dân bảo vệ môi trường” và triển khai tới các cấp Hội; phân công cán bộ theo dõi, phụ trách. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc; Chỉ đạo Hội Nông dân cấp cơ sở báo cáo cấp uỷ, chính quyền cùng cấp về việc thành lập Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”; tổ chức khảo sát, tư vấn, hướng dẫn, nắm bắt nhu cầu; xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ và triển khai các nội dung theo kế hoạch; định hướng hoạt động của Câu lạc bộ; tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Câu lạc bộ hoạt động; Phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền kết quả triển khai thực hiện; biểu dương điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt.
-
Phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới -
Đẩy mạnh công tác xây dựng người nông dân văn minh, phát triển toàn diện trong kỷ nguyên mới -
Nông dân An Lão áp dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi được lợi kép bò khoẻ, môi trường lại trong lành -
Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang
- Tham quan, học tập kinh nghiệm ở HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn
- Hòa Bình: Phát triển mô hình kinh tế tập thể giúp nông dân làm giàu
- TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024
- Hội Nông dân huyện Trực Ninh ra mắt 03 Câu lạc bộ “Nông dân bảo vệ môi trường”
- Hội Nông dân huyện Vũ Quang tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới
- Cà Mau: Gần 100 ngàn hội viên hộ nông dân ký cam kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
- 11 đội thi tham gia Hội thi Tuyên truyền viên giỏi tỉnh Bình Phước năm 2024
-
Cảnh sát giao thông tỉnh Bắc Giang ra quân xử lý vi phạm: Không có vùng cấmVào dịp cuối năm Giáp Thìn, nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa lớn, các địa phương trong đó có Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các lỗi vi phạm để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân trên các tuyến đường.
-
Hội Nông dân Việt Nam trao tặng quà Tết Ất Tỵ cho nông dân nghèo tại Nam ĐịnhNgày 15/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, trao quà Tết Ất Tỵ 2025 cho hội viên nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở Nam Định.
-
Tuyên Quang: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, vượt chỉ tiêu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, ngành nông nghiệp Tuyên Quang năm 2024 vẫn đạt được những kết quả ấn tượng, vượt nhiều chỉ tiêu đề ra. Đáng chú ý là việc xuất khẩu thành công nông sản sang thị trường Anh, khẳng định uy tín và chất lượng nông sản của tỉnh.
-
Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đánBộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025.
-
Xây dựng văn hóa có vai trò quyết định đến công tác xây dựng, chỉnh đốn ĐảngGiáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh xây dựng văn hóa trong Đảng có vai trò hệ trọng, quyết định đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện.
-
Công bố Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ươngChiều 15/1, tại Hà Nội, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các vụ, đơn vị.
-
Gửi hơi ấm quê hương tới lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam ở xa Tổ quốcCán bộ, chiến sỹ Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ đã không ngừng nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong thực hiện nhiệm vụ tại phái bộ, với môi trường làm việc đa quốc gia.
-
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tri ân cán bộ hưu trí miền Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vừa tổ chức họp mặt cán bộ hưu trí miền Nam, tri ân những đóng góp và ôn lại chặng đường phát triển. Tại sự kiện này, lãnh đạo Trung ương Hội cũng khẳng định quyết tâm đổi mới, sắp xếp tổ chức, hướng tới mục tiêu hỗ trợ nông dân, xây dựng nông thôn mới.
-
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính thăm, tặng quà Tết cho nông dân tại Huế, Quảng Trị(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong hai ngày 13-14/1, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Đinh Khắc Đính đã thăm, trao quà Tết của tổ chức Hội cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và thành phố Huế nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025.
-
Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng quà Tết cho hội viên nông dân Lào Cai và Lai ChâuNgày 14/1, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
3 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
4 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
5 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix