Hội Nông dân Việt Nam góp ý vào Dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
Sáng ngày 3/11, tại Hà Nội, T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đồng chí Trương Thị Mai – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư, Trưởng ban Chỉ đạo 597 T.Ư đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự và chủ trì Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Xuân Thắng – Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổ trưởng Tổ Biên tập Tiểu ban Văn kiện; Đồng chí Thào Xuân Sùng – Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN; Đồng chí Phùng Hữu Phú – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận T.Ư.
Toàn cảnh hội nghị
Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí Phó Chủ tịch, lãnh đạo các Ban, đơn vị thuộc cơ quan T.Ư Hội NDVN; lãnh đạo các ban, ngành T.Ư; lãnh đạo Hội ND các tỉnh trong Cụm thi đua số 1 của Hội cùng các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các điển hình tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Đồng chí Thào Xuân Sùng – Uỷ viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN phát biểu khai mạc Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN tổ chức 6 Hội nghị tại 6 Cụm thi đua để đóng góp ý kiến vào dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã và cán bộ, hội viên nông dân tham gia một cách tổng thể, toàn diện và sâu sắc đóng góp với Đảng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân ta đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp với lòng dân.
Phát triển nông nghiệp bền vững là ưu tiên hàng đầu
Tại Hội nghị này, các đại biểu thuộc Cụm thi đua số 1 tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng: Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030; Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025; Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.
Liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng chí Thào Xuân Sùng Chủ tịch Hội NDVN đề nghị các đại biểu tập trung tham gia góp ý, làm rõ thêm những nội dung sau:
Thứ nhất, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; những thành tựu và tồn tại, hạn chế của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, về vai trò chủ thể của nông dân, cần đóng góp các giải pháp để nông dân phát huy vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Thứ ba, vai trò, trung tâm nòng cốt của Hội NDVN trong các phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới…
Đó là những nội dung quan trọng để Hội NDVN tiếp thu, đề nghị Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII bổ sung vào Dự thảo các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
“Các văn kiện này đã bám chắc Cương lĩnh chính trị, đường lối đổi mới của Đảng (phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, tăng cường quốc phòng an ninh là cấp bách, là trọng yếu, thường xuyên; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần và vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình đổi mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau; dân là gốc, là chủ và dân làm chủ với 5 nguyên lý cơ bản)”, đồng chí Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.
TS. Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đóng góp ý kiến vào Dự thảo các Văn kiện tại Hội nghị.
Đóng góp vào Dự thảo các Văn kiện, TS. Đào Thế Anh – Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam nêu ý kiến: “Giai đoạn tới chúng ta cần ưu tiên phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao vai trò và hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá kinh tế hộ, phát triển kinh tế hợp tác, tăng cường nông nghiệp sinh thái, thân thiện với môi trường, ứng dụng công nghệ cao một cách phù hợp, áp dụng công nghệ số nâng cao giá trị nông sản. Nâng cao vai trò của nông nghiệp trong việc đảm bảo dinh dưỡng cho người dân, đảm bảo an ninh lương thực, mở rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường nông thôn. Xây dựng nông thôn mới cần được hoàn thiện theo hướng: Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
Tiến sĩ Đào Thế Anh cũng cho rằng: Kinh tế hộ nông dân là yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững, thu hút thanh niên khởi nghiệp trong nông nghiệp. Khu vực hợp tác xã (HTX) là mô hình kinh tế tương trợ, nên tiếp tục đào tạo cán bộ HTX, tạo điều kiện thuận lợi cho HTX tiếp cận khoa học công nghệ, thị trường, đất đai, đầu tư, kiểm toán….
TS. Đào Xuân Thảng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Cây Lương thực và Thực phẩm nêu ý kiến đóng góp tại Hội nghị.
TS. Đào Xuân Thảng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Cây Lương thực và Thực phẩm nêu ý kiến: “Mặc dù Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến khoa học nông nghiệp, thể hiện rõ qua những thành tựu nổi bật trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên tỷ trọng phát triển khoa học trong nền kinh tế còn thấp. Một bước thay đổi hết sức quan trọng thể hiện trong Văn kiện Đại hội Đảng lần này là mọi thành phần đều được tham gia nghiên cứu khoa học, đóng góp cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng một cách bền vững, vì vậy theo tôi nên bổ sung thêm ý “đưa khoa học gắn với thực tế, gắn với sản xuất để tạo ra sản phẩm”, nên sử dụng hiệu quả lực lượng cán bộ khoa học. Đảng và Nhà nước cũng cần quan tâm kêu gọi những nhà khoa học ở trong và ngoài nước đóng góp cho sự phát triển đất nước. Ngoài ra, Văn kiện cũng cần có thêm những chính sách bảo vệ, quản lý, khai thác hiệu quả nguồn nước ngọt cũng như nghiên cứu xây dựng, vận hành hợp lý các công trình thuỷ điện tại các khu vực, gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngọt đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt”.
Ông Hà Văn Thắng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hoà Bình phát biểu tại Hội nghị.
Góp ý vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2021-2026, ông Hà Văn Thắng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hoà Bình cho rằng: “Chúng ta nhắc đến “đổi mới sáng tạo” nhưng bản thân điều đó chưa có địa vị pháp lý, dù nó có vai trò quan trọng để phát triển bền vững, nên cần có những chính sách pháp luật cụ thể quy định phù hợp cho các giải pháp sáng tạo, tránh sự lý thuyết mông lung. Là một doanh nghiệp làm việc theo mô hình kinh tế tuần hoàn, chúng tôi hiểu nếu muốn phát triển bền vững thì phải dựa trên hình thái kinh tế tuần hoàn và nền tảng công nghệ số, công nghệ sinh học. Chính vì vậy, cần làm rõ hơn vấn đề này và bổ sung vào Văn kiện”.
Dự thảo Văn kiện cần đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá…
Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Văn kiện, Giáo sư Nguyễn Lân Hùng – chuyên gia nông nghiệp nêu ý kiến, Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, là kết tinh trí tuệ tập thể, nêu bật được những thành tựu tổng quan trong nhiệm kỳ qua, trong 30 năm đổi mới đồng thời xác định được hướng đi, lộ trình, mục tiêu trong thời gian tới.
Giáo sư Nguyễn Lân Hùng đóng góp ý kiến tại Hội nghị.
Đề cập đến Tiểu mục về vấn đề phát triển rừng phòng hộ trong Dự thảo văn kiện, trước sự tàn phá khủng khiếp của thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu ngày càng bất thường, nghiêm trọng như hiện nay, ông bổ sung ý kiến: “Để duy trì và phát triển rừng phòng hộ, không để tình trạng đất trống, đồi núi trọc, bởi hiện trạng này đang rất phổ biến. Về vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững, cần thêm ý “… gắn với nâng cao thu nhập cho người dân bằng biện pháp đẩy mạnh trồng cây lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh việc chống xâm mặn hoá bằng việc trồng rừng; nâng cao hiệu quả trồng cây lâm nghiệp và cây nông nghiệp, cây dược liệu. Bên cạnh đó cần mở rộng tuyến giao thông cho vùng Tây Nguyên để tăng cường liên kết và tiêu thụ sản phẩm; chăm lo hỗ trợ cho đồng bào dân tộc Khơme và bà con các dân tộc khác trong vùng Tây Nam Bộ”.
Ông Mai Đức Thịnh, Giám đốc HTX Dịch vụ 19/5 (Mộc Châu, Sơn La) đóng góp ý kiến: “Phong trào trồng rừng năm nào cũng phát động, triển khai nhưng hiệu quả chưa như ý, cần chú trọng đến cây giống trồng rừng để bảo đảm tỷ lệ che phủ rừng, gìn giữ và bảo vệ môi trường, chống tình trạng phá rừng; Chất lượng lao động nông thôn còn thấp, phải đào tạo nhưng nên mời cán bộ nông nghiệp, kỹ sư, nhà khoa học… xuống tận ruộng, vườn hướng dẫn bà con theo phương thức cầm tay chỉ việc thay vì mở các lớp đào tạo lý thuyết cơ bản”.
Từ thực tế Lai Châu có trên 200 nhà máy thủy điện tác động đến kết cấu địa hình, khí hậu, ông Mùa A Trừ – Chủ tịch Hội ND tỉnh Lai Châu mong muốn văn kiện cần bổ sung đánh giá tác động môi trường liên quan đến việc xây dựng các nhà máy thủy điện; coi trọng vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội.
Ông Mùa A Trừ – Chủ tịch Hội ND Lai Châu mong muốn văn kiện cần bổ sung đánh giá tác động môi trường liên quan đến việc xây dựng các nhà máy thủy điện.
Bày tỏ sự lo lắng khi người bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đều đã cao tuổi, không còn nhiều, Chủ tịch Hội ND tỉnh Lai Châu cũng đề nghị, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII của Đảng đã xác định một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là “Tăng cường xây dựng con người và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”, bên cạnh chú trọng lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống từ người cao tuổi, cần quan tâm tới đối tượng người trẻ ở thôn bản tâm huyết với các giá trị văn hóa dân tộc lâu đời và phụ nữ thôn bản là những người hàng ngày gìn giữ văn hóa các dân tộc.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng – Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổ trưởng Tổ Biên tập Tiểu ban Văn kiện phát biểu tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội nghị.
Tiếp nhận các ý kiến tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng – Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổ trưởng Tổ Biên tập Tiểu ban Văn kiện nêu rõ: Việc lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chính là thể hiện việc lắng nghe hơi thở của thực tiễn cuộc sống, qua đó tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển của đất nước trong thời gian tới. Trong đó, Dự thảo Văn kiện nhấn mạnh đến đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới có vai trò rất quan trọng.
Đồng chí Trương Thị Mai – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư, Trưởng ban Chỉ đạo 597 T.Ư phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai – Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Dân vận T.Ư, Trưởng ban Chỉ đạo 597 T.Ư nhắc lại yêu cầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh về việc tiếp tục nghiên cứu chuẩn bị các dự thảo văn kiện có đổi mới, song cần dựa trên các nguyên tắc và đảm bảo phát huy tinh thần dân chủ, lắng nghe, thống nhất giữa Đảng và nhân dân. “Đây là Báo cáo Chính trị của Đảng nhưng phải được sự ủng hộ, đồng thuận của nhân dân trong quá trình đóng góp, từ nội dung đánh giá đến phương hướng sắp tới. Vì vậy quá trình lấy ý kiến nhân dân này rất quan trọng”, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh.
Theo đồng chí Trương Thị Mai, nhìn chung các ý kiến đều đánh giá cao công tác chuẩn bị các Dự thảo báo cáo, nhất là Báo cáo Chính trị; cho rằng các Dự thảo đã được chuẩn bị công phu, có những vấn đề mới, đáp ứng cơ bản yêu cầu chất lượng trình Đại hội XIII.
Đồng chí Trương Thị Mai khẳng định với trách nhiệm của mình, Ban Chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân vào văn kiện Đại hội Đảng sẽ tiếp tục lắng nghe, tổng hợp các ý kiến đóng góp, chuyển cho Tiểu ban Văn kiện để tiếp tục hoàn thiện dự thảo các báo cáo trình Đại hội XIII.
Bài, ảnh: Chu Hồng Châu
-
Nâng cao nhận thức pháp luật cho nông dân góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội -
Nghiên cứu các mô hình, tiếp thu kinh nghiệm để xây dựng nghị quyết mới về tuyên truyền, vận động nông dân trong thời kỳ mới -
Bài 3: Phong trào lan tỏa sâu rộng nhờ "Dân vận khéo" từ chủ trương đến hành động -
Công bố Quyết định thành lập Hội Nông dân thành phố Nam Định khóa I, nhiệm kỳ 2023 - 2028
- Thanh Hóa: "Vào cuộc" tuyên truyền, hỗ trợ cán bộ, hội viên nông dân cài đặt và sử dụng Nền tảng số Nông dân Việt Nam
- Hội Nông dân tỉnh Cà Mau xây dựng mô hình phân loại rác thải đạt kết quả thiết thực
- Hội Nông dân Việt Nam tiếp đoàn Đặc phái viên của Tổng thống Cộng hoà Indonesia
- Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam hoàn tất đánh giá nghiệm thu các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn
- Triển khai kế hoạch tuyển sinh năm học 2024 - 2025
- Nhiều chương trình phát triển kinh tế của nông dân từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Quốc hội Việt Nam: 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ