Hội Nông dân Việt Nam làm việc với Ban Dân vận Trung ương về chủ đề “Dân là gốc”, "Dân là trung tâm"
Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị của Hội NDVN; đại diện các ban chuyên môn của Ban Dân Vận Trung ương.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đỗ Văn Phới – Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương cho hay: Thực hiện Kế hoạch số 30 - KH/ĐTQG ngày 23/4/2024 của Ban Chủ nhiệm Đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học “Dân là gốc”, “Dân là trung tâm” và vấn đề phát huy sức mạnh Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới” do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm chủ nhiệm.
Đoàn muốn được trao đổi với Trung ương Hội NDVN 5 vấn đề: Đánh giá "Dân là gốc", "Dân là trung tâm", trong đó có vai trò Hội NDVN tuyên truyền vận động hội viên nông dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng; đánh giá những tồn tại của chủ trương này đề rút ra bài học "Dân là gốc", "Dân là trung tâm"; Trong bối cảnh hiện nay cần có giải pháp như thế nào để vận dụng bài học này vào thực tiễn; giải pháp hiện quả để thực hiện bài học vào thực tiễn; kiến nghị đề xuất của Hội NDVN để phát huy bài học này. Những ý kiến trao đổi, đề xuất của Hội NDVN nhằm giúp Đoàn công tác xây dựng báo cáo đề tài phục vụ xây dựng văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.
Đây là 1 trong 39 đề tài cấp quốc gia do Hội đồng lý luận Trung ương giao cho Ban Dân vận Trung ương thực hiện. Đề tài nhằm tổng kết thực tiễn 40 năm đổi mới của đất nước, trong đó có phát huy bài học “Dân là gốc” “Dân là trung tâm”, phát huy sức mạnh của Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết, nhất là trong sự nghiệp Đổi mới. Để có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng báo cáo Đề tài, Ban Dân vận Trung ương đã phối hợp Ban Chủ nhiệm nghiên cứu đề tài đi khảo sát thực tế tại các bộ, ban ngành trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Đỗ Văn Phới nhận định: Gần 40 năm Đổi mới vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã vận dụng sáng tạo, khoa học bài học “Dân là gốc” “Dân là trung tâm”, phát huy sức mạnh của Nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Hội NDVN các cấp trong vận động, đoàn kết, tập hợp hội viên ND trong mỗi giai đoạn thời kỳ đổi mới. Đặc biệt nhìn lại bài học này sẽ thấy rất rõ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ một đất nước thiếu lương thực chúng ta đã trở thành đất nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thuỷ sản ra nước ngoài. Từ đó có thể khẳng định rằng bài học “Dân là gốc” “Dân là trung tâm”, phát huy sức mạnh của Nhân dân, nhất là vai trò của người nông dân là rất rõ. Đến nay bài học này đã phát huy hiệu quả, nền nông nghiệp Việt Nam đã phát triển vượt bậc, có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đổi mới của đất nước…
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN Phạm Tiến Nam cho rằng: Bài học “Dân là gốc” “Dân là trung tâm” có ý nghĩa hết sức to lớn, đây là bài học của Đảng ta và đã vận dụng ứng vào từng thời kỳ và có sự sáng tạo. Để giúp Đoàn có những đánh giá thực trạng và những tồn tại, khó khăn, giải pháp để phục vụ cho văn kiện đại hội Đảng lần thứ 14. Hội NDVN đã nhận được kế hoạch của Ban Dân vận Trung ương, Hội NDVN đã giao cho Ban Tuyên giáo của Hội chủ trì và yêu cầu các ban, đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình có những đóng góp, đánh giá, vận dụng bài học này trong thực hiện vận dụng ứng dụng vào công việc, cũng như đề xuất các chủ trương đối với công tác Hội và phong trào nông dân ở trên từng lĩnh vực. Trên cơ sở 5 vấn đề gợi mở của Đoàn Ban dân vận Trung ương các ban, đơn vị của Hội sẽ có ý kiến chia sẻ, thảo luận và đề xuất trong quá trình vận dụng bài học này vào công tác Hội và phong trào nông dân.
Chia sẻ về vấn đề Bài học "Dân làm gốc", ông Nguyễn Tiến Cường - Quyền Trưởng Ban kinh tế Hội NDVN đã khẳng định: Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” do Hội khởi xướng, phát động đã triển khai sâu rộng từ lâu và nó đã trở thành phong trào lớn, hàng năm có 67 triệu hộ đạt danh hiệu ND sản xuất kinh doanh giỏi. Thông qua phong trào này đã tập hợp đoàn kết ND và những ND giỏi này đã hỗ trợ giúp đỡ những ND nghèo khác tham gia phát triển kinh tế, làm giàu.
Thời gian tới, Hội sẽ có những thay đổi trong hỗ trợ ND đó là sẽ tập trung đào tạo nâng cao chất lượng đối tượng ND giỏi có kiến thức truyền nghề cho những ND khác. Đây là những ND đầu tàu thực hiện mục tiêu chi thức hoá ở nông thôn. Bên cạnh đó, Hội cũng hỗ trợ ND được tham gia tập huấn ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi; ứng dụng công nghệ mạng vào tìm hiểu thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
"Có một vấn đề đang đặt ra cho Hội trong giải quyết đất đai ở vùng nông thôn. Hội đã làm tốt công tác vận động, tuyên truyền hội viên ND thực hiện chủ trương chính sách lấy đất của chính quyền địa phương. Nhất là trong vấn đề giải quyết tranh chấp, Hội đã tham gia làm tốt công tác hoà giải nhưng khi tổng kết thì lại không có "bóng dáng" của Hội ND có tham gia. Điều này cho thấy tiếng nói, vai trò của Hội ND cơ sở tại địa phương chưa được quan tâm, rất mong những đóng góp của Hội ND cơ sở sẽ được chính quyền địa phương ghi nhận..." - ông Nguyễn Tiến Cường bày tỏ.
Trao đổi về các chủ đề được gợi ý thảo luận, ông Lê Ngọc Thắng - Phó trưởng Ban Tố chức Hội NDVN góp ý kiến: Thông qua việc tập hợp hội viên ND, Hội đã chỉ đạo các cấp hội địa phương cùng tham gia chính quyền địa phương vận động ND tham gia phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn. Trong hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hội đã tuyên truyền, vận động người nông dân tự nguyện đóng góp trên 100 ngàn tỷ đồng, trên 47 triệu ngày công, hiến trên 424 triệu mét vuông đất, làm mới, sửa chữa, nâng cấp trên 293 ngàn kilomét kênh mương nội đồng và 542.000km đường giao thông nông thôn, xóa 29.411 nhà tạm...
Nhìn chung, các phong trào do Hội Nông dân Việt Nam phát động có sức lan tỏa thu hút hàng triệu cán bộ, hội viên, nông dân tham gia, đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và ý nghĩa nhân văn cao cả. Các phong trào không chỉ tạo điều kiện và khích lệ mỗi người nông dân có ý thức và quyết tâm không cam chịu đói nghèo, vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân, cho gia đình mà còn tích cực thực hiện sự đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp nhau cách thức làm ăn, vươn lên trong cuộc sống; tình làng, nghĩa xóm ngày càng được gắn kết bền chặt hơn. Việc đoàn kết, tập hợp, tổ chức nông dân, đổi mới phương thức hoạt động Hội, hình thành hàng chục nghìn chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp đã tạo điều kiện cho hội viên nông dân phát huy dân chủ trực tiếp, sinh hoạt thực tế, gắn bó hơn. Đây cũng chính là nền tảng để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Hội trong xây dựng kinh tế tập thể, thành lập các hợp tác xã trên nền tảng các chi tổ hội theo Nghị quyết số 46 của Bộ Chính trị và chỉ tiêu trong Nghị quyết Đại hội VIII Hội NDVN đã thông qua.
Tại buổi làm việc, đại diện các ban, đơn vị của Trung ương Hội NDVN như Ban Tuyên giáo Trung ương Hội, Trường Cán bộ Trung ương Hội, Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn và đại diện một số ban, đơn vị của Ban Dân vận Trung ương đã thảo luận làm rõ thêm một số hiện trạng của giai cấp nông dân và các giải pháp của Hội Nông dân Việt Nam như: Các giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng; vai trò đại diện của Hội trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên nông dân; tình trạng nông dân bỏ ruộng; bảo hiểm xã hội cho nông dân... và một số vấn đề liên quan khác.
Phát biểu kết lại buổi làm việc, ông Đỗ Văn Phới – Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương đánh giá cao Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo, chuẩn bị nội dung báo cáo sâu sát, có trọng tâm. Các ý kiến trao đổi thảo luận rất thẳng thắn, giúp đoàn ghi nhận, đánh giá cao Hội NDVN đã làm tốt bài học "Dân là gốc", "Dân là trung tâm", phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Hội Nông dân Việt Nam rất cụ thể và thiết thực.
“Hội NDVN đã đại diện cho ND bảo vệ lợi ích cho họ. Hội NDVN đã tham gia tham mưu những chính sách cho Đảng, nhà nước các chủ trương, tham gia với Quốc hội, Chính phủ ban hành các chính sách về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hoạt động của Hội NDVN từ trung ương đến cơ sở đã tập trung lấy người ND làm trung tâm để từ đó đã tập hợp được ND tham gia đông đảo vào tổ chức Hội. Vai trò của Hội thể hiện rất rõ trong hệ thống tổ chức chính trị - xã hội”, ông Phới nhấn mạnh.
Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương cũng đánh giá cao các trao đổi ý kiến thảo luận của Hội NDVN giúp đoàn có những thông tin, dữ liệu quý để góp phần hoàn thành đề tài trọng điểm cấp quốc gia “Bài học “dân là gốc”, “dân là trung tâm” và phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới”.
Đề xuất 5 giải pháp thực hiện hiệu quả bài học "dân là gốc", "dân là trung tâm", phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và phát triển của Hội trong tình hình mới:
1. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân, khơi dậy và phát huy mọi nguồn lực, sức mạnh của nông dân dân để phát triền nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
2. Đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh.
3. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, học vấn, xây dựng người nông dân văn minh, có năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, làm chủ nông thôn.
4. Củng cố, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực tham mưu hoạch định chính sách giải phóng các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
5. Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội Nông dân các cấp trên cơ sở đổi mới toàn diện nội dung, phương thức hoạt động, chuyển trọng tâm công tác về cơ sở.
Nguồn: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
-
Cơ hội mới cho trái cây Việt Nam khi áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn Châu Âu -
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương: Hàng loạt chương trình phối hợp, hợp tác được ký kết -
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam công bố quyết định về công tác cán bộ -
Xây dựng 3 chương trình công tác, 6 đề án; nhiều văn bản, kế hoạch cụ thể hóa các Nghị quyết
- Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam làm việc tại Lai Châu
- Cán bộ Hội tiên phong thực nghiệm, hướng dẫn hội viên nông dân sản xuất phân vi sinh
- Hội Nông dân các địa phương chủ động, tích cực, sáng tạo hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam
- Biểu dương 62 tập thể và 80 cá nhân là cán bộ, hội viên nông dân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Nông dân Tam Sơn trao tặng con giống và trồng tre mét chống xói mòn
- Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây Ninh
- Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của Hội
-
Nghệ An: Khuyến cáo người chăn nuôi chủ động phòng chống dịch tả lợn châu PhiTừ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nghệ An đã xảy ra 244 ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại các huyện, thành, thị với tổng số lợn buộc tiêu hủy 9.955 con. Nguyên nhân một phần vì chưa có vắc xin phòng bệnh cho các loại lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực, phần vì tính tự giác, chủ động phòng chống dịch của người chăn nuôi chưa cao.
-
Kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí MinhChiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh (HCM), UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận.
-
Cơ hội mới cho trái cây Việt Nam khi áp dụng canh tác theo tiêu chuẩn Châu ÂuSáng 15/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức hội thảo tổng kết Dự án Tăng cường chất lượng trái cây Việt Nam do tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam tài trợ giai đoạn 2021-2024.
-
Đồng Tháp, khai mạc Diễn đàn Mekong Startup lần II năm 2024Ngày 15/11/2024, tại tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Tháp khai mạc Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần II/2024, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương: Hàng loạt chương trình phối hợp, hợp tác được ký kếtNgày 15/11, tại tỉnh Bình Dương, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình Hợp tác 6 nhà, tạo chuỗi liên kết hỗ trợ nông dân nâng cao giá trị sản phẩm nông sản và Lễ ký kết các chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2028.
-
Cà Mau: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 - 2024)Chiều ngày 15/11, tại TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử”. Đây là một trong những hoạt động do Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy Cà Mau chủ trì tổ chức nhằm kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954 -2024).
-
Các địa phương xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sảnNgày 15/11, các tỉnh Cà Mau, Nam Định, Khánh Hoà đã xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu cho nông sản.
-
Đặc sắc đêm lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Trà VinhTối 15/11, tại Khu di tích Văn hóa - Du lịch Ao Bà Om, tỉnh Trà Vinh tổ chức đêm lễ hội Ok Om Bok năm 2024.
-
TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024Ngày 15/11, tại TP. Hồ Chí minh (HCM) Hội Nông dân TP. HCM phối hợp với Trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức Hội thi “Nông dân với pháp luật” năm 2024. Hội thi nhằm hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - 9/11”.
-
Thanh Hóa: Đối thoại và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho nông dânTrong 2 ngày 14-15/11, tại huyện Thạch Thành, Thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Hội Nông dân (HND) Việt Nam và Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị đối thoại và tư vấn chính sách BHXH tự nguyện, Bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình với nông dân năm 2024.
-
1 Người tham gia BHYT được thanh toán tiền nếu bệnh viện bị thiếu thuốc, thiết bị y tế -
2 Bài 4: Giải pháp đột phá trong dạy nghề, tạo việc làm ở miền Tây xứ Nghệ -
3 Bài 3: Du lịch cộng đồng - Làn gió mới từ “Miền đất cổ huyền thoại” -
4 Kinh nghiệm từ mô hình phát triển cây hồng Gia Thanh -
5 Xây dựng Nông thôn mới an toàn trước thiên tai ở Hà Tĩnh (Bài 1): Điều kỳ diệu sau “đại hồng thuỷ”