Nông dân Hiệp Hòa thay đổi tư duy khi tham gia sản xuất lúa “thân thiện với môi trường”
Nhằm góp phần hỗ trợ người trồng lúa trên địa bàn tăng năng suất, chất lượng cũng như giảm giá thành, vật tư đầu vào, bảo vệ môi trường… trong 2 năm qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang, Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã tích cực đẩy mạnh triển khai Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” từ nguồn vốn của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam và UBND tỉnh Bắc Giang trong hỗ trợ mở tập huấn kỹ thuật, giống lúa, phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học. Từ đó đã làm thay đổi nhận thức, nâng cao năng suất, giá trị nông sản và góp phần tích cực đến nâng cao cuộc sống của người dân trồng lúa.
Bà Nguyễn Thị Mạnh Hiền – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa cho hay: Hiệp Hòa là địa phương có “truyền thống” về cánh tác lúa, chính vì vậy khi triển khai Chương trình canh lúa thân thiện với môi trường, những ngày đầu chúng tôi cũng gặp một số những khó khăn như: người dân đã quá quen thuộc với lối canh tác truyền thống; người dân ngại thay đổi; sợ thay đổi quy trình canh tác sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm… Chính vì vậy, sau khi họp bàn, thống nhất chủ trương, Hội Nông dân huyện Hiệp Hòa đã lựa chọn xã Thái Sơn và là những đơn vị triển khai mô hình mẫu của dự án.
Xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, sau khi bàn bạc thống nhất Hội Nông dân xã đã thành lập 4 tổ nông dân để tuyên truyền dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường tới các hộ gia đình.
Đến nay, nhận thức của Nhân dân trồng lúa Lương Phong đã thay đổi rõ dệt, đặc biệt là không còn tình trạng đốt rơm, rạ mà người dân đã tận dụng rơm, rạ tại ruộng để làm phân bón; tình trạng sử dụng phân hóa học trong canh tác cũng giảm (Trước đây nhân dân hay bón phân đạm nhiều, đến nay bón ít hơn và bón theo giai đoạn phát triển của cây lúa khi cây lúa cần bổ sung).
Ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Phong phấn khởi cho biết: Giờ đây người dân trồng lúa xã Lương Phong chúng tôi đã biết và nắm rất rõ về 3 kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường; các gia đình đã chủ động áp dụng những kỹ thuật này vào từng thửa ruộng của mỗi nhà. Vì vậy mà trong vụ Mùa năm 2024, trên địa bàn xã Lương Phong đã có 1.200 hộ gia đình cùng chủ động áp dụng kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường với trên diện tích 160ha.
Không chỉ bó hẹp ở xã Lương Phong, giờ đây phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường đã được lan tỏa đến khắp các địa phương của huyện Hiệp Hòa như Thái Sơn, Xuân Cẩm, Hùng Sơn, Hòa An... từ đó đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trong sản xuất lúa trên địa bàn.
Việc canh tác lúa thân thiện với môi trường tại huyện Hiệp Hòa còn được ghi nhận trong việc tăng năng suất lúa so với truyền thống từ 20-30% (trước đây trồng lúa theo phương pháp truyền thống chỉ đạt 170-180kg/sào, thì nay tăng lên 220-230kg/sào). Những năm 2015-2020, tỷ lệ đốt rơm, rạ của huyện Hiệp Hòa chiếm khoảng 50% thì nay đã giảm xuống 20%.
Sản xuất lúa thân thiện với môi trường do ít sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cho nên bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng ngày càng được đảm bảo... Đây chính là những ưu điểm để người dân trồng lúa ở huyện Hiệp Hòa nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung tin tưởng vào Chương trình canh tác lúa thân thiện với môi trường.
Với sự hỗ trợ của T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Giang thời gian qua, trong việc hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, giống, phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học... người dân trồng lúa huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã hoàn toàn tin tưởng và thay đổi tập quán canh tác lúa thân thiện với môi trường. Từ đó trên địa bàn đã có thêm nhiều cánh đồng mẫu lớn, nhiều chuỗi liên kết sản xuất bền vững được thành lập... sản xuất lúa theo phương pháp thân thiện với môi trường ở Hiệp Hòa đang hướng đến việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh./.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm -
“Giải cứu” hàng nghìn phụ nữ, trẻ em khỏi bạo hành -
Hà Giang: Kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu tại Thủ đô -
Hà Giang: Nuôi dê Bách Thảo - sinh kế lâu dài cho nông dân vùng cao
- Thanh Hoá: Nông dân được học tập, chia sẻ kinh nghiệm xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Lào Cai: Hỗ trợ hơn 1 tấn cá giống giúp nông dân khôi phục sản xuất sau bão Yagi
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàu
- Hội Nông dân Cà Mau hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển bền vững
- Nghệ An: Tổ chức cho cán bộ và hội viên nông dân tham quan mô hình xử lý rác thải thân thiện với môi trường
- Tuyên Quang: Chi, tổ hội nghề nghiệp phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- Nông dân Hà Nội sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, góp sức xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô hiện đại
-
Phú Mỹ: Đồng hành thiết thực cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”(Tapchinongthonmoi.vn) - Vào những ngày cuối tháng 11/2024, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (Phú Mỹ) đã phối hợp với Hội Nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".
-
Thủ tướng: Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị theo hướng hiện đạiThủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng đường sắt đô thị lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam; đa dạng hóa các nguồn lực...
-
Lâm Đồng: Phấn đấu đến cuối năm 2025 có 10/10 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mớiChương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến nay đã tạo nên diện mạo mới cho các vùng quê khi cơ sở hạ tầng phát triển, các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, các mô hình phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị đã được hình thành và nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
-
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ nhân dân.
-
Bài 1: Những “cầu nối” tại bản, làng vùng cao“Bản làng có bình yên, nhà nhà êm ấm thì bà con mới yên tâm sản xuất, mới no đủ được” - Câu nói của ông Giàng Lao Khay, người có uy tín trong bản Pa Kha II, xã Chiềng Tương, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La làm chúng tôi nhớ mãi.
-
Hà Tĩnh: Triển vọng từ nghề trồng dâu nuôi tằm(Tapchinongthonmoi.vn)–Trong những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã An Dũng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng dâu nuôi tằm và đã thu được kết quả kinh tế khả quan, có thể nghiên cứu nhân rộng.
-
Lào Cai: Nông dân thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ quả quýt sen(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800ha quýt, trong đó có trên 500ha quýt đang cho thu hoạch, dự kiến sản lượng quýt đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng trên 140 tỷ đồng.
-
Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An(Tapchinongthonmoi.vn) – Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
-
Chuỗi bán lẻ của Masan báo lãi sau thuế dương trong quý III/2024WinCommerce ghi nhận doanh thu quý III tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng đạt 20 tỷ đồng, lần đầu có lãi dương kể từ đại dịch Covid-19.
-
Lâm Đồng: Tổ chức sản xuất và thu nhập của người dân nông thôn được nâng caoSau 14 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã giúp diện mạo nông thôn tỉnh Lâm Đồng ngày càng hoàn thiện, chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Thành tựu nổi bật là đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 111/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
1 “Vừng ơi! mở ra” và cơ hội cho phát triển lĩnh vực Halal của Việt Nam -
2 Hội Nông dân tỉnh Điện Biên – 50 năm một chặng đường phát triển -
3 An Giang: Ứng dụng chuyển đổi số là chìa khóa góp phần tạo nên một nền nông nghiệp thông minh, bền vững, hiệu quả -
4 Năng động, sáng tạo, các cấp Hội trong Cụm thi đua số 2 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu thi đua -
5 Gói dịch vụ y tế cho người dân ở Trạm Y tế xã, phường, thị trấn