
Những hồ nước trên miệng núi lửa được hình thành sau khi dung nham phun trào trong quá khứ mang vẻ đẹp khó cưỡng không thể tìm thấy ở bất cứ hồ nước nào dưới vùng đồng bằng.
1.Cụm hồ Albertine Rift, châu Phi

Cụm hồ Albertine Rift tọa lạc giữa các dãy núi Ruwenzori, Mitumba Mountains và Virunga ở châu Phi. Đây là một trong những hồ núi lửa có độ sâu nhất thế giới. Hàng triệu năm trước các đường nứt địa chất và hoạt động núi lửa đã hình thành nên kỳ quan thiên nhiên này.
2.Hồ Kelimutu, Indonesia

Trên đỉnh núi lửa Kelimutu, Flores, Indonesia, có ba hồ nước nằm cạnh nhau bao gồm “Hồ mê hoặc” và “Hồ chàng trai và thiếu nữ” nằm phân cách bởi một bức tường miệng núi lửa. Hồ nằm ở xa hơn là “Hồ người già”. Ba hồ này thường mang những màu sắc khác nhau như: xanh lá cây, xanh da trời, đỏ đồng hoặc màu xám đen. Sự thay đổi màu sắc của nước là do những phản ứng hóa học xảy ra giữa các khoáng chất trong hồ và khí thoát ra từ núi lửa
3.Hồ Crater, bang Oregon, Mỹ

Hồ Crater nằm trong khu vực Vườn quốc gia Crater Lake, bang Oregon, Mỹ là một trong những hồ miệng núi lửa mang tính biểu tượng tại Mỹ. Hồ có độ sâu xấp xỉ 655 m, hình thành sau đợt phun trào và sụt lún của núi lửa Mazama, khoảng năm 5667 trước Công nguyên. Người dân địa phương ở đây tin rằng, ngọn núi sụt lún do trận chiến giữa thần cai quản địa ngục Llao và thần bầu trời Skell.
4.Hồ Kawah Ijen, Indonesia

Hồ trên miệng núi lửa Kawah Ijen, Indonesia có màu xanh bạc hà, chứa đầy axit sulfuric. Đây là hồ nước có tính axit lớn nhất thế giới. Miệng núi lửa Kawah Ijen được ví như một mỏ lưu huỳnh lớn. Lưu huỳnh thoát ra từ vết nứt trong lòng đất bốc cháy, tạo thành ngọn lửa màu xanh đẹp mắt.
5.Hồ Quilotoa, Ecuador

Hồ Quilotoa nằm trên dãy núi Andes ở Ecuador, được hình thành do hoạt động núi lửa cách đây khoảng 800 năm. Hồ có đường kính khoảng 3km và sâu 250m. Nước trong hồ có màu xanh ngắt vì chứa nhiều khoáng chất.
6.Hồ Katmai, Mỹ

Đây là hồ nước trên miệng núi lửa Katmai cao 2.047 m, thuộc Công viên quốc gia Katmai, phía nam Alaska, Mỹ. Năm 1912, núi lửa Katmai phun trào dữ dội, tạo ra một vùng lõm giữa miệng núi lửa. Băng tuyết tồn tại trên đỉnh núi đổ sụp vào trong miệng núi lửa, hình thành hồ nước rộng lớn.
7.Hồ Heaven, Triều Tiên

Hồ Heaven được hình thành khoảng năm 969 sau một đợt phun trào dung nham cực mạnh nằm trong miệng núi lửa. Hồ nằm giữa Baekdu trên đường biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Vào những tháng mùa đông, mặt hồ được bao phủ bởi một lớp băng dày.
8.Hồ Okama (Hồ ngũ sắc), Nhật Bản

Màu xanh ngọc lam tươi sáng ở bức ảnh trên chỉ là một trong nhiều màu sắc của hồ Okama (Hồ ngũ sắc) thuộc núi Zao, đảo Honshū, Nhật Bản. Hồ Okama hình thành sau vụ phun trào núi lửa phức hợp hồi thế kỷ 18. Hồ có đường kính khoảng 365 m, sâu 61 m.
9.Hồ Lonar, Ấn Độ

Hồ nước trên miệng núi lửa Lonar có chiều dài 2km và sâu 100m được tạo ra do tác động của thiên thạch rơi xuống Trái đất cách đây khoang 52.000 năm. Hồ nằm ở thị trấn Lonar thuộc bang Maharashtra, Ấn Độ.
10.Hồ Kerid, Grímsnes, Iceland

Hồ Kerid, Grímsnes, Iceland được bao quanh bởi những dốc đá núi lửa màu đỏ, thảm thực vật và rêu thưa thớt. Miệng núi lửa Kerid có độ sâu khoảng 55 m. Độ sâu nước hồ dao động từ 7 đến 14 m, tùy thuộc lượng mưa.
Nguyệt Ánh
-
Thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) giới thiệu nhiều sản phẩm du lịch xanh
-
Lễ hội Hoa Ban ở Điện Biên chào đón du khách
-
Cảng khách Ao Tiên, Vân Đồn miễn phí vé qua cảng cho người dân 5 xã đảo
-
Lên Mẫu Sơn ngắm hoa đào sau Tết
- Hoa Sơn Tra huyện Mù Cang Chải nở trắng rừng thu hút du khách
- Thung Nham điểm du Xuân thú vị khi tới Ninh Bình
- Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội Cua Cà Mau
- Du khách Việt được miễn phí vé tham quan di tích cố đô Huế ngày Quốc khánh 2/9
- Thúc đẩy du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát hỗ trợ xây dựng Nông thôn mới tại địa phương
- TechFest 2022 với chuỗi 20 sự kiện tại Nha Trang
- Nghệ An: Hơn 2 tỷ đồng hỗ trợ chính sách phát triển du lịch cộng đồng
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
Toàn văn thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 27 của Ủy ban Kiểm tra Trung ươngTrong các ngày 21 và 22/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 27. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
-
Dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến khó lường, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chốngBộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch năm 2023.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh