
Với quy mô 30 con bò sữa, anh Tạ Quang Trung (SN 1982) là 1 trong những hộ có quy mô nuôi bò sữa lớn nhất thôn Ngọc Kháng, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Từ đàn bò sữa, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 500 triệu đồng, trở thành hộ đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Áp dụng cơ giới hóa trong nuôi bò
Đến thăm trại bò sữa của anh Trung, chúng tôi khá ấn tượng bởi quy trình nuôi bò sữa nông hộ hết sức chuyên nghiệp: Chuồng bò sạch sẽ; máy vắt sữa, dụng cụ vắt sữa được xếp gọn gàng ngăn nắp trên giá để đồ. Điều đáng nói, tuy nuôi đàn bò sữa với số lượng lớn, nhưng anh Trung khá nhàn nhã.
Công việc chuẩn bị thức ăn và cho đàn bò ăn tưởng khá vất vả thì với anh Trung lại vô cùng đơn giản. Hai tấn cỏ voi tươi sau khi cắt về được anh Trung đem vào máy thái, chỉ một lát là xong. Sau đó, anh Trung lái xe ba gác chở thức ăn vào chuồng bò sữa. Đi đến từng đoạn, anh Trung dừng xe xuống cào thức ăn trải đều ra mỗi ô chuồng bò.
Anh Trung cười nói: “Làm thế này cũng chưa được chuyên nghiệp lắm đâu, nhưng với quy mô nuôi bò sữa nông hộ thì áp dụng cách này cũng tiết kiệm được rất nhiều sức lao động và thời gian”.
Anh Trung thổ lộ, trước đây anh và 3 người làm phải “đầu tắt mặt tối” suốt ngày mà không làm xuể. “Nuôi bò sữa nếu không biết cách thì vất vả và cầu kỳ lắm. Cho bò ăn cũng là cả 1 vấn đề. Mỗi ngày đàn bò sữa của tôi “ngốn” gần 2 tấn thức ăn. Nếu không có “mẹo” thì riêng việc chuẩn bị thức ăn cho bò cũng chiếm hết cả ngày”, anh Trung chia sẻ.
Để tiết kiệm sức lao động và thời gian, anh Trung mua máy vắt sữa bò, máy cắt cỏ, máy thái thức ăn có công suất lớn. Đồng thời, anh còn mạnh tay đầu tư thêm 2 xe ba gác chở thức ăn và thiết kế máy thái thức ăn đặt trên cao.
“Lúc tôi mua thêm xe ba gác ai cũng bảo không cần thiết và tốn kém. Trước đây, 2 lao động xúc đến rã rời chân tay cả mấy tiếng đồng hồ liền mà chưa xong. Bây giờ tôi chỉ cần hơn 1 tiếng đồng hồ là xong tất cả mọi khâu từ cắt cỏ, thái cỏ, cho bò ăn. Thời gian rảnh rỗi, tôi mở thêm quầy tạp hóa buôn bán ở chợ kiếm thêm thu nhập”, anh Trung chia sẻ.

Nuôi bò sữa khép kín
Trước khi nuôi bò sữa, anh Trung đã xoay đủ nghề, từ làm ruộng đến xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, gà, nhím, chim trĩ… nhưng nghề nào cũng thu nhập bấp bênh. Thấy các hộ dân trong xã có cuộc sống sung túc từ nuôi bò sữa, anh Trung bèn tìm hiểu cách nuôi bò của họ. Sau khi nghiên cứu kỹ quy trình, kỹ thuật nuôi bò sữa, anh Trung quyết định đầu tư hơn 200 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 3 con bò sữa về nuôi.
Chuẩn bị kỹ càng điều kiện nuôi bò sữa là thế, nhưng khi bắt tay vào làm anh Trung gặp vô vàn khó khăn. Năm đầu chăn nuôi đàn bò bị bệnh chết 3 con, thiệt hại hơn trăm triệu đồng. Nhờ chăm chỉ, không ngừng học hỏi kỹ thuật, đàn bò sữa của gia đình anh đã sinh trưởng, phát triển tốt, số lượng bò cho sữa ngày một nhiều. Sau 4 năm chăn nuôi, đến nay, đàn bò sữa của anh Trung đã nhân đàn lên 30 con.
Theo anh Trung, nuôi bò sữa không khó bởi ít bị dịch bệnh, nhưng người nuôi cần lưu ý 3 yếu tố là đảm bảo nguồn thức ăn; chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phòng dịch bệnh và con giống. Nhằm đảm bảo chi phí đầu vào và chất lượng sữa, ngoài nguồn cỏ tươi, anh còn cho bò ăn thêm thức ăn tổng hợp như thu mua cây ngô sáp cả bắp của nông dân trong vùng, cám gạo cùng phụ phẩm khác. Trung bình mỗi ngày một con bò sữa ăn hết 10kg thức ăn tổng hợp và 20kg cỏ tươi. Cùng với diện tích đất của gia đình, anh còn thuê hơn 1 mẫu đất lúa của nhân dân trong thôn để trồng cỏ voi, nhằm đảm bảo nguồn thức ăn dự trữ vào mùa đông.
Về chế độ chăm sóc và phòng dịch bệnh, anh Trung cho biết: “Để bò sữa khỏe mạnh, nhất thiết phải chú ý đến một số phương pháp phòng bệnh như thường xuyên dọn dẹp chuồng trại, diệt muỗi, ruồi, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, tiêm phòng cho bò theo định kỳ để tránh mắc phải một số bệnh như dịch tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng. Đồng thời, đặc biệt lưu ý bổ sung nguồn thức ăn phù hợp, giàu chất dinh dưỡng trong thời kỳ vắt sữa để đảm bảo nguồn sữa chất lượng cũng như duy trì sức khỏe ổn định”.
Đối với khâu chọn con giống, anh Trung chia sẻ: Nhiều người cho rằng, muốn bò cho chất lượng sữa cao, người chăn nuôi nên lựa chọn giống bò Hà Lan thuần chủng. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy, tùy theo điều kiện kinh tế mà người nuôi có thể chọn mua bò lai F2 hoặc bò lai F1.
Anh Trung thổ lộ: “Hiện tại, quy mô nuôi bò sữa nông hộ của gia đình tôi khá ổn định nhờ chủ động đầu vào và ký kết tiêu thụ với công ty sữa Vinamilk. Tuy nhiên, do số lượng đàn bò lớn, đồng nghĩa với chất thải đàn bò nhiều. Mới đây, tôi đầu tư thêm một số máy móc, triển khai quy trình làm phân bón hữu cơ từ chất thải đàn bò”. Theo tính toán của anh Trung, cách làm này sẽ vừa đảm bảo vệ sinh môi trường và mang lại nguồn thu không nhỏ cho gia đình.
Hiện, gia đình tôi ký kết với công ty thu mua sữa bò với giá từ 12.000 – 14.000 đồng/kg (giá phụ thuộc vào chất lượng sữa bò). Do có chất lượng tốt, sữa bò của gia đình tôi luôn được công ty thu mua với giá 14.000 đồng/kg. Mỗi ngày tôi bán 500 kg sữa bò, trừ hết chi phí còn thu nhập 2 triệu đồng/ngày”, anh Tạ Quang Trung chia sẻ
Bài, ảnh: Trung Anh
-
Hội quán Nông dân Tây Phú - nơi phát huy thế mạnh của nông dân
-
Nhiều hoạt động thiết thực Chào mừng Đại hội Hội Nông dân tỉnh Nghệ An lần thứ X
-
Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn
-
Hưởng ứng tham gia liên hoan phim an toàn giao thông năm 2023
- Cán bộ Hội năng động, giỏi làm kinh tế
- Chi, tổ hội nghề nghiệp sẽ là nơi góp phần xây dựng mẫu người nông dân mới
- “Nghìn việc hay” chào mừng Đại hội của nông dân Thủ đô
- TP. HCM tổ chức Ngày hội “Bảo vệ môi trường” năm 2023
- Thanh Hoá: Điểm sáng “Chi hội 5 cùng” trong doanh nghiệp
- Hội thi - "sân chơi" giúp nông dân tăng hiểu biết về bảo vệ tài nguyên, môi trường
- Nhiều dấu ấn nổi bật trong hoạt động Hội
-
Mạnh dạn đầu tư để làm chủ trang trại gà cho thu doanh thu hàng tỷ(Tapchinongthonmoi.vn) - Hội viên nông dân Nguyễn Mạnh Hà, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là điển hình trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, luôn giúp đỡ hội viên nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
-
Tạo sức bật cho 5 thành phố “đầu tàu” kinh tế của cả nướcVới vai trò chủ lực phát triển kinh tế, ngành Công Thương đã góp phần quan trọng để kinh tế các thành phố tiếp tục duy trì tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng GRDP chung của cả nước.
-
Đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội để phát triển bền vữngSẽ có nghị quyết mới về chính sách xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết các vấn đề xã hội, phù hợp với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII(Chinhphu.vn) – Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
-
TTCK: Thị trường đang xuống đáy hay phục hồiĐóng cửa phiên giao dịch thứ 6, chỉ số Vn-Index tăng nhẹ 1,7 điểm lên mức 1.154 điểm và đi kèm với thanh khoản giao dịch ở sàn HSX đạt mức thấp 13.960 tỷ đồng.
-
Người dân Việt Nam sẽ sớm được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết(Taochinongthonmoi.vn) - Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế trong buổi ký kết hợp tác giữa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) vào cuối tháng 9 vừa qua.
-
Khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIIIHội nghị Trung ương lần thứ 8 xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
-
Thị trường nông sản: Lúa gạo ở Đồng bằng Sông Cửu Long vững giáTại An Giang, giá các loại lúa như OM 18, Đài thơm 8 ổn định ở mức từ 7.800-8.200 đồng/kg; nàng Hoa 9 giá 8.400 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg.
-
Xuất khẩu rau quả đã vượt cả năm 2022Đến hết quý 3 năm nay, xuất khẩu rau quả thu về khoảng 4,2 tỷ USD, cao hơn 25% so với kim ngạch xuất khẩu của cả năm ngoái.
-
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp