![](https://media.tapchinongthonmoi.vn/resize_256x153/mediav2/upload/2025/02/13/bac-ninh-130225_13022025214559_722.jpg)
Lễ hội đền Cửa Ông Xuân Giáp Thìn
Nghi lễ khai hội đền Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (ảnh tư liệu).
Lễ hội năm nay, phần lễ vẫn theo nghi thức truyền thống trước đây. Trong đó, Lễ rước kiệu Đức Ông và các nhân thần vi hành khu an ngự - nghi lễ mang đậm nét văn hóa của vùng biển Đông Bắc là hấp dẫn nhất, thu hút đông đảo người dân, du khách nghinh đón Đức Ông.
Ông Phạm Văn Kính, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho biết: Đền Cửa Ông là một trong những di tích lịch sử văn hóa thời Nhà Trần, có lịch sử lâu đời gắn liền với thần tích về Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người đã gắn bó cả cuộc đời với những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm tại miền đất biên ải của Tổ quốc. Để ghi nhớ công đức, nhân dân lập đền thờ tại Cửa Ông. Cuộc đời và sự nghiệp cao đẹp của ngài sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và muôn đời con cháu. Đền Cửa Ông được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2017.
Lễ hội Đền Cửa Ông được mở hằng năm vào ngày mùng 3-4/2 và mồng 3-4/8 (âm lịch), mang biểu tượng của tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Biểu tượng đó được thể hiện bằng sự tôn vinh nhân vật lịch sử, người anh hùng dân tộc thời Nhà Trần đã trở thành huyền thoại, hóa thân thành một nhân thần. Đó là “Chủ thần đền” Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng mà nhân dân vẫn quen gọi - Đức Ông. Đây là sự kết tụ, đỉnh điểm tâm thức tín ngưỡng của cả cộng đồng, mang nhiều ý nghĩa xã hội và có giá trị nhân văn sâu sắc.
Lễ hội Đền Cửa Ông được mở lại với quy mô lớn từ năm 1996, sau nhiều năm giãn cách, song cùng với quần thể kiến trúc của đền vừa cổ kính, tôn nghiêm vừa hiện đại, tọa lạc trên một vị trí sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp của "Cửa Ông - Miền Đất thiêng".
Lễ hội như một bảo tàng sống động gồm 2 nội dung. Phần Lễ với Hành trình lễ rước Đức Ông và các nhân thần vi hành, khi đoàn rước đi trên đường Trần Quốc Tảng sẽ có đoàn tàu, thuyền diễu trên biển song song với đoàn rước.
Lễ khai hội với các nghi thức và nhiều nội dung đặc sắc thể hiện tinh thần “Hào khí Đông A”, diễn thần tích “Dấu thiêng lưu tích”, các nghi lễ, trang phục dân tộc cổ truyền.
Phần hội với các trò chơi dân gian và thể thao dân tộc như: Thi kéo co, đẩy gậy, dâng soạn lễ, bịt mắt đánh trống, đua thuyền...
Ông Nguyễn Văn Tường (87 tuổi), khu 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả phấn khởi cho biết, người dân ở đây tôn sùng Đức Ông, nên vào ngày chính hội cả gia đình, con cháu chuẩn bị sẵn các mâm cỗ để khi kiệu rước Đức Ông đi qua sẽ kính dâng lên Ngài, cầu mong Đức Ông phù hộ, độ cho mưa thuận, gió hòa, nhân dân bình an, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Lễ hội đền Cửa Ông hướng về cội nguồn, gắn với những nhân vật lịch sử đã “hóa thần”, đã trở thành tâm thức của người Việt với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây” và gắn với những cuộc hành hương của du khách trên khắp mọi miền Tổ quốc và bạn bè quốc tế.
Đặc biệt, trong lễ khai hội đền Cửa Ông năm nay, thành phố Cẩm Phả đón nhận Quyết định và Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 2 cây đa, 9 cây nhãn và 1 cây long não trong khuôn viên Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt đền Cửa Ông - Cặp Tiên.
Năm 2016, Lễ hội đền Cửa Ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Theo TTXVN/Vietnam+
-
Lễ hội Kinh Dương Vương - tiếp nối truyền thống con Lạc, cháu Hồng
-
Hương Sơn đêm trăng vẳng tiếng thơ
-
Giữ gìn nghệ thuật trình diễn dân gian hát Đúm
-
Lạng Sơn: Hàng vạn người tham gia Chợ Hội Mẹt – Lễ hội Đình Bơi 2025
- Tháng Giêng, náo nức trẩy hội vùng Lim
- Lễ hội Khai xuân Yên Tử 2025 thu hút đông đảo du khách thập phương
- Phúc Yên: Khai hội đền Ngô Tướng Công
- Dòng người tấp nập trẩy hội chợ Viềng
- Lễ hội 598 năm Chiến thắng Xương Giang
- Độc đáo phiên chợ Âm dương ở Bắc Ninh
- Thái Bình: Đông đảo nhân dân nô nức trẩy hội chùa Keo mùa Xuân 2025
-
Chủ tịch nước dự Ngày hội 'Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc' năm 2025Ngày 15/2, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới tham dự các hoạt động văn hóa, chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam tại Ngày hội "Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" năm 2025, được tổ chức tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).
-
Tổng Bí thư Tô Lâm : 'Khoa học là miền đất hoang vu' cần mạnh dạn khai pháTổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh mục tiêu của Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị không chỉ là tháo gỡ vướng mắc, mà là khuyến khích. Khoa học là miền đất hoang vu, ai mà đi trúng sẽ thắng lợi.
-
Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khóa XVNgày 15/2, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Đề án bổ sung về phát triển KT-XH năm 2025; chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.
-
Thủ tướng: Phải phấn đấu vì dân giàu nước mạnh, 'khó mấy cũng phải làm'Chiều 14/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM; các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Thông cáo báo chí số 3, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XVNgày 14/2, Quốc hội nghe Báo cáo thẩm tra về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)...
-
Giá đất nông nghiệp tăng là cơ hội để đất không lãng phíTheo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, khi đất nông nghiệp tăng giá, người dân có thể chăm lo vun vén cho thửa ruộng của mình một cách tốt hơn, để đất nông nghiệp không lãng phí hay bỏ hoang.
-
Đảng bộ cơ quan Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo Đại hội điểm chi bộ, nhiệm kỳ 2025 – 2027Ngày 13/2, chi bộ Ban Kinh tế - Xã hội, tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là Đại hội điểm chi bộ của Đảng bộ cơ quan HND tỉnh Thanh Hóa.
-
Tiềm năng từ những vùng chè cổ thụ ở Lai ChâuNằm ở độ cao lớn và khí hậu mát mẻ, nhiều vùng núi ở Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho những vùng chè cổ thụ rất giá trị. Lai Châu cần phải khai thác tốt những lợi thế này, biến thành những sản phẩm chủ lực để phát triển kinh tế địa phương.
-
Xúc tiến tiêu thụ, quảng bá sản phẩm ẩm thực, nông sản và OCOPTrong Tuần Văn hóa, Du lịch và Xúc tiến Thương mại tỉnh Hải Dương năm 2025 được tổ chức tại khu trải nghiệm Côn Sơn, chùa Côn Sơn, thuộc khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh) khai mạc sáng 13/2, bên cạnh những gian hàng giới thiệu ẩm thực, du lịch, làng nghề truyền thống…, còn trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Hải Dương và một số tỉnh, thành phố.
-
Lễ hội Kinh Dương Vương - tiếp nối truyền thống con Lạc, cháu HồngLễ hội Kinh Dương Vương (thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đã chính thức khai hội ngày 13/2 (tức ngày 16 tháng Giêng).
-
1 Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết giao thừa Xuân Ất Tỵ 2025
-
2 Nhiều chương trình đặc sắc tại Tuần văn hóa, thể thao và du lịch huyện Quỳnh Nhai năm 2025
-
3 Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025
-
4 Hoa Xuân trên những nẻo đường vùng cao Sơn La
-
5 Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (Bến Tre) hối hả vào Xuân