
Lúa gạo Việt Nam với mục tiêu minh bạch, trách nhiệm vì cộng đồng và thương hiệu
Những ngày đầu tháng 7, trên cánh đồng 50ha lúa canh tác theo quy trình đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, người dân trong HTX vui mừng, phấn khởi sau hơn 3 tháng cần mẫn chăm sóc đã thu lúa diện tích lúa đầu tiên ở ĐBSCL. Niềm vui nối tiếp niềm vui khi lúa đạt năng suất, chất lượng đảm bảo theo tiêu chí lúa an toàn, giảm phát thải khí nhà kính từ 2 - 6 tấn/ha. Với bước khởi đầu thuận lợi, người dân tham gia trong mô hình tự tin khi đóng góp vào thành công của đề án, điều đặc biệt lúa canh tác theo quy trình đã được doanh nghiệp ký cam kết bao 3 vụ liên tiếp với giá bán cao hơn thị trường từ 200 - 300 đồng/kg, đây chính là thành công bước đầu của đề án.
Ngay trong đầu tháng 7, diện tích thí điểm 50ha tại HTX nông nghiệp và dịch vụ Tiến Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ đã thu hoạch và được các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI và đại diện Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá cao mô hình khi lúa đạt năng suất, chất lượng và điều quan trọng là đã chứng minh giảm phát thải khí nhà kính so với canh tác truyền thống.

Mô hình canh tác lúa giảm phát thải nằm ngoài mong đợi của người dân
Mô hình thí điểm sử dụng giống xác nhận từ Viện lúa ĐBSCL cung cấp, sạ lúa bằng máy kết hợp vùi phân; quản lý nước ướt khô xen kẽ; bón phân theo vùng chuyên biệt; quản lý dịch hại tổng hợp; áp dụng máy thu hoạch bằng và thu gom rơm rạ. Ông Nguyễn Cao Khải, Giám đốc HTX cho biết, sau hơn 3 tháng chăm sóc, thực hiện theo quy trình canh tác giảm phát thải lúa thu hoạch nằm ngoài mong đợi của các thành viên trong HTX khi năng suất ổn định, chất lượng lúa tăng và lúa không bị đổ ngã kể cả trong mùa mưa.
Theo ông Khải, điều thấy rõ nhất trong mô hình là giảm chi phí đầu vào từ giống gieo sạ, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chính điều này đã giúp tăng thêm lợi nhuận cho các thành viên trong HTX. Lúa canh tác theo quy trình của đề án được DN bao tiêu với giá cao hơn thị trường từ 200 – 300 đồng/kg và mô hình thêm lợi nhuận khi mang rơm ra khỏi đồng ruộng để trồng nấm hoặc làm phân hữu cơ, vì vậy thu nhập của người dân tiếp tục tăng nên các thành viên trong HTX đều rất vui mừng, phấn khởi khi canh tác lúa theo quy trình của đề án.
“Tôi rất hài lòng với mô hình này khi có đầu vào ổn định, quy trình gieo trồng sạ thưa nên giảm giống nhưng năng suất vẫn đạt số chồi, số bông trên 1 m2. Lúa sạ thưa có hàng thông thoáng, ít sâu bệnh sẽ giảm được thuốc bảo vệ thực vật, ít ảnh hưởng tới môi trường để bảo vệ sức khỏe con người”, ông Khải hài lòng.

Doanh nghiệp cam kết đồng hành cùng người dân trong thực hiện đề án
Mô hình triển khai tại Cần Thơ đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của đề án về sử dụng giống xác nhận, sạ hàng bằng máy kết hợp vùi phân; áp dụng quản lý nước ngập, khô xen kẽ; áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp; sử dụng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch, thu gom rơm ra khỏi đồng ruộng.
Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP. Cần Thơ cho biết, hiệu quả bước đầu đã được chứng mình ở vụ lúa Hè Thu và tới đây Cần Thơ sẽ tiếp tục thí điểm thêm 2 vụ lúa nữa là Thu Đông và Đông Xuân để minh chứng tính hiệu quả từ mô hình mang lại. Qua bước đầu mô hình đã giảm 50% lượng giống, giảm lượng phân bón để đáp ứng các yêu cầu về giảm phát thải và mô hình này cũng thực hiện gắn cảm biến để đo mực nước ruộng, đo lượng phát thải khí nhà kính và điều quan trọng là 100 % rơm được thu gom ra khỏi đồng ruộng.
“Mô hình này tuân thủ đúng quy trình của Cục trồng trọt ban hành, có sự kết hợp giữa các DN từ khâu sản xuất đến tiêu thụ cùng các công nghệ mới hỗ trợ. Hiện nay, ngành nông nghiệp Cần Thơ cố gắng liên kết với các DN cơ giới hỗ trợ thêm cho bà con nông dân, đồng thời cũng định hướng và có những chính sách hỗ trợ”, theo bà Hiếu.

Sự tham gia đồng hành của DN trong quá trình thực hiện thí điểm đề án tại Cần Thơ, đã giúp cho các thành viên trong HTX Tiến Thuận an tâm trong sản xuất và thực hiện theo đúng tiêu chuẩn đề ra. Ông Lê Hải Triều, Giám đốc xây dựng vùng trồng Công ty Hoàng Minh Nhật - đơn vị ký cam kết đồng hành mua lúa 3 vụ của người dân trong HTX thực hiện thí điểm đề án cho biết, công ty muốn đồng hành, hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện đề án. Đây cũng mục tiêu công ty hướng đến trong sản xuất lúa an toàn, thân thiện với môi trường, gạo đạt chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn.
Với các thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác có yêu cầu khắt khe về chất lượng, việc sản xuất lúa theo quy trình canh tác bền vững, giảm phát thải sẽ giúp ngành hàng lúa gạo minh bạch và trách nhiệm hơn với cộng đồng, khi đó thương hiệu lúa gạo Việt Nam sẽ khẳng định trên thị trường thế giới, đem lại giá trị về kinh tế và thu nhập cho người nông dân. “Khách hàng đến với DN thường yêu cầu loại gạo chất lượng cao. Chính vì vậy khi DN tham gia đề án sẽ có nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”, ông Triều cho hay
Mô hình chứng minh giảm phát thải khí nhà kính từ 2 - 6 tấn/ha
Ông Nguyễn Văn Hùng, chuyên gia khoa học cao cấp từ Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI cho biết, mô hình thí điểm tại Cần Thơ đã giảm vật tư nông nghiệp, giảm công lao động, giảm phân, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm đổ ngã và đương nhiên sẽ giảm tổn thất sau thu hoạch. Mô hình đã chứng minh năng suất đạt từ 6,3 - 6,5 tấn/ha, chi phí đầu giảm cộng với việc thu gom rơm ra khỏi đồng ruộng nên lợi nhuận tăng lên khoảng 1,3 - 6 triệu/ha. Điều quan trọng là mô hình đã chứng minh về giảm phát thải khí nhà kính từ 2 - 6 tấn/ha.
“Khi nông dân vẫn áp dụng tưới ngập, khô xen kẽ và kết hợp với các canh tác khác sẽ giảm được từ 2 - 6 tấn CO2 tương đương cho 1 ha là con số tương đối đáng kể. Mô hình cho hiệu quả rõ rệt khi lúa khỏe đẹp hơn và rõ ràng là không bị đổ ngã nên năng suất thực tế còn cao hơn nữa”, ông Hùng tin tưởng.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, mô hình đã mang lại hiệu quả bước đầu khi giảm chi phí, tăng năng suất, tăng giá trị và giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Điều quan trọng là sự liên kết rất chặt chẽ giữa các DN đầu vào với các DN thu mua gạo cho người dân. Khi liên kết, các thành phần có trách nhiệm và thực hiện đúng cam kết giữa các DN và HTX, là những yếu tố quan trọng quyết định thành công của đề án, từ đó có tính lan tỏa rất cao.
“Từ kế hoạch triển khai mô hình tại TP. Cần Thơ có thể đưa ra nhân rộng. Điều quan trọng là cần củng cố và xây dựng các HTX đồng bộ với tốc độ phát triển của các mô hình đại trà sau này. Hiện nay đã có nhiều DNVVN tham gia mô hình, nhưng rất cần thêm các DN nhỏ hơn nữa để tham gia mô hình với những cánh đồng có diện tích nhỏ. Từ đó tạo thành thị trường mua – bán Carbon sôi động, hiệu quả của đề án sẽ lớn nhanh, chặt chẽ và bền vững hơn”, ông Tùng lưu ý.
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được triển khai tại 12 tỉnh, thành trong vùng. Trước khi nhân rộng đề án, Bộ NN&PTNT đã chọn thí điểm đề án tại 5 địa phương gồm TP. Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp và Trà Vinh.
Mô hình triển khai tại Cần Thơ đã chứng minh việc áp dụng các quy trình, kỹ thuật để giảm chi phí, tăng năng suất, tăng giá trị, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Với kết quả bước đầu mang lại thành công sẽ là tín hiệu tích cực để lan tỏa mô hình đến các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL.
Theo VOV
-
Trà hoa vàng và câu chuyện phát hiện, bảo tồn cây dược liệu quý ở Thái Nguyên
-
Chuyên gia khuyến cáo chọn phân bón Văn Điển cho lúa vụ Xuân 2025 ở phía Bắc
-
Công ty CP Chăn nuôi Mitraco Hà Tĩnh: Nỗ lực công nghiệp hoá chăn nuôi hướng xanh, bền vững
-
Tuyên Quang: Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng, vượt chỉ tiêu năm 2024
- Huyện Đức Linh: Nông dân chủ động chia sẻ, liên kết để cùng nhau ổn định cuộc sống nhờ trồng rau sạch
- 21 ngày 'hồi sinh' từng giọt nước thải ở trang trại bò sữa TH
- Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai
- Hải Dương: "Đòn bẩy" giúp phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
- Xây dựng mô hình HTX tạo sự ổn định, bền vững trong sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL
- Cam FVF - Điển hình của ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp xanh bền vững
- Hà Tĩnh: Hiệu quả “nhìn thấy được” từ những mô hình kinh tế tập thể
-
Trà hoa vàng và câu chuyện phát hiện, bảo tồn cây dược liệu quý ở Thái NguyênTheo PGS.TS Trần Ninh, trong gần 30 năm gắn bó cùng các đồng nghiệp, ông đã đi khắp các vùng miền Việt Nam và phát hiện được 25 loài trà hoa vàng mới cho khoa học. Ông đã đặt tên cho loài hoa trà hoa vàng bản địa Thái Nguyên trên dãy núi Tam Đảo là Hakodae Ninh. Từ những phát hiện trên, "Nhà Khoa học của nhà nông" Phạm Thị Lý đã lựa chọn trà hoa vàng để đưa vào "mô hình đa hệ sinh học dược liệu dưới tán rừng".
-
Lễ hội Cà phê lần thứ 9: “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”Ngày 26/2, tại tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Họp báo Lễ hội Cà phê lần thứ 9 năm 2025, với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”. Đây là sự kiện thiết thực, ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.
-
Người bác sỹ già cứu sống nhiều bệnh nhân tim mạch nguy kịchVới tâm huyết, kinh nghiệm và tay nghề cao, dù đã nghỉ hưu hơn 10 năm, bác sỹ Huy vẫn trực tiếp tham gia nhiều ca can thiệp tim mạch phức tạp, cứu sống nhiều bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bảo đảm người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế gần nhất với chất lượng tốt nhấtTối 26/2, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Y tế tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Bản hùng ca người chiến sĩ áo trắng”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
-
Vinamilk đồng hành cùng Giải chạy vì cộng đồng nhân dịp 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt NamVinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
-
“Trong ngành y, đào tạo thực tế là rất quan trọng”Cách đây không lâu, trên một chuyến máy bay, có 1 nữ hành khách quốc tế lên cơn đau bất ngờ, cần sự giúp đỡ ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng. Tiếp viên trưởng ra tín hiểu khẩn tới toàn kíp bay và hành khách: “Có ai trong đoàn bay là bác sĩ không? Chúng tôi cần được giúp đỡ!”.
-
Ông Vũ Đức Thuận được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sơn LaNgày 26/2, tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Hội Nông dân tỉnh Sơn La. Dự Hội nghị có các ông Lò Minh Hùng, Phó Bí thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh Sơn La, lãnh đạo huyện ủy Mường La.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ khánh thành Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ươngNhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2025), sáng 25/2, tại Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tổ chức Lễ khánh thành hai tòa nhà: Viện Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe Cán bộ Trung ương (A11) và Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm (A4), góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện hạng đặc biệt trong công tác khám, chữa bệnh cho các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân.
-
Trải nghiệm Xuân vùng cao Hà Giang theo những cung đường “hot” nhấtSức hút từ những điểm đến hoang sơ và độc đáo như cung đường Hà Giang cho thấy du khách trong nước và quốc tế ngày càng muốn có những trải nghiệm chân thực, yêu thích phiêu lưu và khám phá văn hóa.
-
Phú Mỹ và Hanwa ký kết biên bản ghi nhớNgày 24 tháng 2 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo – Phú Mỹ) và Công ty Hanwa (Nhật Bản) đã chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ (MoU), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên. Buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng với sự tham dự của Ban lãnh đạo cấp cao từ cả Phú Mỹ và Hanwa.