
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dự án luật được xây dựng nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người dân theo định hướng công bằng, chất lượng, hiệu quả, phát triển và hội nhập quốc tế; tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của quản lý nhà nước về hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Quan điểm là lấy người bệnh làm trung tâm; tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân; đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá dự thảo lần này đã được tiếp thu, hoàn thiện nhiều nội dung quan trọng, cũng như cập nhật được nhiều vấn đề mới phát sinh qua thực tiễn phòng, chống dịch vừa qua, thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ và Bộ Y tế. Hồ sơ dự án luật đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3.
Ông Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh, luật sửa đổi lần này cần đảm bảo được yêu cầu bảo vệ người bệnh, bảo vệ đội ngũ thầy thuốc cũng như công khai, minh bạch hoạt động khám chữa bệnh; thể chế hoá toàn diện hơn chủ trương xã hội hoá trong khám chữa bệnh.
Đó là phải khắc phục được tình trạng lạm dụng công nghệ, kỹ thuật cao, đẩy giá dịch vụ khám chữa bệnh lên quá cao so với khả năng chi trả của đại đa số quần chúng nhân dân. Người bệnh đua nhau dồn lên tuyến trên, y tế cơ sở ít được coi trọng. Qua phòng, chống dịch cho thấy hệ thống y tế quá tải nhưng y tế ngoài công lập tham gia vẫn còn bất cập...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cho rằng lĩnh vực y tế dễ xảy ra sai phạm, tiêu cực từ mua sắm vật tư, trang thiết bị, thuốc men cho đến chữa bệnh, Chủ tịch Quốc hội đề nghị quan tâm cơ chế tài chính. Không phải ngẫu nhiên mà Nghị quyết 19 nói đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ thì phải thực hiện kiểm toán, công khai báo cáo tài chính như đối với các doanh nghiệp.
“Luật này quy định đến đâu, pháp luật liên quan tài chính thế nào phải tính toán để đảm bảo công khai, minh bạch, cái nào được làm và làm như thế nào để thầy thuốc tập trung chuyên môn, không lo lắng về quản lý” – ông Vương Đình Huệ nói, lưu ý thêm vấn đề bảo vệ được người thầy thuốc trước nguy cơ vi phạm y đức, thương mại hoá trong hoạt động y tế cũng như rủi ro nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, Luật này làm sao khuyến khích thành lập các trung tâm khám chữa bệnh cao cấp, trình độ cao vì nhu cầu chi trả của người dân ngày càng tăng, mỗi năm bỏ ra rất nhiều tiền đi khám chữa bệnh ở nước ngoài trong khi trình độ y khoa trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng.
Chức danh nào phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh?
Dự thảo Luật quy định 9 chức danh phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh, bổ sung 3 chức danh so với đề nghị xây dựng Luật. Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung đánh giá tác động, thuyết minh rõ lý do bổ sung, vai trò cũng như phạm vi hoạt động chuyên môn của ‟kỹ thuật y”, “dinh dưỡng”, “cấp cứu viên ngoại viện” trong hoạt động KCB; tiếp tục rà soát để không bỏ sót các chức danh tham gia trực tiếp hoạt động khám chữa bệnh cần được cấp giấy phép hành nghề.
Việc quy định chỉ tiếp tục cấp giấy phép hành nghề cho chức danh “y sỹ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân” mà không tiếp tục cấp cho các đối tượng y sỹ khác, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh là sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế của hệ thống y tế cơ sở, mặt khác, chưa thể hiện sự liên thông giữa nguồn nhân lực dân y và quân y.
Do đó, nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, cần tiếp tục cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh y sỹ, quy định cụ thể về phạm vi hành nghề đối với nhóm đối tượng này. Bên cạnh đó, Chính phủ và Bộ Y tế phải có định hướng và tiến hành đồng thời các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo đối với lực lượng y sỹ nhằm đáp ứng nguồn nhân lực y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân tại tuyến cơ sở.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương
Góp ý về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đặt vấn đề lực lượng y sỹ thuộc lực lượng vũ trang khi hết tuổi phục vụ nếu không được hành nghề thì có lãng phí nguồn lực hay không? Nếu là quân nhân chuyên nghiệp thì 53 tuổi đã nghỉ, trong khi giai đoạn này là độ "chín" về nghề mà không cấp giấy phép hành nghề cho họ thì đào tạo chuyển nghề thế nào. Đây là nội dung cần đánh giá, thiết kế cho phù hợp.
Dự thảo quy định người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam phải biết tiếng Việt thành thạo, trừ trường hợp người hành nghề nước ngoài chỉ đăng ký khám bệnh, chữa bệnh cho người có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, quy định chặt chẽ về việc sử dụng ngôn ngữ trong khám chữa bệnh là cần thiết, tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu lộ trình áp dụng để đảm bảo tính khả thi.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách đề nghị nghiên cứu thêm nội dung này, vì thực tế chuyên gia nước ngoài chuyên môn cao có chuyến công tác đến Việt Nam mà tham gia chữa bệnh vẫn rất tốt dù họ không biết tiếng Việt, và thực tế đã có những trường hợp như vậy.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng cho rằng đây cũng là vấn đề vướng mắc từ lâu nên Chính phủ cần lập luận từng phương án để trình Quốc hội xem xét.
Theo VOV
-
Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối năm
-
Chủ tịch Quốc hội: Coi trọng việc phòng cháy, lấy phòng ngừa là chính
-
Thủ tướng: Các bộ trưởng phải trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật
-
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba
- Thủ tướng kết thúc chuyến công tác tại Hoa Kỳ và Brazil: Đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra
- Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023: Tìm đáp án cho 3 câu hỏi lớn
- Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Phiên thảo luận chung cấp cao Khóa 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
- Cần tư duy, cách làm mới để phát triển 'vùng lõi nghèo' của cả nước
- Toàn văn Thông điệp của Chủ tịch nước gửi tới Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu
- Chủ tịch Quốc hội: Tuổi trẻ gánh vác trách nhiệm lịch sử
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Thư thăm hỏi về vụ cháy chung cư mini
-
Khai mạc Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam sẽ tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động theo hướng hiện đại, thiết thực, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên.
-
Kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung ĐôTối 30/9 tại quảng trường Hồ Chí Minh, chính quyền và nhân dân thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (10/10/1963-10/10/2023) thành phố, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô (1788 – 2023) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
-
Lào Cai: Lấy lợi thế của ngành du lịch phát triển để kết hợp xây dựng nông thôn mới(Tapchinongthonmoi.vn) Phát huy thế mạnh có nhiều điểm du lịch, đặc biệt nổi tiếng là khu du lịch Sa Pa được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến, tận dụng lợi thế này tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều văn bản Nghị quyết, Kế hoạch để triển khai trong giai đoạn 2023-2025 “Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới” tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn.
-
Chăm lo đời sống tinh thần cho người cao tuổi là mục tiêu lâu dàiTrong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra hiện nay, công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi đang ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm.
-
Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối nămTại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng chỉ rõ 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong phát triển KT-XH tháng 10 và những tháng còn lại của năm.
-
"Đưa nông dân Đắk Nông phát triển toàn diện, hội nhập sâu rộng" trong 5 năm tới.Ngày 29/9, tại tỉnh Đắk Nông, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông lần thứ V, nhiệm kỳ 2023-2028.
-
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước khi bị thiên tai, lũ lụt(Tapchinongthonmoi.vn) - Thời gian qua, mưa lũ đã gây thiệt hại cả về người và của, đời sống của người dân ở nhiều địa phương gặp khó khăn. Vậy những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người bị thiệt hại do thiên tai như thế nào? Luật sư Nguyễn Thanh Hà (Chủ tịch Công ty Luật SBLAW) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
Bộ tiêu chuẩn JFS-C giúp ngành Thực phẩm Việt Nam mở rộng thị trường(Tapchinongthonmoi.vn) Chiều ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Các quy định về nhập khẩu thực phẩm và lợi ích khi áp dụng bộ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế (JFS -C) do Hiệp hội quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản (JFSM) xây dựng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm Việt xuất khẩu sang Nhật Bản”.
-
Tìm giải pháp phát triển cây thanh long bền vững(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 29/9, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tổ chức hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam.
-
Hội ND Vĩnh Long cần hỗ trợ nông dân có đủ thông tin, điều kiện, nguồn lực để phát triển kinh tế(Tapchinongthomoi.vn) Ngày 28/9, tại tỉnh Vĩnh Long, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long đã tổ chức Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Nhiệm kỳ mới, Hội phấn đấu thành lập 60 mô hình “Điểm kết nối tiêu thụ nông sản” và thành lập 8 CLB “Nông dân tỷ phú”.
-
1 Hướng tới một nền nông nghiệp sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
-
2 Những quy định thu phí của nhà trường đầu năm học mới
-
3 Xây dựng mẫu người nông dân Hà Tĩnh phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, giàu ý chí vươn lên
-
4 Phát huy vai trò chủ thể của nông dân Đồng Nai trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
-
5 Hà Tĩnh: 944 công trình, phần việc chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp