Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa
Các buổi tối trong tuần, 20 thành viên của câu lạc bộ (CLB) dân ca, dân vũ xóm Cẩu Lạn, xã Đức Thông, huyện Thạch An (tỉnh Cao Bằng) đều có mặt đông đủ tại nhà văn hoá xóm để cùng nhau tập luyện những lời ca, điệu múa. Điều đặc biệt ở CLB này là tập hợp được tất cả những người yêu văn hóa, văn nghệ truyền thống, dù là đồng bào Tày hay Dao. Những điệu hát then đàn tính và những điệu múa cầu, múa bát, hát Páo Dung... đều được mọi người cùng tập và biểu diễn.
Qua gần 3 năm thành lập, các điệu hát dân ca, dân vũ truyền thống dường như vắng bóng trong đời sống thường ngày nay đang được các thành viên CLB gìn giữ, trao truyền cho các thế hệ trẻ.
Chị Triệu Thị Loan, CLB dân ca xóm Cẩu Lạn chia sẻ: “Ngày đi làm, xong tối dành khoảng 2-3 tiếng tập cùng nhau. Thường thì 20 giờ tập, đến khoảng 22h30 thì kết thúc. Khi có chương trình gì chúng tôi bàn nhau trên nhóm rồi về nhà văn hóa tập luyện. Chúng tôi cũng học hỏi từ các thế hệ trước, ví dụ như Páo Dung thì thế hệ trẻ giờ ít người biết rồi, phải học mới biết được. Rồi về trang phục, cũng bảo nhau gìn giữ bản sắc của dân tộc mình cho các thế hệ sau”.
Cũng như ở một số bản, làng khác, từ khi CLB dân ca, dân vũ xóm Rẳng Khoen, xã Mã Ba, huyện Hà Quảng được thành lập, bà Lương Thị Vàng như được trẻ lại khi những làn điệu dân ca dân tộc Mông được cất lên ở nhà văn hoá mỗi tối. Trước đây, bà Vàng thường chỉ hát lẩm nhẩm khi dệt vải hay khi đi nương… Khi xã có chủ trương thành lập CLB dân ca, dân vũ của xóm để lưu giữ, phát huy và truyền lại cho các thế hệ sau, bà Vàng đã mạnh dạn tham gia trở thành thành viên tích cực.
"Tôi biết hát từ nhỏ, các làn điệu dân ca của người Mông tôi đều hát được. Tham gia câu lạc bộ tôi muốn truyền dạy các bài hát mà mình đã học được để dạy cho con cháu. Tôi chuyên dạy hát và dạy thổi sáo, mong văn hóa dân tộc mình sẽ còn được lưu truyền mãi", bà Lương Thị Vàng chia sẻ.
Cao Bằng hiện có hàng trăm làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo của các dân tộc anh em như Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô… Thực hiện Đề án 19 của Tỉnh ủy Cao Bằng về đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống trên quê hương cách mạng Cao Bằng, giai đoạn 2019 - 2025, các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là ngành Văn hóa và Hội Phụ nữ các cấp đã đẩy mạnh mô hình CLB dân ca, dân vũ, thể thao truyền thống với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đến nay, hàng trăm CLB đã được thành lập ở hầu khắp các xã trên địa bàn toàn tỉnh, thu hút hàng chục nghìn hội viên ở đủ các lứa tuổi khác nhau.
Bà Đào Thị Ban - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Mã Ba, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cho biết tại xã Mã Ba, CLB dân ca đầu tiên được thành lập theo tinh thần Đề án 19 từ tháng 7/2022 với 25 thành viên. Đến nay cả xã Mã Ba đã có 5 CLB như vậy. Để các CLB hoạt động hiệu quả, hàng tuần hoặc các dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm,... các thành viên đều có chương trình giao lưu, biểu diễn cùng các câu lạc bộ tại địa phương. Nhờ đó, đời sống văn hoá tinh thần của dân bản ngày càng được nâng lên.
“Xã Mã Ba thì có 2 dân tộc lập các CLB, người Nùng thì có làn điệu Phong slư, sli, lượn, người Mông thì có múa khèn, kèn lá, sáo, dân ca… kết hợp các điệu dân vũ, ngoài ra chúng tôi còn có cả các câu lạc bộ thể thao để mọi người luyện tập”, bà Đào Thị Ban nói.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, Cao Bằng đặt mục tiêu 80% thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, 50% thôn xóm có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng... Từ mục tiêu trên, việc bảo tồn, gìn giữ mạch nguồn dân ca các dân tộc đã và đang được tỉnh Cao Bằng quan tâm, các địa phương khéo léo lồng ghép thực hiện.
Từ đầu năm đến nay, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, Cao Bằng tiếp tục đầu tư 21 nhà văn hóa cộng đồng, hỗ trợ đầu tư 10 điểm du lịch cộng đồng và 23 điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, tại xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, trong những năm qua, đồng bào Lô Lô (thuộc nhóm dân tộc có dân số dưới 10.000 người) tại xóm Khuổi Khon đã được đầu tư mạnh mẽ cả về hạ tầng cũng như bảo tồn văn hóa, giúp Khuổi Khon trở thành bản du lịch cộng đồng đầy tiềm năng trên con đường kết nối Công viên địa chất non nước Cao Bằng và công viên địa chất Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Ông Bế Văn Hùng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết: “Đầu tiên là hoàn thiện hạ tầng về giao thông, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, đồng thời xây dựng về văn hóa. Hỗ trợ bà con gìn giữ, bản sắc văn hóa phục vụ du lịch, phát triển du lịch cộng đồng phát triển, bà con sẽ có thụ hưởng trở lại về kinh tế chứ không đơn thuần là ca hát. Từ việc bảo tồn văn hóa, văn nghệ để bà con có thu nhập, nâng cao đời sống”.
Cùng với ý thức gìn giữ nét truyền thống của người dân, sự hỗ trợ kịp thời, có trọng tâm của chính quyền, đoàn thể giúp các CLB dân ca, dân vũ dần trở thành một hình thức bảo tồn văn hóa hiệu quả, thiết thực. Bởi mỗi câu lạc bộ đều chứa đựng trong đó những giá trị văn hóa độc đáo, mang được nét đặc trưng riêng của mỗi địa phương, dân tộc. Vừa là một “kênh” nâng cao văn hóa tinh thần cho người dân, vừa góp phần phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống tại mỗi bản làng vùng cao.
Theo VOV
-
Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế -
UNESCO đánh giá cao quyết tâm của Ninh Bình trong phát huy giá trị di sản -
Yên Thế đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng -
Trưng bày “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông” và công bố bảo vật Quốc gia từ thời Trần
- Nông dân miền núi Nghệ An tổ chức chợ phiên truyền thống mừng Ngày Thành lập Hội
- Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'Thành phố Hoa Đào'
- Hà Nội tổ chức “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại Hồ Hoàn Kiếm vào sáng 6/10
- Giữ gìn điệu khèn Mông trên cao nguyên đá Tủa Chùa
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- Lễ mừng lúa mới của người Jrai: Lòng biết ơn mẹ thiên nhiên
- Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2024
-
Mô hình CLB dân ca tại Cao Bằng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóaThời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng được nhiều câu lạc bộ (CLB) bảo tồn những làn điệu dân ca các dân tộc, thu hút được sự quan tâm của người dân ở nhiều lứa tuổi.
-
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hươngTỉnh Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%.
-
Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, phối hợp trao nhà Đại đoàn kết cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Tây NinhNgày 01/11, tại tỉnh Tây Ninh, Hội Nông dân tỉnh Bình Dương phối hợp tổ chức Lễ trao nhà Đại đoàn kết cho bà Nguyễn Thị Bọt, sinh năm 1953 là hội viên nông dân cư ngụ tại ấp Thuận Tâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
Phát triển các vùng trồng sầu riêng được đăng ký nhãn hiệuMột trong những mặt hàng điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông lâm thủy sản là sầu riêng. Việt Nam và Trung Quốc lại vừa ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, mở ra dư địa xuất khẩu rất lớn cho sản phẩm này.
-
Bắc và Trung Trung Bộ mưa lớn, các địa phương chủ động ứng phóTừ ngày 3 - 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm.
-
Đồng Nai:Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 19 của HộiSáng ngày 1/11/2024, tại hội trường Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã diễn ra hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/HNDTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VI) về tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới.
-
Bình Phước công nhận 20 sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn)- Tại Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 30/10/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, bà Trần Tuyết Minh đã ký công nhận sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, tiêu biểu tỉnh Bình Phước năm 2024.
-
Công nhận thêm nhiều sản phẩm đạt OCOP của huyện Bình Giang(Tapchinongthonmoi.vn) - UBND huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Bình Giang năm 2024 công nhận một loạt sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện, nâng tổng số sản phẩm OCOP của huyện lên 16 sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao và 15 sản phẩm 3 sao.
-
Bình Dương: Tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệpTỉnh Bình Dương sẽ đẩy mạnh, phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp và thực hành trách nhiệm xã hội trong sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Đó là mục tiêu, nhiệm vụ, cũng là giải pháp động lực để phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.
-
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp hội viên vươn lên làm giàuNguồn Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, giúp nhiều hội viên nông dân dám nghĩ, dám làm, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
-
1 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
2 Trưởng bản “vượt lũ” cứu dân trong đêm -
3 Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng" -
4 “Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, minh bạch, đúng quy chế, quy định về công tác cán bộ” -
5 Bài 1: Xua tan ám ảnh “cái chết trắng”, Lượng Minh vươn mình đón bình minh