
Mô hình “Nông dân giúp nông dân” kết nối “cung – cầu” trong đại dịch
Để đảm bảo mục tiêu kép, các cấp Hội Nông dân (ND) ở Quảng Bình đã có nhiều mô hình sáng tạo để giúp ND vừa phòng, chống dịch Covid 19, vừa phát triển sản xuất. Mô hình “ND giúp ND” được phát huy tối đa cả về khâu thu hoạch mùa vụ và tiêu thụ ở Hội ND các cấp. ND cùng giúp nhau còn được thể hiện rõ rệt hơn khi không chỉ gói gọn trong một địa bàn cụ thể mà lan tỏa phong trào ra rộng hơn như xóm giúp xóm, xã giúp xã, huyện giúp huyện.

Nông dân giúp nhau
Dù dịch bệnh đang được đẩy lùi dần khi các vùng thiết lập cách ly được gói gọn ở một vài điểm trên địa bàn nhưng thời gian qua khi mà diễn biến dịch ở diện rộng có chiều hướng phức tạp đã gây nhiều trở ngại cho cuộc sống của người dân. Cụ thể như nông sản đến kỳ thu hoạch khó để tiến hành thu hoạch và kết nối đầu ra như sắn, lúa, lạc cùng với đó là rau màu, thủy sản, các loại cây ăn quả.
Trước tình hình đó, mô hình “Nông dân giúp nông dân” được phát huy tối đa cả về khâu thu hoạch mùa vụ và tiêu thụ ở Hội Nông dân các cấp. Điển hình như hội viên, nông dân cùng chung tay thu hoạch sắn cho bà con tại huyện Bố Trạch; Thu hoạch lúa Hè Thu tại huyện Quảng Ninh, Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình). Cùng với đó là khâu kết nối đầu ra nguồn nông sản giúp người dân trong vùng dịch cũng được Hội đảm nhận nhằm đảm bảo về giá cả và sản lượng.
Nông dân cùng giúp nhau còn được thể hiện rõ rệt hơn khi không chỉ gói gọn trong một địa bàn cụ thể mà lan tỏa phong trào ra rộng hơn như xóm giúp xóm, xã giúp xã, huyện giúp huyện, rồi các cấp Hội trong toàn tỉnh kêu gọi cán bộ, hội viên nông dân tiêu thụ nông sản giúp bà con…
“Hành động cùng giúp nhau vượt qua khó khăn trong đại dịch cũng đã đảm bảo được tính kết nối liền mạch, cung – cầu không bị đứt gãy trong việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Và chính trong hoàn cảnh đó càng bộc lộ rõ tính đoàn kết, đùm bọc nhau của người nông dân trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay”, bà Hoàng Thị Hà , Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND Quảng Bình chia sẻ.
Nhờ đó trong đợt dịch bùng phát vừa qua tại huyện Quảng Ninh, vai trò của Hội ND được thể hiện hết sức rõ nét, xứng đáng là “bà đỡ” của nhà nông trong nhiệm vụ kết nối tiêu thụ nông sản. Đặc biệt là tinh thần hội viên, ND cùng đoàn kết hỗ trợ nhau lúc khó khăn. Dịp này, Hội đã phối hợp bao tiêu được 600 tấn lúa vụ Hè Thu, hơn 27 tấn tôm, 28,5 tấn lợn, hơn 15 tấn rau củ quả, 3 tấn chanh đào, 12 tấn hải sản khô cùng nhiều mặt hàng nông sản khác (cá, ngan, vịt, gà, sắn…) cho bà con ND trên địa bàn huyện.
Đồng hành với những hoạt động thiết thực của người dân trong tình thế khó khăn đó, tỉnh Quảng Bình đã tập trung chỉ đạo và ban hành những giải pháp nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Rõ nhất là Quyết định số 2911/QĐ-UBND về việc “lưu thông, hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng chống thiên tai của các cơ sở trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid 19 trên địa bàn”. Nghị quyết số 04/2021/NQ-HDND về việc giảm mức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh đối với các sản phẩm du lịch trên địa bàn năm 2022. Trên tinh thần đó, các cấp chính quyền, đơn vị liên quan đã có những hành động kịp thời, trực tiếp nắm bắt tình hình để có những biện pháp gỡ khó giúp người dân cùng vượt qua đại dịch Covid -19.
Bên cạnh đó, mô hình “Tổ giúp việc nhà cho các hộ cách ly cả nhà” để hỗ trợ những phần việc cụ thể trong gia đình như chăm sóc vật nuôi, cây trồng, dọn dẹp nhà cửa…nhằm giúp các chủ hộ yên tâm hơn trong khoảng thời gian cách ly tập trung hoặc điều trị bệnh. ND giúp nhau đã góp phần giải quyết những khó khăn trước mắt do dịch bệnh gây ra và làm nên bản sắc văn hóa tương thân, tương ái của ND Việt Nam nói chung, người dân Quảng Bình nói riêng trong suốt thời gian qua.

Phong trào “Giữ chặt vùng xanh” tránh xa dịch bệnh
Cùng nằm trong tình hình chung của cả nước, những ngày cuối tháng 8 và kéo dài đến đầu tháng 10 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19. Thời điểm ngày 4/10 vùng dịch vẫn đang được thiết lập tại Thị xã Ba Đồn do còn xuất hiện ca nhiễm mới.
Để giảm thiểu các ca nhiễm đảm bảo an toàn cho mỗi người dân trên địa bàn và công tác phòng dịch hiệu quả buộc chính quyền tỉnh đã có những biện pháp “rắn” như: Phong tỏa vùng dịch, hạn chế tối đa lưu lượng người và phương tiện ra vào, ở những vùng dịch phức tạp đòi hỏi phải lập chốt “nội bất xuất, ngoại bất nhập”… Trong tình thế đó, sự vào cuộc của mỗi người dân trong vấn đề hỗ trợ vùng cách ly, giữ an toàn “vùng xanh” tại khu dân cư cũng như tính tự giác trong phòng chống dịch hết sức cần thiết.
Các cấp Hội ND đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ hội viên, ND trong thời kỳ dịch bệnh như vận động kinh phí ủng hộ khu cách ly; quyên góp nông sản tiếp tế; hỗ trợ và thăm các chốt trực; So với thời điểm dịp cuối tháng 8 thì nay tình hình dịch đã có chiều hướng lắng xuống, vùng đỏ giờ chỉ còn lại thị xã Ba Đồn nên việc tham gia thành lập, duy trì Tổ Nhân dân tự quản “Giữ chặt vùng xanh” trên toàn tỉnh đã có 1.076 tổ với số thành viên là hội viên, ND tham gia 4.524 được ưu tiên hàng đầu nhằm ngăn chặn không để dịch bệnh có cơ hội bùng phát lại.
Sau khi phát động, phong trào bảo vệ “vùng xanh” đã nhận được sự đồng thuận rất lớn trong cả thống chính trị và nhân dân. Mọi người dân đều coi đây là trách nhiệm và quyền lợi của mình. Do đó nhiệm vụ tiếp tục huy động người dân đồng lòng, tự giác là một trong những giải pháp được xác định có vai trò tiên phong, quyết định thành công của phong trào. Hiện nay, mỗi tổ dân cư, mỗi làng, khối xóm, mỗi người dân là một pháo đài “tự quản” để tránh xa Covid.
Ông Bế Văn Mai ở Tổ dân phố Hữu Nghị (Thị trấn Nông trường Việt Trung) chia sẻ. “Tại huyện Bố Trạch dịch được khống chế nhanh cũng nhờ rất lớn vào tinh thần tự giác của bà con tuân thủ tốt mọi quy định phòng, chống dịch bệnh trên tinh thần “ai ở đâu ở yên đó”, rồi cách xử lý khi có các triệu chứng mắc Covid -19 và luôn thực hiện tốt thông điệp 5K. Và bây giờ người dân trong tổ rất có ý thức trong việc bảo vệ vùng xanh mình sinh sống để dịch không thể xâm nhập”.
Hiệu quả cao nhất mà mô hình này mang lại là nâng cao tính tự giác của người dân, phát huy sức mạnh toàn cộng đồng trong công cuộc chiến đấu với dịch bệnh bảo vệ sức khỏe và bình yên cho chính mình. Để tiếp tục mở rộng, giữ chắc các “vùng xanh” đòi hỏi mỗi người dân luôn phát huy tinh thần của quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiên cường, bất khuất và đoàn kết cao độ trong cuộc chiến chống giặc Covid -19.
Bùi Ánh
-
Nghệ An: Phong trào “Viên gạch nghĩa tình” được hưởng ứng mạnh mẽ
-
T.Ư Hội Nông dân Việt Nam bàn giao mô hình trồng sầu riêng theo GAP tại Bến Tre
-
Hội Nông dân tỉnh Hà Nam: Đẩy mạnh các phong trào thi đua thu hút hội viên nông dân
-
Trung ương Hội NDVN bàn giao vật tư hỗ trợ mô hình thâm canh chè VIETGAP
- Thái Nguyên: Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân
- Nghệ An: Trang bị kiến thức bảo vệ môi trường, sử dụng nước sạch cho nông dân
- Xây dựng Hội Nông dân thành phố Hà Nội ngày một vững mạnh
- TP. Hồ Chí Minh khai mạc phiên chợ nông sản lần I năm 2023
- Các trường thuộc T.Ư Hội Nông dân Việt Nam kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
- Lãnh đạo Hội NDVN đón tiếp, làm việc với Đoàn công tác Mặt trận Lào xây dựng đất nước
- Khai giảng lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng phát triển chi hội, tổ hội
-
Hiệu quả từ Dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị”(Tapchinongthonmoi.vn) Sau thời gian thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây Mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh thái (ĐDSH) và chức năng hệ sinh thái rừng” tại 2 xã vùng đệm Tam Hợp, Tam Quang (huyện Tương Dương – Nghệ An) do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Hội Nông dân huyện Tương Dương là đơn vị chủ trì đã góp phần tạo sinh kế cho người dân đồng bào dân thiểu số, là yếu tố rất quan trọng để giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
-
Bạc Liêu chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặnChiều ngày 6/12 tại tỉnh Bạc Liêu, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023 - 2024.
-
Thủ tướng: 5 đặc điểm nổi bật tạo tiềm năng, cơ hội, lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông HồngThủ tướng yêu cầu nội dung Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội rất nổi trội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng; đồng thời gợi ý nhiều định hướng vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cụ thể trong xây dựng Quy hoạch vùng, trong đó nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới.
-
Khi nông dân làm thầy giáo dạy cách làm giàu(Tapchinongthonmoi.vn) - Mô hình “Nông dân dạy nông dân” đang phát huy hiệu quả, tạo bước chuyển biến rõ nét ở khu vực kinh tế nông thôn. Những thầy giáo không “bằng cấp” này không có giáo án bài giảng mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế trong chăn nuôi, trồng trọt của mình để truyền đạt kiến thức cho các nông dân khác để cùng nhau vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế.
-
Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩmThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 6/12/2023 về việc ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.
-
Những điểm mới của Luật Căn cước(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024. So với Luật Căn cước công dân, Luật Căn cước có điểm gì mới? Tiến sĩ luật Trần Thị Thu Hà (giảng viên trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề này.
-
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
-
Hà Nội: Tăng phí tham quan nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sửPhí tham quan một lượt với mỗi khách đến Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là 70.000 đồng; Đền Ngọc Sơn 50.000 đồng; Di tích Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng; Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng.
-
Xử lý 14.589 vụ vi phạm pháp luật hải quan, thu nộp NSNN hơn 474 tỷ đồng11 tháng của năm 2023, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 14.589 vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan; trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 11.521 tỷ đồng; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước 474,258 tỷ đồng.
-
Tìm giải pháp để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc(Tapchinongthonmoi.vn) Ngày 6/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng SPS Việt Nam tổ chức hội nghị Hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) khi xuất khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc.
-
1 "Các bước phát triển của TH Group tại Kaluga là kinh nghiệm quý báu trong quan hệ hợp tác Nga - Việt"
-
2 Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
-
3 Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tốt nhất Việt Nam 2023: Bò sữa có cả thực đơn ăn kiêng, sắp sinh, sau sinh,…
-
4 Bộ trưởng Nông nghiệp Kaluga (Nga) thăm trang trại TH true MILK: "Chúng tôi nể phục và tiếp thu được nhiều bài học có giá trị"
-
5 Thanh Hóa: Xưởng chế biến dăm gỗ hoạt động không phép, nhiều sai phạm sao vẫn tồn tại