Ngân hàng Thế giới xúc tiến ký Thoả thuận chi trả giảm phát thải hỗ trợ Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp”
Đề án đã đạt những hiệu quả bước đầu tại các mô hình thực hiện thí điểm
Thông tin tại cuộc họp cho thấy, cùng với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang triển khai đúng tiến độ và mục tiêu Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng Xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”.
Khẳng định Đề án hướng theo phương pháp canh tác mới gắn với giảm phát thải khí nhà kính, phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiệu quả bước đầu tại mô hình thí điểm triển khai ở một số địa phương khi áp dụng Đề án cho thấy, chi phí về giống, vật tư nông nghiệp đầu vào đều giảm 30%; giá lúa và thu nhập của nông dân đều tăng lên, sản lượng lúa đều được các doanh nghiệp bao tiêu. Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết thêm, thông qua các mô hình khi triển khai thí điểm Đề án, nông dân đã tích cực tham gia vào các hợp tác xã tham gia Đề án.
“Mục đích chính của Đề án góp phần nâng cao giá trị bền vững của hạt gạo Việt Nam; tổ chức lại sản xuất và giúp người dân nâng cao thu nhập, đảm bảo về môi trường theo cam kết của Chính phủ về giảm phát thải khí nhà kính. Điều đáng mừng nhất là nâng cao được nhận thức của nông dân khi tham gia Đề án, qua đó chứng minh hiệu quả mà Đề án mang lại. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao đo, đếm được hệ số giảm phát thải khí nhà kính. Thông qua 6 mô hình triển khai ở các địa phương khác nhau trên diện tích 300ha đã được thu hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục triển khai ở vụ Đông Xuân và Hè Thu của năm sau để có cơ sở ban hành hệ số đo, đếm giảm phát thải khí Carbon trên cây lúa” - ông Trần Thanh Nam đánh giá.
Ngày 12/9/2024, Ban quản lý Quỹ Tài chính Carbon chuyển đổi (TCAF - thuộc Ngân hàng Thế giới) đã gửi thư quyết định xác nhận đề xuất (PIN) của Việt Nam để hỗ trợ thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng Xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Để chuẩn bị các bước triển khai hợp tác tiếp theo, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức một Đoàn công tác đến làm việc với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan từ ngày 23/9 đến 2/10/2024. Nội dung phê duyệt Đề xuất chương trình TCAF (PIN) của Việt Nam cụ thể là:
Quỹ Tài chính Carbon chuyển đổi (TCAF) phê duyệt tổng kinh phí là 33,3 triệu USD (số tiền này có thể tăng lên đến 40 triệu USD), sẽ được chi trả dựa trên kết quả và theo 2 giai đoạn. Cam kết tài trợ khoản kinh phí này của Quỹ TCAF sẽ có hiệu lực trong 12 tháng, và cuối giai đoạn này Ngân hàng Thế giới dự kiến sẽ phê duyệt tài trợ bằng việc ký Thoả thuận chi trả giảm phát thải (ERPA).
2 giai đoạn chi trả của Quỹ TCAF bao gồm:
Giai đoạn 1: Số tiền chi trả là 15 triệu USD (có thể tăng lên đến 18 triệu USD) theo Thoả thuận chi trả giảm phát thải (ERPA). Thời gian đàm phán về thoả thuận này với Quỹ TCAF dự kiến diễn ra vào tháng 5 năm 2025.
Giai đoạn 2: Số tiền chi trả là 18,3 triệu USD, có thể tăng lên đến 22 triệu USD, theo Thoả thuận mua bán giảm phát thải (MOPA), tuỳ thuộc vào khung pháp lý của Việt Nam và kết quả đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ TCAF về việc chuyển giao kết quả giảm phát thải được chuyển nhượng quốc tế (ITMO).
Ngoài ra, Quỹ TCAF sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trị giá 2 triệu USD (do Ngân hàng Thế giới trực tiếp quản lý) để thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực giúp thực hiện Điều 6 Thỏa thuận Paris, hệ thống MRV và các đề nghị khác của phía Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao sự hỗ trợ tích cực của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới và Quỹ TCAF đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam nói chung và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng trong việc hoàn thiện đề xuất (PIN), đã được Ban quản lý Quỹ TCAF phê duyệt vào ngày 12/9/2024 để giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất lúa chất lượng cao và giảm phát thải khí nhà kính.
Sự thành công của Đề án sẽ đưa Việt Nam trở thành nơi trình diễn toàn cầu về phương thức canh tác mới
Đại diện Đoàn công tác và Quỹ Tài chính Carbon chuyển đổi, ông Li Guo - chuyên gia cao cấp Ngân hàng Thế giới cho biết, chương trình hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao phát thải thấp gắn với tăng trưởng Xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” không chỉ hỗ trợ Việt Nam về mặt tài chính mà còn hỗ trợ cả về mặt kỹ thuật. Đề án khi thành công sẽ trở thành nơi trình diễn cho toàn cầu về phương thức canh tác mới này.
Ông Li Guo cho biết thêm, Ngân hàng Thế giới sẽ tập trung hỗ trợ về mặt pháp lý để các bộ, ngành liên quan có thể hiểu rõ hơn về các văn bản liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính mà 2 bên sẽ ký kết trong thời gian tới, trong đó bao gồm cả những văn bản pháp lý của Việt Nam cũng như ký kết Thỏa thuận chi trả giảm phát thải. Dịp này, Ngân hàng cũng hỗ trợ các đơn vị trong Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiểu ro hơn về các phương pháp thị trường Carbon cũng như những yếu tố liên quan đến chương trình về đo, đếm, tiêu chuẩn giảm phát thải khí nhà kính, qua đó phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ động điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu chương trình 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao, gắn với giảm phát thải.
Dự kiến trong chương trình làm việc, Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tài chính Carbon chuyển đổi sẽ có những hoạt động song phương với phía Việt Nam xung quanh những nội dung chính, như: Làm rõ hơn quyết định phê duyệt hợp tác với ta về quỹ TCAF;) Trao đổi thống nhất phương pháp thực hiện đo đạc, báo cáo và xác nhận (MRV) phát thải khí nhà kính từ sản xuất lúa để hình thành tín chỉ giảm phát thải carbon chuyển nhượng/trao đổi với Quỹ TCAF và sử dụng cho cam kết quốc gia NDC; Nâng cao năng lực thực hiện Điều 6 thỏa thuận Paris về mua bán/chuyển nhượng tín chỉ Carbon.
Tổ chức các cuộc hội thảo để trao đổi tăng cường nhận thức của các bộ, ngành liên quan về kinh nghiệm tiếp cận thị trường carbon, ký kết thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA), thỏa thuận chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (MOPA)/chuyển nhượng quốc tế kết quả giảm phát thải (ITMO). Thống nhất việc sử dụng các hỗ trợ kỹ thuật từ nguồn kinh phí bổ sung 2 triệu USD sẽ được cung cấp từ sau khi Quỹ TCAF xác nhận Đề xuất PIN cho đến 1 năm sau khi ký thỏa thuận (ERPA).
Đoàn công tác cũng sẽ tìm hiểu quy trình thủ tục trong nước về việc phê duyệt triển khai ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA). Làm rõ chức năng và nhiệm vụ của các bộ, ngành liên quan đến việc phê duyệt và triển khai hợp tác với Quỹ TCAF và trao đổi về các chính sách đặc thù hỗ trợ phê duyệt dự án vốn vay và hợp tác với Quỹ TCAF.
Cũng trong khuôn khổ chương trình làm việc kéo dài khoảng 10 ngày tại Việt Nam, Đoàn công tác sẽ có chuyến tham quan thực địa để xem xét khả năng áp dụng quy trình canh tác giảm phát thải (tưới ngập - khô xen kẽ), xác định nhu cầu cần đầu tư để áp dụng biện pháp canh tác giảm phát thải và các nội dung cần thiết khác để đẩy nhanh hợp tác với Quỹ TCAF.
-
Ngành nông nghiệp nỗ lực triển khai các giải pháp phục hồi sản xuất sau bão số 3 -
Thúc đẩy ứng dụng thiết bị máy bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp -
Sơn La: Quyết liệt, chủ động phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi -
Hội hỗ trợ, nông dân Trà Vinh hào hứng trồng dưa leo an toàn sinh học
- Các đơn vị, cá nhân ủng hộ gần 170 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất thủy sản và chăn nuôi
- 'Sẽ đề nghị Chính phủ có Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3'
- Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu
- Hưng Yên: Hàng trăm người dân mất tiền tỷ vì cây cảnh ngập lụt, lợn phải bán non
- Quảng Trị: Bốn huyện đã xuất hiện dịch bệnh lở mồm long móng ở trâu bò
- TP.HCM: Mô hình trồng lúa ST25 hữu cơ cho hiệu quả đầu tiên của huyện ngoại thành Bình Chánh
- Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ
-
Bắc Giang: Yên Dũng vững bước xây dựng nông thôn mới nâng caoTháng 10/2021, huyện Yên Dũng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới (NTM). Hiện Yên Dũng đang quyết tâm phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành các tiêu chí huyện NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, với phương châm làm đến đâu chắc đến đó.
-
Việt Nam là nhân tố không thể thiếu trong cộng đồng Pháp ngữNhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Paris (Pháp), sáng 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo.
-
Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộcTối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
-
Bạc Liêu: Tổ chức thành công Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, Hội Nông dân (HND) tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thi Cán bộ Hội giỏi lần thứ I - năm 2024. Đây là hoạt động hướng tới chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930- 14/10/2024).
-
Khánh Hòa: Thu hút hơn 50 gian hàng trưng bày sản phẩm, công nghệ số tiêu biểu tại Ngày hội công nghệ số năm 2024(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 4/10, tại TP. Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức ngày hội công nghệ số năm 2024. Ngày hội có quy mô hơn 50 gian hàng của cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp công nghệ số, ngân hàng trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa tham gia trưng bày các sản phẩm công nghệ số tiêu biểu. Qua đó, thu hút được đông đảo người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiếp cận công nghệ mới, dịch vụ công nghệ mới, góp phần vào thành công chung trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh
-
Ninh Thuận: Kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì đà tăng trưởng(Tapchinongthonmoi.vn) – Trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận tiếp tục phục hồi, phát triển ổn định theo kế hoạch (KH). Một số lĩnh vực chuyển biến tích cực như: các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp tăng khá; kinh tế nông nghiệp và nông thôn duy trì tăng trưởng ổn định, quy mô sản xuất nông nghiệp công nghệ cao vượt mục tiêu đề ra.
-
Tôn vinh những người "Gieo trí tuệ, gặt mùa vàng"Sáng 3/10/2024, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã trang trọng tổ chức Chương trình tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V và trao giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông" lần thứ X, năm 2024. Đây là một chương trình kéo dài suốt 6 tháng với nhiều vòng thẩm định nghiêm túc, khắt khe để chọn ra 56 gương mặt "Nhà khoa học của Nhà nông"; 24 tác giả đoạt giải cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật Nhà nông"
-
Không gian mua sắm sôi động tại nhà phố quảng trường đầu tiên tại Nghệ AnNhà phố quảng trường Central Plaza, Eco Central Park lấy cảm hứng thiết kế từ những căn nhà châu Âu cộng với ngôn ngữ kiến trúc Ecopark tạo nên một không gian mua sắm sôi động, hiện đại, kích thích nhu cầu tiêu dùng, gia tăng trải nghiệm của cư dân, khách tham quan, du lịch.
-
An Giang tăng cường liên kết đưa trái cây vươn ra thế giới(Tapchinongthonmoi.vn) – An Giang là tỉnh có thổ nhưỡng rất thích hợp cho phát triển cây ăn trái, do đó hoạt động liên kết, tiêu thụ trái cây được quan tâm, doanh nghiệp đầu tư, xúc tiến liên kết để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
-
Tây Ninh kêu gọi đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao(Tapchinongthonmoi.vn) - Tỉnh Tây Ninh đã và đang tập trung tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư vào vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
-
1 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
2 Công bố 56 “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ V năm 2024 -
3 "Nhà khoa học của nhà nông" cần mẫn gieo hạt, cùng nhà nông đón mùa vàng -
4 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thăm hỏi đồng bào, chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3 -
5 Vụ bứng cây tạo “cảnh trời Âu” ra khỏi rừng ở Quảng Trị: Đã rõ đơn vị chịu trách nhiệm!