Nhà máy phân bón Phú Sinh gặp sự cố gây ô nhiễm môi trường
Hơn 2 tháng nay, người dân xóm 5 xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu – Nghệ An) treo băng rôn, tập trung phản đối, yêu cầu di dời nhà máy vì lo ngại chất độc hại thải ra từ Nhà máy chế biến phân bón Phú Sinh đóng trên địa bàn.
Vào những ngày cuối tháng 01/2021, người dân bất ngờ phát hiện cột khói của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phú Sinh (phân bón Phú Sinh) thải ra bụi trắng kèm theo mùi khó chịu. Ít ngày sau đó, cây cối xung quanh Công ty này bỗng nhiên bị rụng lá, chết khô.
Không chỉ cây cối, nhiều bèo tây trên con kênh gần đó cũng bị chết, một phần diện tích lúa của người dân cách đó vài trăm mét cũng bị héo úa lá. Khi phát hiện sự việc, người dân nghi ngờ chất thải từ nhà máy này thải ra là rất độc hại, ảnh hưởng đến cây cối, nguồn nước nên đã treo băng rôn, tập trung làm đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương để có phương hướng xử lý và yêu cầu công ty dừng hoạt động.
Theo ông Hồ Huy Chiến- xóm trưởng xóm 5 cho biết: Chỉ mấy tháng sau khi công ty này đưa dây chuyền mới về sản xuất thì khói bụi từ nhà máy xả ra đã làm cây cối, hoa màu của người dân xung quanh héo khô rồi chết dần. Cả cái cây xoan đâu, bạch đàn lớn thế nằm sát bờ rào công ty này cũng chết khô luôn. Chúng tôi rất lo sợ vì chất thải độc hại này của công ty thải ra. Cây cối còn chết nữa là người. Về lâu dài, cuộc sống, sức khỏe của người dân chúng tôi không được đảm bảo”, Ông Chiến cho biết thêm, toàn bộ xóm 5 có 140 hộ gia đình với 620 khẩu, việc công ty Phú Sinh hoạt động không chỉ gây ô nhiễm mỗi riêng xóm 5 mà còn ảnh hưởng đến các xóm gồm xóm 3,4,5,6 với toàn bộ khoảng 700 hộ gia đình, gần 3.000 nhân khẩu.
Trước sự việc đó, ông Lê Xuân Thanh – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Mỹ cho biết: Hiện nay người dân không còn tập trung phản đối như trước nữa vì sau khi sự cố xảy ra thì nhà máy đã dừng hoạt động và chờ đoàn về kiểm tra. Sau khi nhận được phản ánh của người dân, xã cũng đã xuống, qua kiểm tra thì số lượng cây cối chỉ bị khô lá và sẽ hồi phục sau một thời gian. UBND xã đã đề xuất UBND huyện Quỳnh Lưu, Phòng Tài nguyên Môi trường thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, lấy mẫu phân tích tìm ra nguyên nhân và hướng xử lý theo quy định. Cơ quan chức năng sau đó đến lấy mẫu không khí, mẫu nước để thực hiện quan trắc. Kết quả cho thấy, các chỉ số trong giới hạn ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, người dân không đồng tình kết quả này vì các mẫu để thực hiện quan trắc được lấy sau khi xảy ra sự cố và khi nhà máy này đã dừng hoạt động gần nửa tháng.
Theo ông Cao Xuân Bình, Giám đốc nhà máy sản xuất phân bón Phú Sinh lí giải: Nguyên nhân dẫn đến sự cố về môi trường này là do nhà máy mới lắp dây chuyền mới nên kinh nghiệm vận hành chưa có và ngày 26/01/2021 kĩ thuật đi vắng nên điều công nhân đi làm hộ không nắm được nguyên lí hoạt động của dây chuyền nên đốt lò ở nhiệt độ quá cao dẫn đến phân bị đốt cháy biến thành bụi. Hơn nữa, bể lắng bụi ướt chứa nước do không kiểm tra nên không biết bể chứa bị cạn khô nước nên lượng bụi không được lắng mà theo gió bay ra ngoài. Nguyên nhân nữa là do công suất quạt cũng cao quá nên lượng bụi bị đẩy ra ngoài thêm nhiều. Theo đại diện Công ty thì nguyên nhân cây khô lá là do khi bụi phân bị thổi ra ngoài vừa mặn vừa nóng kèm theo gặp phải sương muối nữa cây trồng bị cháy xém lá bên ngoài, việc lá cây bị cháy sẽ không làm cây bị chết mà một thời gian sẽ bình phục lại.
Để khắc phục sự cố này, phía Công ty đã chủ động tạm dừng hoạt động sản xuất của nhà máy và chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền vào kiểm tra. Cùng với đó, Công ty cũng đã tiến hành kiểm đếm số diện tích và cây trồng bị ảnh hưởng để đền bù cho người dân. Hiện nay, tổng cộng có 9 hộ gia đình bị ảnh hưởng do sự cố này, các loại cây trồng bị ảnh hưởng chủ yếu là chuối, ngô, lúa, rau, bạch đàn. Công ty đã đề xuất 2 phương án đền bù cho người dân: Hoặc là đền bù trực tiếp theo thiệt hại hoặc sau khi thu hoạch nếu sản lượng bị giảm sút so với các năm trước thì sẽ đền bù thêm để giảm thiểu thiệt hại cho người dân do sự cố đáng tiếc này.
Theo tìm hiểu được biết, nhà máy sản xuất phân bón Phú Sinh đã hoạt động được 11 năm nay với công suất 10.000 tấn/ năm nhưng hiện nay sản xuất và đưa ra thị trường chỉ mới được 50% công suất. Mỗi năm chỉ sản xuất 2 vụ, vụ Hè Thu sản xuất từ tháng 4 đến tháng 6 còn vụ Đông Xuân hoạt động từ tháng 11 đến tháng 2.
Bùi Ánh
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộ -
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bão -
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nề -
Thống kê thiệt hại ở các tỉnh phía Bắc sau khi bão số 3 đi qua
- Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, cảnh báo có nơi mưa trên 400mm
- Bão Yagi vào Hà Nội: Ngổn ngang cây đổ, nhà tốc mái, cảnh báo ngập lụt trên diện rộng
- Bão số 3 giảm cấp gió khi vào đất liền, Bắc Bộ và Thanh Hoá đối mặt với mưa to
- Tâm bão số 3 đang ở cách tỉnh Quảng Ninh 450km
- Nghệ An hoãn các cuộc họp tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3
- Các địa phương tập trung cao cho công tác ứng phó với bão số 3
- Bão số 3 vẫn giữ nguyên cấp độ siêu bão, cách Quảng Ninh 620 km, gió giật cấp 16
-
Mưa lớn, Sơn La thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu, ách tắc giao thông cục bộDo ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ tối ngày 7/9 đến 8/9, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và ách tắc giao thông cục bộ.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính về nơi tâm bão số 3 đổ bộ, chỉ đạo khắc phục hậu quảChiều nay (8/9), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại, chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Quảng Ninh và Hải Phòng – nơi bão đổ bộ với sức gió mạnh nhất, gây nhiều thiệt hại nhất theo thống kê tới sáng 8/9.
-
Các tỉnh Bắc Bộ cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó với hoàn lưu bãoNgay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đi qua, các địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ đã có thống kê ban đầu, các số liệu cho thấy bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống. Các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống cho nhân dân.
-
Cách phòng chống bệnh dịch sau bãoTrong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…
-
Thiệt hại ban đầu do bão Yagi: 5 người chết, 13 người mất tích, cơ sở vật chất thiệt hại nặng nềTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 3 (bão Yagi) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và di chuyển theo hướng Tây gây mưa dông lớn ở khu vực Tây Bắc nước ta. Cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và tài sản, đặc biệt các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình…
-
Huyện Phước Long: Đa dạng kế hoạch trên mọi chỉ tiêu để hoàn thành xây dựng huyện NTM trong 2025(Tapchinongthonmoi.vn) - Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đang nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ kế hoạch đề án đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 bằng những kế hoạch, giải pháp cụ thể trên mọi chỉ tiêu.
-
Hội làm cầu nối giúp nông dân tiêu thụ nông sản(Tapchinongthonmoi.vn) - Trong những năm gần đây, vấn đề tiêu thụ nông sản của nông dân, đặc biệt là những hội viên nông dân của tỉnh Bến Tre gặp nhiều khó khăn khi không thể theo kịp xu hướng mới của thị trường. Đây cũng là nỗi trăn trở của nhiều hộ nông dân vì không nắm bắt được nhu cầu cũng như thay đổi về phương thức tiêu thụ trong giai đoạn “kỷ nguyên số”.
-
Cần Thơ mở rộng diện tích cây ăn trái để phục vụ xuất khẩuCần Thơ sẽ mở rộng diện tích vườn cây ăn trái theo hướng chuyên canh, tập trung để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu. Hiện nay diện tích cây ăn trái của thành phố đã vượt 25.000ha cùng nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao đang xuất khẩu vào các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác.
-
Đưa vào hoạt động Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A LướiNgày 6/9, UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.
-
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm nayKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Quảng Trị: Kiểm tra đột xuất trang trại nuôi lợn gây hôi thối tại huyện Cam Lộ