Vì sao du lịch Việt vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn?
Du lịch Việt những năm gần đây được đánh giá là điểm sáng của “bức tranh” kinh tế nước nhà. Sự tăng trưởng của ngành này đã tác động lan tỏa sâu rộng đến nhiều ngành, lĩnh vực khác, góp phần tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói giảm nghèo, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc…
Tuy nhiên, theo lãnh đạo ngành thừa nhận, nền “công nghiệp không khói” nước ta vẫn đang đối mặt với không ít tồn tại, khó khăn và sẽ còn phải “chỉnh trang” nhiều trên hành trình vươn mình thành ngành kinh tế mũi nhọn như mục tiêu của Chính phủ.
Du lịch Việt “chạy dài” theo “một thế giới khác”
Mặc dù chưa bao giờ du lịch Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao như trong ba năm 2017-2019, đóng góp 9,2% GDP, song Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng "du lịch vẫn chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và nhiều yếu kém, bất cập vẫn chưa được khắc phục."
Theo các chuyên gia trong ngành, giờ đây thế giới đã “là một thế giới khác.” Năm 2023, trong khi du lịch Thái Lan chiếm tới 23% GDP, Philippines 22,5%, thậm chí như du lịch Campuchia cũng chiếm tới 25,8% tổng GDP, thì với “đỉnh” 9,2% nêu trên, đóng góp của du lịch Việt Nam vào GDP vẫn thấp hơn mức bình quân thế giới - 10,3%.
Mục tiêu của Chính phủ xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng thực tế nhận thức của các cấp, ngành địa phương về nhiệm vụ này vẫn chưa đồng đều, dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, gây lãng phí; sự phối kết hợp liên ngành, liên vùng chưa đồng bộ, không thường xuyên và thiếu chặt chẽ…
Đặc biệt, theo Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Phạm Văn Thủy, công tác quản lý nhà nước còn chưa theo kịp thực tiễn, nhất là với các loại hình du lịch mới; quy trình xây dựng, sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan phát triển du lịch còn rườm rà; cơ chế phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực du lịch còn hạn chế; hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam dù đã phát triển đa dạng hơn nhưng chất lượng sản phẩm, dịch vụ chưa cao, chưa tạo dựng được thương hiệu đẳng cấp, khả năng cạnh tranh đột phá…
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietravel, ông Nguyễn Quốc Kỳ nhận định sau đại dịch, hiện các quốc gia đang cạnh tranh du lịch thông qua 4 hình thức: chính sách, xúc tiến, quảng bá-truyền thông và thế mạnh quốc gia.
“Đã đến lúc Việt Nam cần xem lại sức mạnh cạnh tranh trong chính sách với các nước trong khu vực, xem lại những bất cập của Luật Du lịch 2017, từ đó tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, ngành du lịch cũng cần đánh giá lại nguồn lực tài chính, chính sách và nhân lực,” lãnh đạo Vietravel nêu ý kiến.
Về những bất cập trong Luật mà đại diện Vietravel nói đến, lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia thừa nhận một số vướng mắc cần được tháo gỡ, như một số nội dung trong Luật chưa bao quát đầy đủ các loại hình lưu trú mới (bãi cắm trại du lịch, famstay, khách sạn bệnh viện, capsule hotel - buồng kén, mô hình kinh doanh dịch vụ căn hộ du lịch); chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn cho một số loại hình du lịch như du lịch trang trại, du lịch nông nghiệp, làng văn hóa du lịch; thành phần hồ sơ cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành còn khá đơn giản, mức tiền ký quỹ thấp, chưa bảo đảm cho quyền và lợi ích của khách du lịch nếu sự cố xảy ra.
Bên cạnh đó, Luật cũng chưa quy định quy chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn về du lịch với các cơ sở đào tạo trong việc xác minh tính pháp lý của văn bằng, chứng chỉ… Những điều này gây khó khăn trong thực tế triển khai công tác quản lý nhà nước về du lịch, chính sách thu hút đầu tư du lịch.
Các chính sách ưu đãi về phát triển du lịch còn ít, chậm triển khai, thời gian hỗ trợ ngắn, hiệu quả chưa cao. Quy định về đăng ký kinh doanh và quản lý dịch vụ qua các nền tảng trực tuyến Airbnb, Agoda, Booking.com… chưa rõ ràng và chưa đồng bộ với các quy định pháp luật…
Tháo gỡ “điểm nghẽn,” tạo sức bật cho du lịch Việt
Trong nỗ lực vươn mình, ngành du lịch đặt mục tiêu sẽ phục hồi hoàn toàn như trước dịch trong năm 2025; duy trì tốc độ tăng trưởng khách nội địa 8-9% mỗi năm, đóng góp trực tiếp 6-8% vào GDP, tạo 5,5 triệu việc làm trong đó có 1,8 triệu việc làm trực tiếp.
Đến năm 2030, du lịch đặt mục tiêu thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, đón 35 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa. Mục tiêu đóng góp GDP khi đó là 10-13% và tạo ra hơn 10 triệu việc làm, trong đó có 3,3 triệu việc làm trực tiếp.
Đối diện với các con số mục tiêu tăng trưởng, các chuyên gia đều đồng tình cho rằng chính những “điểm nghẽn” kể trên đã khiến du lịch Việt chưa thể tạo sức bật trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Theo đó, để tháo gỡ những hạn chế còn tồn tại, tạo động lực đưa du lịch phát triển nhanh, bền vững, các chuyên gia đề xuất cần tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư du lịch; thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về du lịch.
Đặc biệt, cần tăng cường hợp tác công-tư để huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch; điều chỉnh Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết dưới Luật cho phù hợp tình hình thực tiễn, tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho công tác quản lý nhà nước góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển…
Đại diện Sở Du lịch thành phố Hà Nội đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần sớm xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số ngành du lịch, xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu tập trung kết nối với hệ thống của các địa phương; xây định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động chuyển đổi số.
Toàn ngành cũng cần có chiến lược tổng thể về quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường quốc tế, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch hợp tác với một số đối tác truyền thông quốc tế lớn, uy tín để xây dựng chương trình tuyên truyền, quảng bá tổng thể du lịch Việt Nam trên các kênh truyền thông này; phối hợp với các thương hiệu quốc tế uy tín trong các lĩnh vực phục vụ hoạt động du lịch nhằm định vị thương hiệu du lịch Việt Nam theo hướng chất lượng cao, phục vụ nhóm đối tượng khách có chi tiêu cao…/.
Theo Vietnam Plus
-
Tăng mức xử phạt "để người tham gia giao thông an toàn, luôn nhớ nhà là nơi để về" -
Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện -
Bổ sung thêm 2 tuyến cao tốc vào quy hoạch mạng lưới đường bộ -
Ngày đầu áp dụng mức xử phạt vi phạm mới, nhiều tài xế hối hận vì vi phạm
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân
- Dự kiến cần 130.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách sau sắp xếp bộ máy
- Hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Sự thích ứng kịp thời với xu thế toàn cầu
- Phần mềm quản lý bán hàng mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện
- Quy định về việc tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
- Đạt gần 18 tỷ USD, xuất siêu nông lâm thủy sản lập kỷ lục
- Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho Lễ Kỷ niệm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
-
2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ TâyTrong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng theo tiêu chuẩn quốc tế
-
Người trồng mía ở Trà Vinh phấn khởi, doanh nghiệp lo không đủ nguyên liệuTại Trà Vinh, vụ mía năm nay đạt cả năng suất lẫn giá. Đây là vụ mía thứ 3 liên tiếp nông dân sản xuất có lãi. Đặc biệt, mía được thu hoạch ngay trước tết Nguyên đán nên bà con rất phấn khởi.
-
Tăng mức xử phạt "để người tham gia giao thông an toàn, luôn nhớ nhà là nơi để về"Với những quy định nghiêm khắc của pháp luật, với sự đồng tình ủng hộ của dư luận xã hội, người tham gia giao thông tạo dần cho mình các thói quen tốt để người tham gia giao thông an toàn, luôn nhớ nhà là nơi để về.
-
Thủ tướng chốt thời hạn và hướng tháo gỡ hàng loạt dự án lớn kéo dài tại TPHCMChiều 4/1, tại TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo về rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo 1568) đã làm việc với lãnh đạo Thành phố.
-
Bạc Liêu triển khai tích cực công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèoNgày 4/1, Đoàn cán bộ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu do ông Lữ Văn Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.
-
Đặc sắc Chương trình nghệ thuật "Lửa ấm cao nguyên"Tối 4/1, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Công an phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Người truyền lửa” với chủ đề “Lửa ấm cao nguyên”.
-
Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh HóaNgày 04/01/2025, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do bà Bùi Thị Thơm – Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và trao quà Tết cho hội viên nông dân nghèo ở xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
-
Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điệnThủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị các đơn vị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
-
Bổ sung thêm 2 tuyến cao tốc vào quy hoạch mạng lưới đường bộTheo Quyết định số 12, Chính phủ đã bổ sung 2 tuyến, điều chỉnh 11 tuyến/đoạn tuyến cao tốc, 3 tuyến quốc lộ... trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
-
Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế áp dụng năm 2025Ngày 1/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
-
1 Doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ góp phần giảm phát thải khí metan -
2 Tạp chí Nông thôn mới trao tặng quà “Chung tay vì người nghèo- không ai bị bỏ lại phía sau” tại Tuyên Quang -
3 Xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp ở Quảng Ngãi: Chưa thể xử lý vì còn "đợi" Luật Đất đai -
4 Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai tổng kết hoạt động và ký hợp tác hỗ trợ nông dân đưa nông sản lên sàn TMĐT Felix -
5 Phiên chợ giúp nông dân miền núi tiêu thụ nông sản