Những điều cần biết về quy định tình huống khẩn cấp về thiên tai
Công bố tình huống khẩn cấp do thiên tai tại Hà Giang
Tỉnh Hà Giang có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, nên mỗi mùa mưa lũ thường gánh chịu những thiệt hại không nhỏ về hạ tầng giao thông. Theo thống kê sơ bộ của Sở Giao thông Vận tải Hà Giang, từ ngày 5/5 - 17/7/2024 đối với tuyến Quốc lộ 4C: Sạt lở taluy dương 271 vị trí, taluy âm 18 vị trí. Tuyến Quốc lộ 34: Sạt lở taluy dương 132 vị trí, taluy âm 15 vị trí. Tuyến Quốc lộ 4: Sạt lở taluy dương 90 vị trí, taluy âm 9 vị trí. Tuyến đường Cột cờ Quốc gia Lũng Cú: Sạt lở taluy dương 26 vị trí, taluy âm 1 vị trí...
Cùng với đó, rất nhiều tuyến đường tỉnh, đường liên xã cũng xuất hiện hàng trăm điểm sạt lở, sụt lún, với khối lượng hàng trăm nghìn m3 đất, đá tràn xuống mặt đường, gây ách tắc giao thông cục bộ... Mưa lớn kéo dài đã gây ra lũ ống, lũ quét và sạt lở tại nhiều địa phương, khiến 19 ngôi nhà bị sập đổ, thiệt hại nhiều diện tích hoa màu, giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đất đá tràn ra đường.
Mưa lũ trong mấy tháng qua tại tỉnh Hà Giang đã gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, tình hình mưa lũ trong mấy tháng qua tại tỉnh Hà Giang đã gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trên một số tuyến quốc lộ như: Quốc lộ 4, Quốc lộ 4C và Quốc lộ 34 đã đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng của người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Ngoài ra, Cục Đường bộ Việt Nam đã rà soát, xác định cụ thể hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông thuộc hệ thống quốc lộ và ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả thiên tai gây ra.
Để ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ Giao thông Vận tải giao trách nhiệm cho Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải Hà Giang theo phạm vi, trách nhiệm quản lý triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai.
Trong đó, thực hiện rà soát, xác định cụ thể mức độ hư hỏng công trình đường bộ do tình huống thiên tai gây ra, giải pháp sửa chữa khắc phục và ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật.
Quy định tình huống khẩn cấp về thiên tai
Ngày 06/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị đinh số 66/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Một trong những nội dung quan trọng của Nghị định này quy định tình huống khẩn cấp về thiên tai là các tình huống thiên tai đã hoặc đang xảy ra đã gây ảnh hưởng hoặc có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, sức khỏe, nhà ở của nhiều người dân và các công trình đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai, công trình hạ tầng quan trọng đang sử dụng như sân bay, đường sắt, đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, bến cảng quốc gia, hệ thống lưới cao thế từ 66 kV trở lên, các khu di tích lịch sử cấp quốc gia, trường học, bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, trụ sở các cơ quan từ cấp huyện trở lên, các khu kinh tế, khu công nghiệp, cần tổ chức triển khai ngay các biện pháp ứng phó khẩn cấp để kịp thời ngăn chặn hậu quả và khắc phục nhanh hậu quả, được công bố bằng quyết định của người có thẩm quyền.
Vụ sạt lở đất, chôn vùi một xe khách khiến nhiều người chết tại Hà Giang tháng 7/2024
Nghị định nêu rõ thẩm quyền và trình tự công bố quyết định tình huống khẩn cấp và kết thúc tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Theo quy định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xảy ra trên địa bàn cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xảy ra đối với công trình, cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi quản lý. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tham mưu cho Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Các nguồn lực được huy động trong tình huống khẩn cấp
Trường hợp thiên tai nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng, vượt quá khả năng ứng phó, khắc phục hậu quả của bộ, ngành, địa phương, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành tình huống khẩn cấp về thiên tai.
Căn cứ diễn biến thiên tai hoặc kết quả khắc phục sự cố, cơ quan tham mưu trình người có thẩm quyền ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp thiên tai. Nghị định quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm huy động các nguồn lực để ứng phó với tình huống khẩn cấp. Các biện pháp chính gồm:
Huy động lực lượng, phương tiện và các nguồn lực để cứu hộ, cứu nạn; tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn; nhanh chóng sơ tán, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm; bố trí đảm bảo hậu cần cho nhân dân tại nơi sơ tán;
Tổ chức việc tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân; huy động các cơ sở khám chữa bệnh tham gia cứu chữa cho người bị nạn;
Cấp phát miễn phí lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu khác để giúp nhân dân xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, ổn định đời sống nhân dân trong quá trình ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
Huy động mọi nguồn lực (bao gồm cả nguồn lực từ Quỹ phòng, chống thiên tai) để xử lý khẩn cấp sự cố công trình phòng chống thiên tai, sự cố công trình xây dựng do thiên tai;
Các biện pháp cần thiết khác;
Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các bộ, ngành, địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ theo thẩm quyền.
-
Lừa đảo tân sinh viên trước thềm năm học mới: Chuyên gia cảnh báo gì? -
Chính phủ ban hành nghị định bãi bỏ 10 văn bản quy phạm pháp luật -
Triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ -
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Hà Nội: Cảnh giác với "chiêu" lừa đảo nhờ bác sỹ sắp xếp mổ sớm
- Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai
- Người vay không may qua đời: Số nợ có được xóa bỏ?
- Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Chỉ thị của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Từ ngày 1/9/2024, áp dụng quy định mới về số lượng cấp phó của các cơ quan, đơn vị
- Những điều cần biết về bệnh bạch hầu
-
Hướng dẫn vệ sinh chuồng nuôi, khôi phục chăn nuôi sau bão lũĐể giúp bà con nông dân trở lại công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm sau bão lũ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phổ biến, hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn và khôi phục, phát triển chăn nuôi. Do đó yêu cầu người chăn nuôi cần thực hiện những công việc sau để khôi phục đàn gia súc, gia cầm.
-
Thủ tướng: Sáu điểm tựa Việt Nam giúp vượt qua mọi khó khăn, gian nan, thử tháchVới sáu điểm tựa Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi đồng bào, đồng chí “làm việc bằng hai,” “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm” để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3.
-
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền sẽ chảy vào hay tiếp tục quan sát?Trong tuần giao dịch từ 9-13/9/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục có tuần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm từ vùng đỉnh 1.290 điểm ở nhịp hồi phục trước đó. Giá trị giao dịch bình quân một phiên tiếp tục sụt giảm về 12.964 tỷ đồng/phiên. Nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng, tuy nhiên giá trị bán ròng có chiều hướng thấp dần ở các phiên cuối tuần.
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão với 4 mục tiêu lớnSáng 15/9, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về khẩn trương khắc phục hậu quả bão Yagi, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.
-
Thống kê ban đầu: Bão số 3 gây thiệt hại hơn 31.000 tỷ đồngTheo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra hơn 31.596 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, cập nhật thống kê thiệt hại.
-
Mọi trẻ em đều phải được vui chơi, học tập và phát triển toàn diệnPhó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể, các bậc cha mẹ, thầy cô,… tiếp tục có nhiều hành động thiết thực hơn nữa, quan tâm, chăm lo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em dù ở lứa tuổi nào, cấp học nào, miền núi hay đồng bằng, biên giới hay biển đảo xa xôi đều được vui chơi, học tập và phát triển toàn diện, được sống trong tình yêu thương, môi trường sống an toàn, lành mạnh.
-
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để đảm bảo an toàn?Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
-
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triểnThủ tướng chỉ đạo quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật phải đảm bảo thể chế hóa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển.
-
Hà Nội: Sự cố vỡ bờ sông Ngũ Huyện Khê đã được khắc phụcDo mực nước sông dâng cao (trên báo động 3) đã làm vỡ một đoạn bờ hữu sông Ngũ Huyện Khê, trên địa bàn thôn Đình Tràng, xã Dục Tú (Đông Anh, TP. Hà Nội).
-
Đồng Nai có 694ha diện tích cây ăn trái được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu(Tapchinongthonmoi.vn) – Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 13 hợp tác xã (HTX) với tổng diện tích 694ha được cấp mã số vùng trồng đối với cây chuối, sầu riêng, chôm chôm, xoài để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Newzealand.
-
1 Chuyên gia “giải mật” cách chăm bón cây cà phê tại Tây Nguyên trong mùa mưa -
2 Vĩnh Phúc: Trình diễn pháo hoa và lễ hội tuyết dịp Quốc khánh 2/9 tại Tam Đảo -
3 Công an vào cuộc vụ "Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay" -
4 Người dân "ngậm trái đắng" vì hội thảo bán hàng, cơ quan chức năng địa phương không hay -
5 Hội Nông dân Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3