Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 2/2025
Trong tháng 2/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy văn; kinh doanh bảo hiểm; sửa quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; quy định mới về tổ chức và hoạt động của thanh tra Công an nhân dân; bãi bỏ một số quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện...
Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng
Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2024/NĐ-CP ngày 10/12/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.
Theo Nghị định, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn từ 1 tháng đến 12 tháng; tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm.
Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc hủy bỏ kết quả, sản phẩm, số liệu, bản tin, ấn phẩm có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc bổ sung hoặc lắp đặt trạm quan trắc, phương tiện đo khí tượng thủy văn; buộc tổ chức thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn…Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2025.
Vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm bị phạt tới 200 triệu đồng
Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.
Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, tổ chức, cá nhân bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm. Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tối đa là 100 triệu đồng, đối với tổ chức tối đa là 200 triệu đồng. Bên cạnh đó còn có hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Sửa quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Nghị định 159/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm; Kiểm lâm trung ương; Kiểm lâm cấp tỉnh; Kiểm lâm cấp huyện; công chức Kiểm lâm; Tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ...
Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ là tổ chức hành chính thuộc Cục Kiểm lâm đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do Trung ương quản lý; thuộc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do địa phương quản lý. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ có bộ phận giúp việc là Trạm Kiểm lâm...
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 2/2/2025.
Quy định mới về tổ chức và hoạt động của thanh tra Công an Nhân dân
Chính phủ ban hành Nghị định 164/2024/NĐ-CP ngày 25/12/2024 quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra Công an Nhân dân. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10/2/2025.
Về chức năng của cơ quan thanh tra Công an nhân dân, Nghị định 164/2024/NĐ-CP nêu rõ: Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra Công an nhân dân giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định cụ thể nội dung thanh tra: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này; Thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của Bộ Công an theo quy định của pháp luật.
Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra, báo cáo kết quả thẩm định và các văn bản giải trình, tham gia ý kiến (nếu có), người ra quyết định thanh tra chỉ đạo hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra, báo cáo, xin ý kiến Thủ trưởng Công an cùng cấp về dự thảo kết luận thanh tra.
Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng Công an cùng cấp, người ra quyết định thanh tra phải hoàn thiện và ban hành kết luận thanh tra.
Việc công khai kết luận thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 79 Luật Thanh tra. Đối với kết luận thanh tra có chứa đựng nội dung thuộc bí mật nhà nước thì người ra quyết định thanh tra trích sao theo quy định và thực hiện công khai đối với các nội dung không chứa đựng bí mật nhà nước.
Bãi bỏ một số quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
Chính phủ ban hành Nghị định số 173/2024/NĐ-CP bãi bỏ một phần Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và bãi bỏ Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP.
Tại Nghị định số 43/2009/NĐ-CP, Chính phủ bổ sung số thứ tự 19 (thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu) vào Mục A của Phụ lục I trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh (ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ).
Nghị định số 173/2024/NĐ-CP đã bãi bỏ toàn bộ Nghị định số 43/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP.Bên cạnh đó, Nghị định số 173/2024/NĐ-CP cũng bãi bỏ một phần Nghị định số 59/2006/NĐ-CP như sau:
Bãi bỏ điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 và Điều 6 (Điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh), Điều 7 (Điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện), Điều 8 (Kiểm tra điều kiện kinh doanh); bãi bỏ điểm 1, điểm 2, điểm 3, điểm 4, điểm 5, điểm 6, điểm 7, điểm 8, điểm 9, điểm 10, điểm 11, điểm 12, điểm 14, điểm 17 và điểm 18 tại Mục A về Hàng hóa và toàn bộ Mục B về Dịch vụ của Phụ lục I Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; bãi bỏ Phụ lục II Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và Phụ lục III Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.Nghị định số 173/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2025.
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
Chính phủ ban hành Nghị định số 9/2025/NĐ-CP ngày 10/1/2025 quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.Nghị định này quy định về chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, sản xuất muối hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Đối tượng hỗ trợ là cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (không bao gồm các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang) có hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, sản xuất muối (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Nghị định quy định trách nhiệm của các đối tượng thụ hưởng từ ngân sách nhà nước phải cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về thông tin, số liệu thiệt hại.Nghị định số 9/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/2/2025; thay thế Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Thiệt hại do thiên tai xảy ra từ ngày 1/9/2024 chưa được nhận hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP thì được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 9/2025/NĐ-CP.
Theo Vietnam+
- Cảnh giác lừa đảo mạo danh công an yêu cầu tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo
- Tăng thêm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế
- Điểm mới về chế độ thai sản đối với chồng khi vợ sinh con
- Vợ sinh con, chồng tham gia BHXH được hưởng chế độ thai sản
- Cần thiết xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
- Làm rõ một số khái niệm pháp lý trong dự thảo Luật Phòng chống mua, bán người (sửa đổi)
- Khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng tháo, gửi thiết bị giám sát hành trình tàu cá
-
Ngày Tết hãy cẩn thận với 6 loại thực phẩm âm thầm làm tăng cholesterolCác loại thực phẩm quen thuộc trong ngày Tết như thịt chế biến sẵn, thực phẩm chiên, đồ nướng và đồ ăn nhẹ đóng gói… đang âm thầm làm tăng mức cholesterol cơ thể bạn. Do đó hãy chú ý khi lựa chọn đồ ăn uống để đảm bảo sức khỏe dịp Tết.
-
Số vụ tai nạn giao thông giảm sau 7 ngày nghỉ TếtTính đến hết ngày 31/01/2025 (ngày mùng 3 Tết) tức qua 7 ngày nghỉ lễ, cả nước đã xảy ra 364 vụ tai nạn làm 170 thiệt mạng, 309 người bị thương, so với cùng kỳ năm ngoái, số vụ tai nạn giảm 207 vụ (39%), số người thiệt mạng giảm 103 người (khoảng 43%)
-
Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 2/2025Trong tháng 2/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy văn; kinh doanh bảo hiểm; sửa quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng...
-
Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.
-
Tận dụng tối đa tiềm năng để phát triển du lịch tại Cà Mau(Tapchinongthonmoi.vn) - Để đạt được những thành tích ấn tượng trong ngành Du lịch, tỉnh Cà Mau đã có nhiều phương án, kế hoạch để xây dựng, phát triển ngành Du lịch. Trong đó, xác định sản phẩm du lịch là then chốt để phát triển du lịch. Mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp là sản phẩm chính trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch của Cà Mau.
-
Tấm khiên cho nông sản Việt Nam(Tapchinongthonmoi.vn) - Hoạt động xuất nhập khẩu trên thế giới có nhiều biến động, khó đoán định. Cạnh tranh hàng hóa ngày càng gay gắt trong xu hướng hình thành cục diện đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc… đã tác động mạnh mẽ đến chuỗi giá trị hàng hóa Việt Nam. Sẽ thành công hơn nữa trong phát triển thị trường bền vững hay thất bại trên sân nhà?.
-
Khơi dậy khát vọng vươn lên, xây dựng người nông dân phát triển toàn diện(Tapchinongthonmoi.vn) - Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, Hội Nông dân (HND) tỉnh Thừa Thiên Huế đang quyết tâm lớn, với khí thế thi đua sôi nổi, đồng tâm hiệp lực xây dựng lực lượng nông dân mạnh về kinh tế, vững về chính trị, tư duy hiện đại, góp phần tạo dựng những thành tựu cùng dân tộc vươn mình vào kỷ nguyên mới.
-
Thị trường bất động sản 2025: Làm thế nào để tránh “những cơn nóng lạnh”Thị trường bất động sản đang có nhiều chuyển biến tích cực mặc dù tốc độ còn chậm. Tuy nhiên, thị trường phát triển bền vững phải giải quyết được 2 thách thức là cơ cấu phân khúc của thị trường và tình trạng đầu cơ đẩy giá.
-
Miền Bắc đón mưa phùn những ngày nghỉ cuối cùng của Tết Nguyên đán Ất TỵHai ngày cuối kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, miền Bắc hứng mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, đợt không khí lạnh tràn về sau đó sẽ chấm dứt hình thái thời tiết này.
-
Nhiều hoạt động thiết thực, trọng tâm giúp nông dân thoát nghèo(Tapchinongthonmoi.vn) - Năm 2024, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã bám sát các chỉ thị, nghị quyết, cơ chế, chính sách để tham mưu tuyên truyền vận động nông dân tổ chức nhiều hoạt động trọng tâm thiết thực. Năm 2025, Hội Nông dân Tây Ninh phấn đấu giúp nhiều nông dân thoát nghèo.
-
1 Hiện thực hoá hỗ trợ nông dân tiếp cận số hoá qua chương trình “Tặng 100.000 smarphone” tại các tỉnh phía Nam -
2 Cảnh sát giao thông tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm dịp cuối năm -
3 Hội Nông dân Việt Nam mang "quà Xuân" đến với các hộ nghèo ở Thanh Hóa -
4 Một số điểm mới về chính sách bảo hiểm y tế áp dụng năm 2025 -
5 2025 drone sẽ tỏa sáng trong chương trình Hòa nhạc ánh sáng tại hồ Tây