
Thời gian chỉ còn gần 3 tháng, Kiên Giang sẽ phải chạy nước rút mới hoàn thành được nhiệm vụ này. Đã đến lúc Kiên Giang phải làm mạnh mẽ, quyết liệt để ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá địa phương vi phạm khai thác (IUU) ở vùng biển nước ngoài.
Từ thực trạng trên nóng dưới lạnh
Tháng 11/2019 đoàn thanh tra EC đến kiểm tra thực tế công tác khắc phục tình trạng vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài của tỉnh Kiên Giang để có thể kiến nghị gỡ “thẻ vàng” và chỉ ra 6 nội dung tỉnh cần quan tâm khắc phục ngay. Sau đó, Kiên Giang đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch, đưa ra nhiều chỉ đạo, nêu cao quyết tâm nhưng kết quả chưa tích cực.

Theo kết luận thanh tra công vụ tháng 5/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang, các cơ quan chức năng và các địa phương đã buông lỏng quản lý, thậm chí có dấu hiệu sai phạm trong điều hành, chỉ khắc phục được 2 trong số 6 nội dung mà đoàn thanh tra EC khuyến nghị.
Trong đó Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thực hiện chưa nghiêm công tác xử lý vi phạm, không ra quyết định xử phạt cả trăm trường hợp vi phạm, nhiều trường hợp để kéo dài, chậm xử lý nên đã hết thời hiệu xử phạt, vẫn cho các tàu không đủ điều kiện như chưa gắn thiết bị hành trình, nằm trong danh sách IUU, hết hạn giấy phép khai thác thuỷ sản… xuất nhập bến. Chi cục thuỷ sản, UBND TP Rạch Giá, Châu Thành buông lỏng quản lý về đăng ký, đăng kiểm, lắp đặt thiết bị hành trình, buông lỏng việc xử phạt các tàu cá vi phạm…
Kết quả bước đầu
Ngày 13/7/2020 Tỉnh ủy Kiên Giang ban hành Nghị quyết số 34 về tăng cường các giải pháp quản lý ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân trong tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản trái pháp luật. Từ đó, UBND tỉnh và UBND các huyện thị và các sở ban ngành đã xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết để triển khai thực hiện.
Tính đến hết tháng 9 vừa qua, Kiên Giang có 9.888 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên, trong đó có 3.985 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 3.629 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên, đạt hơn 99% so với tổng số tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên của tỉnh thuộc diện phải lắp thiết bị.
Qua theo dõi hệ thống giám sát đã thực hiện 423 cuộc gọi với tàu cá vượt ranh giới trên biển và tất cả các tàu này đều quay về vùng biển Việt Nam. Các cơ quan chức năng đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá, qua đó đã phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp vi phạm. Kết hợp công tác tuần tra thực hiện phối hợp với các lực lượng chức năng biên phòng, Cảnh sát biển 4 kiểm soát tuyến biên giới trên biển trong phòng chống dịch bệnh.
Qua công tác triển khai, tuyên truyền nhiều chủ tàu cá, thuyền trưởng và ngư dân trong tỉnh thực hiện đầy đủ các điều kiện, thủ tục trước khi tàu cá xuất bến; ký cam kết không vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), thực hiện đăng ký, đăng kiểm tàu cá, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng của tỉnh, của Trung ương đứng chân trên địa bàn tỉnh, các huyện, thành phố tăng cường sự phối hợp quản lý, tuần tra, kiểm soát, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý vi phạm…
Kết quả đến nay cơ bản đã giảm thiểu được tình trạng tàu cá và ngư dân của tỉnh vi phạm IUU. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp tàu chưa thực hiện nghiêm việc khai thác hải sản trái phép. Ông Trương Văn Ngữ, Chủ tịch Hội nghề cá TP Rạch Giá cho rằng, cần làm rõ vai trò của thuyền trưởng và có biện pháp xử lý mạnh hơn nữa.
“Hiện nay theo chủ trương khi tàu vi phạm thì phạt chủ tàu, tịch thu tàu của chủ tàu, các vi phạm khác đều là chủ tàu, còn riêng thuyền trưởng là người trực tiếp vi phạm thì chỉ có chế tài bằng thuyền trưởng. Bằng thuyền trưởng hôm nay mất thì vài hôm lại tạo điều kiện mượn bằng của người khác vẫn tiếp tục đi khai thác được. Các ban ngành xem có giải pháp răn đe cho đúng mức đối với thuyền trưởng” – ông Trương Văn Ngữ nói.
Kiên Giang sẽ quyết liệt hơn nữa
Qua đánh giá những tồn tại, hạn chế trong suốt thời gian qua, UBND tỉnh Kiên Giang xác định mấu chốt là công tác quản lý nhà nước cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, một số cán bộ, cơ quan thiếu tinh thần trách nhiệm, gương mẫu. Vì vậy UBND tỉnh Kiên Giang đã luân chuyển lãnh đạo chi cục thuỷ sản, thành lập ngay đường dây nóng đến người lãnh đạo cao nhất để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; Khẩn trương thành lập Chi cục kiểm ngư để đảm bảo công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phối hợp tìm kiếm cứu nạn và chống khai thác IUU trong thời gian tới; đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành và địa phương.

Ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nêu quyết tâm: “Từ đây đến cuối năm cũng mong rằng hội nghề cá rồi hội thuỷ sản, doanh nghiệp và chủ tàu nên cố gắng chấp hành tốt chính sách pháp luật của đảng, nhà nước, đặc biệt là cố gắng làm sao không vi phạm khai thác đánh bắt vùng biển nước ngoài nữa. Đề nghị các cơ quan chức năng phải thực hiện nghiêm theo quy định pháp luật, vi phạm là phải xử lý đến nơi đến chốn”.
Ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, rà soát, đánh giá lại các kế hoạch phối hợp của các lực lượng, địa phương, Kiên Giang cho dừng ngay việc đóng mới và xử lý dứt điểm các trường hợp đã có văn bản chấp thuận, từng bước hạn chế cải hoán tàu cá để khai thác thuỷ sản nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản bền vững. Công an Tỉnh sẽ tập trung điều tra, củng cố hồ sơ, khởi tố, xử lý dứt điểm các đường dây môi giới, móc nối đưa tàu đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Đặc biệt Bộ đội biên phòng tiếp tục tiến hành điều tra, xác minh xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ và cá nhân có hành vi để tàu cá xuất bến mà không đảm bảo trang thiết bị giám sát hành trình.
Đại tá Nguyễn Văn Thống, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Kiên Giang cho biết: “Bộ đội biên phòng Kiên Giang tiếp tục tiến hành nắm chắc tình hình hoạt động của tàu thuyền ngư dân đánh bắt trên biển. Hai là tăng cường phối hợp các lực lượng như Hải quân, Cảnh sát biển, kiểm ngư để tăng cường kiểm soát tất cả phương tiện hoạt động trên biển. Mặt khác chúng tôi chỉ đạo quyết liệt các trạm kiểm soát biên phòng kiểm tra chặt chẽ tất cả phương tiện ra vào hoạt động trên biển, Những phương tiện nào đủ điều kiện thì chúng tôi tạo điều kiện tối đa để ngư dân đi làm ăn. Còn những phương tiện nào không đủ các thủ tục pháp lý thì chúng tôi cương quyết không cho ra biển”.
Cùng với những biện pháp trước mắt, về lâu dài, địa phương sẽ triển khai đề án phát triển nuôi biển theo hướng bền vững; thực hiện dự án điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang, sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác thuỷ sản để phát triển một cách bền vững./.
(Theo VOV)
-
Tham gia hợp tác xã, nông dân "nhàn hơn" và có thu nhập ổn định
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%
-
Thành lập Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam
- “Đôi bạn thâm tình” lúa vụ Xuân- phân Văn Điển mang lại mùa vàng cho nhà nông
- Diêm dân Bà Rịa - Vũng Tàu sống được nhờ muối được giá
- Doanh nghiệp thủy sản, chăn nuôi đồng loạt đề xuất giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Nghệ An: Ngành Chăn nuôi phát triển nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh
- Nghệ An: Có trên 15.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC
- Ngành Điều tìm cách giữ vững vị thế trên thị trường
- Phân bón Văn Điển - Giải pháp “phục sức” tuyệt vời cho cây có múi
-
Tham gia hợp tác xã, nông dân "nhàn hơn" và có thu nhập ổn địnhCùng với phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, trên địa bàn xã Phước Chỉ (Thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) đã thành lập nhiều hợp tác xã, quy tụ nhiều nông dân tham gia liên kết sản xuất với doanh nghiệp, bảo đảm đầu ra cho nông sản.
-
Nông dân tỉnh Long An chuẩn bị phương án bảo vệ vườn cây ăn trái trong mùa khôTỉnh Long An hiện có trên 28.000ha cây ăn trái, trong đó, có trên 22.000ha đang trong giai đoạn cho trái, chủ yếu là cây lâu năm, nhiều loại có khả năng chống chịu cao với khô hạn và nắng nóng. Song, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân không nên chủ quan mà cần thường xuyên chăm sóc vườn cây nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra trong mùa khô năm nay.
-
Nghệ An: 2.420 ngôi nhà tình nghĩa tại 6 huyện miền núi do lực lượng Công an hỗ trợ(Tapchinongthonmoi.vn) - Ngày 22/3/2023 tại xã Tam Hợp (Tương Dương, Nghệ An), Bộ Công an đã phối hợp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTQ tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ trao tặng nhà mẫu và kinh phí hỗ trợ xây nhà cho người nghèo, khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-
Đồng Nai: Đối thoại với nông dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệpNgày 23/3/2023, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức hội nghị gặp gỡ nông dân, Hội Nông dân, các nhà khoa học, quản lý… để cùng trao đổi định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất của nông dân trong tỉnh.
-
Bảo vệ nước, an toàn trước thiên tai: "Cảnh báo sớm để hành động sớm"Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng “cảnh báo sớm để hành động sớm, hành động kịp thời” là giải pháp quan trọng để giảm thiểu được nhiều rủi ro từ thiên tai.
-
Thanh niên xứ Lạng thành công với than sạch không khói(Tapchinongthonmoi.vn) Vừa kinh doanh phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo vệ môi trường… đó là mô hình sản xuất kinh doanh than sạch không khói của thanh niên Lý Văn Vương ở xã Tân Thành (huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn).
-
Ngành Nông nghiệp tỉnh Long An phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng từ 2-2,5%Kỳ vọng vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp năm 2023 tăng trưởng từ 2-2,5%, UBND tỉnh Long An vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.
-
Thông tin cảnh báo thiên tai cần chính xác, kịp thời đến từng người dânĐể ứng phó với thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan và khó đoán định cần có hệ thống cảnh báo sớm, thông tin kịp thời đến từng người dân.
-
Cà Mau: Thu hẹp khoảng cách số giữa nông thôn và thành thịÔng Nguyễn Văn Đen, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Cà Mau cho biết: Ứng dụng Chính quyền điện tử (CaMau-G) được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng và trên các phương điện truyền thông đại chúng. Đây là ứng dụng làm đại diện, tích hợp các ứng dụng nền tảng số, các dịch vụ thuộc Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng thuận tiện thông qua thiết bị di động, điện thoại thông minh.
-
Tạo đòn bẩy thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệpTham gia chương trình thỏa thuận tự nguyện thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được phương án tối ưu trong quá trình triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng, phù hợp với nhu cầu phát triển và điều kiện của doanh nghiệp.
-
1 Thực trạng giai cấp Nông dân Việt Nam hiện nay và một số vấn đề đặt ra
-
2 Phim Bão ngầm: "Chọn đạo diễn Đinh Thái Thụy vì đời tư không có scandal"
-
3 Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Nông dân Thế giới (WFO)
-
4 Nuôi lươn không bùn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Đô Lương
-
5 Vĩnh Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh